Có một biến chuyển sâu sắc về vai trò của người giáo dân trong giáo hội do đức Thánh cha Piô XI phát động ( TĐ Ubi Arcano – 1922 ) đó là phong trào Công giáo Tiến Hành . Mục đích của phong trào này là mời gọi giáo dân thuộc mọi giai tầng xã hội , mọi lứa tuổi tham gia sứ vụ tông đồ. Tuy nhiên sứ vụ ấy chỉ thực sự được công nhận cách bình đẳng qua Công đồng Vatican 2. Trước công đồng , sứ vụ ấy thuộc về hàng giáo phẩm, giáo dân chỉ được phép tham gia cộng tác. Giáo hội khi ấy được ví như một hình tam giác mà chóp đỉnh là đức giáo hòang, cạnh hai bên là hàng giáo sĩ, còn cạnh đáy là tòan thể giáo dân. Từ bao thế kỷ qua , giáo dân chỉ biết sống đạo một cách thụ động và cũng chính vì thế mà giáo hội bị thiệt thòi vô kể . Giờ đây công đồng Vatican 2 đã có một quan niệm khác về giáo hội, thay cho hình tam giác với đỉnh chóp là đức giáo hòang thì nay là hình tròn với tâm điểm là chính Thiên Chúa. Hiểu Thiên Chúa là chính tâm đỉểm của giáo hội là một thay đổi đáng kể trong nhận thức. Tuy nhiên , thay đổi ấy sẽ chẳng thể mang lại ơn ích chi cả nếu tâm đểm Thiên Chúa ấy không phải là của từng mỗi cá nhân . Nói cách khác Thiên Chúa là tâm điểm của hết mọi người, từ đức giáo hòang cho đến một em bé thơ cũng hệt như nhau. Quan điểm này nói rằng mới nhưng thật sự thì không mới bởi lẽ bản chất của Đạo Chúa vốn dĩ đã là vậy. Đức Kitô xuống thế để rao giảng về Đấng Cha nội tại “ Chỉ có một Thân Thể, một Thánh Linh, cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một đức tin, một phép rửa , một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người. Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” Eph 4, 4 – 6 )
Một khi Thiên Chúa đã nội tại thì hệ quả tất nhiên đưa đến là cũng chỉ có một Thân Thể tức Thân Mầu Nhiệm với Đức Giêsu Kitô là đầu còn tòan thể tín hữu chúng ta không phân biệt giáo sĩ giáo dân , tất cả đều có chung một ơn gọi là làm tông đồ cho Chúa. “ Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Chúa Kitô là đầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ vì phép Rửa Tội tháp nhập họ vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Phép Thêm Sức làm cho họ thêm mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Họ được Thánh hiến vào chức vụ tư tế , vương giả và dân tộc Thánh ( 1Pr 2, 4 – 10.) hầu trong mọi việc họ dâng những lẽ vật linh thiêng và làm chứng cho Chúa Kitô ở mọi nơi trên hòan cầu. Đàng khác, đức ái như là linh hồn của tất cả mọi công việc tông đồ được chuyển thông và nuôi dưỡng nhờ các Bí Tích, nhất là Bí TíchThánh Thể” ( TB c. 119 chg 10 – Trích lời ĐGH Piô XI ). Làm chứng cho Chúa, đó là bổn phận của người tông đồ “ Các ngươi sẽ làm chứng nhân về mọi việc đó” Lc 21, 48 ) .Thế nhưng để có thể làm chứng thì trước hết cần phải có quyết tâm theo Chúa.
I/ – Làm Tông đồ tức là đi theo Chúa.
