VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VẠN VẬT
VẤN ĐỀ 05: Những điều tôn giáo dạy về nguồn gốc vũ trụ và con người trong Thánh Kinh đều sai lạc và phản khoa học. Khoa học ngày nay đã khám phá ra nguồn gốc vũ trụ ngược hẳn với những điều ghi chép trong sách Thánh Kinh.
I. TRẢ LỜI
1.Ngày nay khi đọc 2 chương đầu của sách Sáng Thế Ký thuộc bộ Thánh Kinh Cựu Ước, nói về viện Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ ( St 1,1-31; 2,1-4) và tạo dựng con người ( St 2,4-25) nhiều người bất mãn, vì xem ra Thánh Kinh nói nhiều điều vô lý và phản khoa học. Chẳng hạn:
-Thiên Chúa thiêng liêng vô hình lấy đâu ra miệng lưỡi để nói ? Lấy tay đâu để nặn đât sét thành hình người rồi thổi hơi vào ? Không có xác thì sao lại phải nghỉ mệt ngày Thứ Bảy ?
-Trong ba ngày đầu tiên, khi chưa có mặt trời thì dựa vào đâu để xác định thời gian: “ Thế là hết một buổi chiều và một buổi sáng ?”
-Thiên Chúa lại làm những việc ngược đời, phản khoa học như: Dựng nên ánh sang trước khi sáng tạo nên mặt trời, vậy thì ánh sang ấy từ đâu phát ra ? Dựng nên cây cối trước khi dựng nên mặt trời, thì cây cối ấy làm sao sống được ? Thánh Kinh còn nói Thiên Chúa tạo dựng tất cả trong thời gian 6 ngày, đang khi khoa học khám phá ra vũ trụ được hính thành trong thời gian mấy tỷ năm !
Các vấn nạn sẽ chồng chất lên mãi nếu người ta cứ hiểu bản văn hoàn toàn theo nghĩa đen như trên…Vậy ý nghĩa đích thực mà tác giả Kinh Thaùnh muốn diễn tả trong mấy chương đầu sách Sáng Thế Ký như thế nào?
2.Thực ra, Thánh Kinh không vô lý và phản khoa học vì những lý do sau:
1)Trước hết, Thánh Kinh là sách dạy tôn giáo chứ không nhằm dạy khoa học cho lòai người. Khi viết hai chương đầu trong sách Sáng Thế Ký, tác giả Sách Thánh chỉ muốn ghi sâu vào tâm trí loài ngưới những chân lý Đức Tin như sau:
-Vũ trụ vạn vật không tự nhiên xuất hiện như có người lầm tưởng, nhưng đã do Thiên Chúa tạo thành từ hư không (St 1,1). Công việc Ngài làm rất tốt đẹp, và loài người có bổn phận phải nhận biết, tỏ lòng biết ơn bằng sự tôn thờ yêu mến và cầu xin Ngài (St 1,4.12.25.31; 2,3).
-Trong số các tạo vật của Thiên Chúa, loài người có giá trị nhất vì được tạo dựng cuối cùng, được Thiên Chúa trực tiếp thổi hơi phú ban cho có linh hồn thiêng liêng bất tử “giống hình ảnh Thiên Chúa” và còn được trao quyền cộng tác với Chúa để làm chủ vũ trụ nữa (St 1,26).
-Người nữ không phải là tôi tớ của người nam như quan niệm của dân ngoại thời bấy giờ, nhưng là bạn ngang hàng, có cùng một bản tính người ngang hàng với người nam. Tư tưởng này được diễn tả qua việc Thiên Chúa lấy xương sườn của A-đam làm thành E-và, rồi liên kết hai người thành vợ chồng cùng “một xương một thịt” (St 2,18-24).
-Để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, loài người phải dành trọn ngày cuối trong một tuần lễ để nghỉ các việc làm ăn thường lệ và dành thì giờ làm việc phụng thờ Ngài. Đó là ngày Thứ Bảy “Sa-bát” (St 2,2-3).
2)Những chân lý ấy vì được nói trước tiên với người Do Thái đương thời, là những người có trình độ văn minh thấp kém, nên tác giả Thánh Kinh đã phải dùng lối văn kể chuyện cụ thể dễ hiểu, phải sử dụng những kiểu nói bình dân, phù hợp với những điều mắt thấy tai nghe. Giả sử tác giả trình bày việc hình thành vũ trụ theo cách nói của các nhà khoa học ngày nay, thì chắc chắn sẽ làm rối trí khán giả cách vô ích, và khó lòng thuyết phục họ chấp nhận tin thờ Thiên Chúa. Ngày nay, dù đang sống giữa thời đại văn minh khoa học, thế mà trong câu chuyện thường ngày, người ta vẫn thường dùng kiểu nói như: “Mặt trời mọc ở phương Đông vào mỗi buổi sáng và lặn ở phương Tây vào mỗi buổi chiều. Bầu trời hôm nay thật trong xanh… Mà không thấy ai lên tiếng phê bình phản đối. Thế thì tại sao một số người lại dựa vào môt vài kiểu nói bình dân trong Thánh Kinh để cho rằng Thánh Kinh nói những điều vô lý và phản khoa học được ?
