Ngày từ thế kỷ đầu của Kitô giáo, người ta đã tranh luận rất nhiều về đề tài hôm nay: CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, vì ngay trong Tin Mừng ( Mt 3, 13-17), chúng ta thấy sự ngạc nhiên đến lúng túng của Gioan Tẩy Giả, vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế, khi Chúa Giêsu đề nghị Gioan làm phép rửa cho Người. ( Mt 3, 13). Nguyên văn Tin Mừng như sau: “ Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để XIN ông làm phép rửa cho mình”.
Chúng ta biết, phép rửa của Gioan là nghi thức mang tính sám hối. ( Mt, 3, 11a), nhưng chính Chúa Giêsu là Người mà Gioan đã nói ở câu ( c11 b). Vì thế, khi được Chúa Giêsu đề nghị làm phép rửa, Ông Gioan đã bối rối : “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !” ( c 14). Nhưng Chúa Giêsu trả lời : “Bây giờ thì cứ như thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy là để giữ trọn đức công chính.” ( let it be so for now) . Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người. ( c 15).
Theo đó, chúng ta thấy phần thứ hai của Đoạn Tin MỪNG HÔM NAY, mới thật quan trọng.
Tại sao ông Gio-an thắc mắc không dám làm phép rửa cho Chúa Giêsu ? Rõ ràng, ông biết rằng phép rửa do tay ông làm chỉ bằng nước, còn chính Chúa Giêsu “XIN “ông làm phép rửa cho mình, là Người c1o quyền làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa. Hơn thế nữa, phép rửa là dành cho tội nhân, còn Chúa Giêsu là Đấng Kitô, thì không thế nào chịu phép rửa được. Đến đây, chúng ta nhớ lại Đoạn Tin Mừng Tiệc Ly vào chiều thứ Năm Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, khi đến lượt Phê-rô, thì ông lên tiếng rằng: “ Sao Thầy lại rửa chân cho con ?” ( Ga 13, 6). Cũng giống như ý của câu : “Sao Ngài xin tôi làm phép rửa” ( c 14). Chúng ta thấy, có một điểm cần lưu ý để hiểu đoạn Tin Mừng hôm nay là: Chúa Giêsu chưa từng rửa tội cho ai, Người chưa từng làm phép rửa cho bất cứ người nào như ông Gio-an đã làm. Tại sao như vậy ? Thưa vì , Người làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa, như lời Gio-an nói, chứ Người không làm phép rửa cho một cá nhân nào. Nhưng dấu chỉ và hành động “XIN “Gio-an làm phép rửa hôm nay của Chúa Giêsu có bốn (04 ) ý nghĩa chính như sa :
– Một : thể hiện sự chu toàn ý định của Chúa Cha, tỏ rõ phần Nhân Tính của Người, qua sự vâng phục Sứ mạng Thiên Sai của Người.
– Hai : Thiết lập Phép Rửa Tội ,( một trong bảy phép Bí Tích chính Người thiết lập). Qua dịp nầy Người thánh hóa phép rửa của Gio-an, để từ đây, phép rửa là một dấu chỉ ban ơn Cứu Độ và những người được thực thi cũng là những ai được nhận lãnh.
– Ba : Phép rửa Người chịu hôm nay bởi tay Gio-an cũng là một Lễ Hiện Xuống nhỏ ( Little Pentecost).
– Bốn : một yếu tố để Gio-an Tẩy Giả gọi Đấng Cứu Thế là : Chiên Thiên Chúa ( The Lam of God). Điều nầy cũng xác tín Gio-an Tẩy Gỉa đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu.“Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian “ ( Ga, 1, 29 .36)
Qua diễn biến ( sự kiện xảy ra) ở câu 16 -17, chúng ta thấy một hiện tượng siêu nhiên, huyền nhiệm, nói lên và xác tín vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi. “ Đây là Con yêu dấu của Ta , Ta hài lòng về Người” ( C 17). Cốt lõi của vấn đề là ở đây , vì sao ? Thưa, vì chính lúc ấy là lúc MINH ĐỊNH Người là Đức Kitô của Thiên Chúa. Tuy lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là bậc lễ kính, nhưng sự kiện nầy nói lên mầu nhiệm giáo lý sâu sắc nhất về vai trò, sứ vụ KITÔ của Người. Chúng ta xem Bài đọc I, ( Is 42, 1- 4 . 6-7 ) hôm nay, sẽ thấy rõ điều đó, Chân Dung của Vị Cứu Thế Kitô được diễn tả và gói gọn trong đó, một mẫu gương cho nhân thế soi chung. Mẫu gương đáng tôn thờ duy nhất ở vị trí Hữu Hình của Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô. Và như vậy, Lời của Người được gọi là Lời Hằng Sống.
Để tạm kết bài chi sẽ nầy, xin mượn lời Thánh Phê-rô trong bài đọc II ( Cv 10, 34-38) hôm nay.
“ Đức Giêsu xuất Thân từ Na-za-ret, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu và tấn phong Người.”
Vậy hình ảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gio-an Tẩy Gỉa hôm nay, là một biến cố “XỨC DẦU ,TẤN PHONG từ Thiên Chúa đối với Người “.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa bởi tay Gio-an là để chu toàn sứ mạng Thiên Sai của Chúa, vì tầng Trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống, chính là lúc Người được Tấn Phong KITÔ. Xin ban cho nhân loại biết nhận ra chân lý tình yêu từ Chúa là nguồn công lý duy nhất mà thực thi./. Amen
12/01/2013
P.Trần Đình Phan Tiến (Bước Theo )