Làm tông đồ là một ơn gọi cao quý, chẳng phải ai muốn cũng được. Có người được Chúa chữa cho khỏi quỷ ám muốn theo , nhưng Ngài bảo “ Hãy trở về nhà ngươi, thuật lại việc lớn dường ấy mà ĐCT đã làm cho ngươi” Lc 8, 38. Mặt khác, làm tông đồ là phải dứt khóat, không được phép chần chừ lưỡng lự. Có kẻ được Chúa mời nhưng xin cho về chôn cất cha mình. Chúa bảo hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn ngươi hãy đi rao giảng Nước TC. Lại có kẻ khác nói sẽ theo , nhưng xin về để từ giã người nhà trước đã, Chúa nói không ai đã tra tay cầm cày còn ngó lại đàng sau mà lại xứng với Nuớc Trời” Lc 9, 57 – 62 )
Làm tông đồ là một ơn gọi, nhưng cái khó ở chỗ là ta không làm sao để biết đựoc mình có ơn gọi hay không ? Có không ít linh mục đã ở trong chức vụ mình hàng mấy muơi năm, khi đã toan về già lại xuất tu lấy vợ, đẻ con, vậy thử hỏi vị ấy có ơn gọi hay không ? Một người đã là ủy viên các cấp lâu năm chỉ vì những lý do bất mãn không đâu lại ngang nhiên rời bỏ đòan thể, vậy người đó có ơn gọi Legio hay không ? Như vậy ơn gọi tông đồ là để đi theo Chúa , nhưng việc theo Chúa ấy không thể chỉ diễn ra có một lần mà phải thể hiện hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời . Trên bước đường theo Chúa ấy , chắc chắn không khỏi có những sai lầm, vấp phạm. Lần kia mẹ của Giacobê và Gioan dẫn đến gặp Chúa để “ Xin truyền cho hai con trai tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài” Mt 20, 21. ) Hoặc như Phêrô vì không hiểu muốn can gián , bị Chúa đuổi “Ớ Satan hãy lui khỏi mặt Ta, vì tâm ý ngươi chẳng theo Thánh Ý TC mà theo ý lòai người” Mc 8, 33. ) Sai lầm, vấp phạm có khi còn chối Chúa tới ba lần như Phêrô( Mc 14, 14 ) nhưng tất cả những vấp ngã ấy chẳng những không trở ngại mà còn khiến cho việc theo càng tỏ rõ sự quyết tâm hơn miễn là có lòng tin cậy trông vào lượng nhân từ của Chúa. Cái tội dẫn đến chỗ Giuda phải thắt cổ chết không phải vì đã phản bội nhưng vì đã không tin rằng Chúa có thể tha thứ. Vẫn dốc lòng theo Chúa, dù cho là mình còn có quá nhiều sai phạm, đây chính là biểu chứng về ơn gọi tông đồ.
II/ – Theo Chúa thì phải bỏ mình.
Chúa dạy “ Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày màtheo” Mt 16, 24 ) Làm tông đồ tức là đi theo Chúa nhưng nếu hiểu theo Chúa có nghĩa là phải từ bỏ gia đình quê huơng xứ sở thân tộc để đi đến một xứ sở vô định như tổ phụ Abraham khi xưa. Hoặc như các Thánh phải ẩn tu trong rừng trên núi, nơi các tu viện, dòng kín thì đó không hẳn là như vậy. Phải bỏ mình thì mới có thể theo Chúa , không bỏ mình mà muốn theo thì không thể được. Tuy nhiên cần phải hiểu bỏ mình tức là bỏ “ CáiTôi” đi. Nếu cứ bỏ “ Cái Tôi” thì có thể theo Chúa thì bất kể giáo sĩ, giáo dân ai cũng làm được và nhất định phải làm. Là giáo sĩ mà không bỏ được “ Cái Tôi” thì không thể xứng là tông đồ. Là ủy viên mà vẫn cứ khư khư ôm chặt cái tôi , cho mình là số một, là không thể thay thế cũng chẳng xứng là tông đồ. Thế nào là bỏ đi “ Cái Tôi” ? Con người do nơi hậu quả của nguyên tội thế nên không ai là không chấp cho xác thân này là mình, luôn nghĩ cách để bồi dưỡng cho nó được ăn uống ngon lành đủ đầy, được có nhà cao cửa rộng, được có danh tiếng, chức quyền v.v.. Đến phiên họp hàng tuần,thấy trong người hơi mệt bèn nhấc đt báo anh(chị) trưởng xin kiếu mặc dù mình là thư ký mà nghỉ thì trưởng…mệt lắm .Hội viên Legio là tông đồ mà đã là tông đồ thì phải có sự hy sinh . Không có sự hy sinh bỏ đi chút lợi dưỡng xác thân , tức chưa nhận ra tính chất trọng đại của việc tông đồ là việc cứu lấy phần linh hồn mình và cả tha nhân nữa.. Bỏ mình là bỏ đi cái sự sung sướng khóai lạc xác thân, tuy khó nhưng không khó bằng bỏ “ Cái Tôi ý riêng . Ý riêng là cái tôi cực kỳ tinh vi, nó luôn ẩn nấp bên trong những hành vi tưởng chừng là nhiệt thành , là vâng phục, là mến Chúa, là yêu người. Để bỏ được ý riêng thì cách hiệu quả và dễ dàng nhất đối với người Legio chúng ta là luôn tuân thủ một cách triệt để bốn phận vụ mà HV buộc phải đọc trong các phiên họp hàng tuần đầu tháng .