TÓM LẠI: Những điều tôn giáo dạy về nguồn gốc vũ trụ và con người trong Thánh Kinh không đối lập hay phản khoa học, vì Sách Thánh không nhằm dạy khoa học về nguồn gốc vũ trụ thiên nhiên, nhưng chỉ muốn trình bày những chân lý Đức Tin tôn giáo cho loài người. Tuy nhiên, vì được nói trước tiên với người xưa, nên tác giả Kinh Thaùnh đã phải sử dụng lối văn kể chuyện sao cho dễ hiểu, phù hợp với kiến thức và trình độ hiểu biết khoa học của người đương thời, để họ dễ dàng mở lòng đón nhận đức tin. Hồng y LIÉNART đã nói: “thực là sai lầm nếu có ai muốn đối chiếu trực tiếp Kinh Thaùnh và khoa học, vì họ đã không nhận ra rằng: Kinh Thaùnh và khoa học không đứng trên cùng một bình diện và không đồng một thể loại. Kinh Thaùnh theo đuổi một mục đích khác với mục đích của khoa học. Không khoa nào có thể phủ nhận khoa nào”.
II. TƯỜNG THUẬT CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO THEO SÁCH SÁNG THỂ (St 1,1-2,3):
Vì nhằm mục đích dạy loài người chân lý: “Thiên Chúa chính là Đấng Tạo Hóa và là Chúa tể của vũ trụ vạn vật”, nên tác giả Thánh Kinh đã trình bày công việc sáng tạo theo một thứ tự riêng, phù hợp với mục đích dạy đức tin. Tác giả đã chia công trình tạo dựng vũ trụ vạn vật thành 7 giai đoạn:
Đầu tiên là những vật vô tri bất động và tiếp đến là những vật có sự sống rồi những động vật có giác quan mà quan trọng nhất là loài người có linh hồn thiêng liêng bất tử. Cuối cùng tác giả kết luận: “Tất cả vạn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng” và lòai người được nhận làm nghĩa tử vì được dựng nên cuối cùng, giống như bà mẹ trước khi sinh con đã chuẩn bị sẵn nhà cửa và các đồ dùng quần áo cho con, Thiên Chúa cũng sáng tạo nên vũ trụ vạn vật trước khi dùng bụi đất làm ra lòai người. Lòai người phải dành ngày Thứ Bảy để thờ phượng và phục vụ Chúa giống như Ngài đã nêu gương.
Công trình sáng tạo của Thiên Chúa được tác giả Sách Thánh trinh bày theo thứ tự phân biệt và trang điểm như sau:
1)Ngày thứ Nhất Thiên Chúa dựng lên ánh sáng và phân biệt ánh sáng với bóng tối. Anh sáng được gọi là ngày và bóng tối được gọi là đêm (St 1,3-5).
2)Ngày thứ Hai Thiên Chúa dựng nên cái vòm giữa khối nước. Ngài phân biệt nước phía dưới vòm với nước phía trên làm thành bầu trời (St 1,6-8).
3)Ngày thứ Ba Thiên Chúa truyền cho nước phía dưới trời tụ lại, làm cho chỗ cạn nhô lên. Ngài gọi chỗ cạn là “đất” phân biệt với khối nước tụ lại gọi là “biển”. Ngài cho đất phát sinh thảo mộc hoa trái (St 1,9-13).
4)Ngày thứ Tư Thiên Chúa trang điểm cho ngày thứ Nhất: Ngài dựng nên hai vầng sáng giúp phân biệt ngày và năm tháng. Ngài gọi vầng sáng lớn là mặt trời chiếu sáng ban ngày và vầng sáng nhỏ là mặt trăng soi chiếu ban đêm. Ngài cũng dựng nên các vì tinh tú (St 1,14-19).
5)Ngày thứ Năm Thiên Chúa trang điểm cho ngày thứ Hai: Ngài dựng nên chim bay trên bầu trời và dựng nên cá dưới lòng biển (St 1,20-23).
6)Ngày thứ Sáu Thiên Chúa trang điểm cho ngày thứ Ba: Ngài dựng nên các loài thú vật và cuối cùng dựng nên lòai người để trao quyền làm chủ trái đất (St 1,24-31).
7)Ngày Thứ Bẩy Thiên Chúa nghỉ để nêu gương cho lòai người thánh hóa ngày này (St 2,1-3).
III. LỜI CẦU:
-Lời Chúa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia” (Tv 18).
-Lạy Thiên Chúa Cha từ bi nhân ái. Cha đã sáng tạo nên vũ trụ van vật “vì và cho” loai người chúng con. Xin cho chúng con nhận biết tình thương của Cha để không ngừng ngợi khen cảm tạ Cha. Xin cho chúng con biết cộng tác với Cha để làm chủ và kiện tòan thiên nhiên theo thánh ý Cha hầu mang lại cơm no áo ấm cho chúng con. Xin cho chúng con biết làm cho môi trường sống ngày thêm sạch đẹp, hầu làm sáng danh Cha và mang lại hạnh phúc muôn đời cho chúng con. AMEN.
LM ĐAN VINH
www.hiephoithanhmau.com