III/ – Theo Chúa để tìm gặp Chúa.
Thông thường người ta vẫn hiểu Tông đồ là những người làm việc của Chúa, nhưng như vậy là lầm. Việc tông đồ hòan tòan không giống như việc thế gian. Đức ông Đinh đức Đạo nói “ Cốt tủy của cuộc đời tông đồ không hệ tại ở chỗ mình có thể làm tốt , làm đẹp cho thế giới nhưng là dụng cụ để Thiên Chúa có thể chúc phúc cho nhân lọai” ( Linh đạo tu sĩ – gp Xuân Lộc ) người tông đồ đích thực phải làm sao để nên như dụng cụ của Thiên Chúa hầu cho Ngài có thể chúc phúc cho nhân lọai. Là dụng cụ thì có chi để mà kiêu hãnh về những việc mình làm . Mà đã không kiêu thì cũng chẳng có chi buồn lòng nản chí về những thất bại đương nhiên phải có của đời họat động. Bao lâu còn nản chí tức còn thấy ..có mình mà còn thấy có mình thì không bao giờ có thể gặp được Chúa. Giữa Thiên Chúa và “ Cái Tôi” không thể cùng tồn tại. Có “ Tôi” thì không có Chúa mà có Chúa thì thì không thể còn “ Tôi”. Hiểu như vậy thì tòan bộ việc tông đồ là phải làm sao dẹp bỏ được “ Cái Tôi” để cho Chúa thể hiện. Chúa thể hiện thông qua việc tông đồ Legio bằng sự cầu nguyện, do đó ngay trong việc cầu nguyện , chúng ta cũng không được cầu theo bất cứ ý chỉ nào khác mà phải dâng hết để Đức Mẹ tòan quyền sử dụng cho công cuộc của Ngài. Công cuộc ấy không nhắm đến mục đích nào khác ngòai ra để sáng Danh Chúa , thực thi Thánh Ý Ngài. Thi hành Thánh Ý Chúa cũng là một với việc tìm kiếm Thiên Chúa bởi lẽ mặc dù chúng ta không biết Chúa là Đấng nào , ở đâu(Ga 1, 18 ) nhưng qua việc tông đồ mà ta có thể thi hành Thánh Ý Ngài. Chính là Thánh Ý Chúa thể hiện qua việc làm của ta mà thiên hạ được chúc phúc. Được sai đi làm công tác thăm viếng tức là ta thực thi Thánh Ý đến gặp gỡ người này, người kia, đem Tình Yêu Thiên Chúa đến cho họ. Một cách sâu xa hơn đối với quan điểm Legio = Tông đồ không những chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa mà còn phải trở nên như những Kitô Trung Gian để chotha nhân gặp được Thiên Chúa Đấng ở nơi mình. Do nơi cách hiểu như thế mà ta mới có thể nhận ra tính chất thăm viếng của Legio, đó không phải là của con người đi thăm con người nhưng chính là Đức Maria đi thăm Chúa “ Việc làm của Legio phải thiết thực và tích cực trong tin h thần đức tin để kết hợp với Đức Mẹ , làm cách sao để con người của Chúa Kitô lại được Đức Maria Mẹ Chúa viếng thăm , săn sóc qua người mà ta đang giúp đỡ”
Chẳng phải Đức Maria là Mẹ của các tông đồ hay sao. Nhưng nếu Ngài là Mẹ ta thì có tư tưởng , lời nói việc làm nào mà không phải việc tông đồ ?
Phùng Văn Hóa