Vâng , thưa quý vị, ĐẤNG TỰ HẠ duy nhất là ai ? Chắc chắn không có ngưới Kitô hữu nào không biết. Thưa, Đấng ấy , chính là Chúa Giêsu- Kitô. Vâng, có thể nói là : “duy nhất”, bởi vì không một Đấng nào “từ trời xuống thế ”. Mà “từ trời” xuống thế là một sự “ tự hạ” thẳm sâu, vượt trên các tầng trời, vượt trên mọi sự tự hạ, mọi người tự hạ.
Nói một cách khác, “tự hạ” là phương pháp “tu”, nếu ai đó muốn “tu “ mà không “tự hạ”, chắc chắn sẽ không tu được. Vì , không có một “kẻ mạnh” nào trên thế gian vượt trên sự “ tự hạ” được. Sự hạ mình, hay tự hạ không phải là một hình thức hèn kém, mà là “sức mạnh “ nội tâm. Ai tự hạ càng sâu, thì sức bật càng lớn. Vì, “ Các con đừng sợ những kẻ chỉ hại được thân xác, mà hãy sợ Đấng có thể ném cả xác và hồn vào lửa không hề tắt…” (Mt 10 , 28)
Người ta kể rằng : “ Có lần Đức Phật ngồi thiền tu tịnh nhiều ngày, thì có một kẻ đến chọc phá, trêu ghẹo ngài , nhưng ngài vẫn thinh lặng, đến khi ngài mở mắt ra, thì người nầy hỏi. : ” Ông bị điếc hay sao ? Tại sao tôi chửi ông ba ngày, ba đêm mà ông không lên tiếng. Bấy giờ, Đức Phật mới trả lời. Nếu có một người bưng cho ông một thúng vàng, nhưng ông không lấy, thì người ấy làm gì? Người kia trả lời : Thì tôi bê về chứ làm gì, ngu hay sao mà bỏ vàng. Lúc bấy giờ Đức Phật mới nói tiếp : “ Vậy thì tôi coi những lời ông nhục mạ tôi ba ngày qua là những thúng vàng ông mang đến cho tôi, nhưng tôi không lấy, thì ông mang về nhà mà tiêu xài đi”.
Lúc đó, người lỗ mãng kia như bị một gáo nước lạnh giội vào mặt, bừng tỉnh ra một “ chân lý” cao siêu, liền xin lỗi Đức Phật và xin làm đệ tử Đức Phật, chính người nầy sau đó tự ghi chép lại câu chuyện trên.
Kính thưa quý vị. sự khiêm hạ dẫn đưa con người vào sự sống và sống dồi dào. Đức Phật là một thụ tạo , nhưng ngộ ra một chân lý tuyệt vời để cảm hóa nhân sinh, huống chi, Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Người đã mang đến cho nhân loại từ Thiên Chúa một kho tàng chân lý cao siêu trọn vẹn là chính Người một ” Ngôi Lời ” tự hạ .Để Lời Chúa hôm nay ( Lc 14, 1. 7- 14) cho chúng ta một bài học về sự “khiêm hạ”.
Vâng, phát xuất từ sự “ phân biệt” là dân riêng của Thiên Chúa, những biệt phái và phariasieu thường mang dáng dấp ”cao ngạo”, điều gì họ cũng muốn chiếm chỗ nhất, cho mình là nhất, vì vậy, họ thường dành chỗ nhất trong các hội đường, hay đình đám, còn Chúa Giêsu thì không. Dù là Đấng Thiên Sai, nhưng , Chúa Giêsu không chiếm chỗ nhất trong các hội đường hay đình đám. Nhân bối cảnh Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một bài học rất quý giá về sự khiềm hạ.
Vâng, thưa quý vị , Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay ( Lc 14 , 1. 7 -14) Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta đến sự khiêm hạ đó. Sự tranh giành ngồi vào chổ nhất là một sự khôn ngoan của trần thế. Sự khiêm hạ ngồi vào chổ cuối là sự khôn ngoan của Nước Trời. Vì thế ,c hung ta thấy , sự khôn ngoan của trần thế làm cho họ bị xem thường. Vì, sự tranh giành sẽ dẫn đến bị diệt vong. Chân lý cao siêu mà Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta là biết “khiêm hạ”, đừng nâng mình lên, vì đó là điều dại dột. Vì sự tranh giành “chổ nhất” làm cho con người sinh ra thù hận, ghen ghét. Từ tất cả mọi người bước theo Chúa Giêsu mà tranh giành chổ nhất, chắc chắn cuối cùng không còn chổ nhất mà ngồi. Ý nghĩa câu Lời Chúa ( Lc 14, 8) trùng khớp với ý nghĩa của câu (Lc 14 , 12 -14). Vì thường, trong thiên hạ trọng vọng người giàu sang , quyền thế, để được lợi dụng lại, hay của mình cho đi không bị mất. Mấy ai , sống vì người nghèo, cho đi vì người nghèo. Vì, cho đi và được nhận lại, thì đã được trả công rồi. Ai cho đi mà không được “đền đáp” thì mới là người được Thiên Chúa thưởng công. Chân lý từ Thiên Chúa qua Chúa Giêsu thật cao siêu. Người dẫn đưa con người đến sự sống thật. Vì bộ mặt thế gian rồi sẽ qua đi. Nhưng, chân lý thì muôn đời tồn tại, bởi vì chân lý thuộc về Thiên Chúa.
Suy niệm Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy một sự tự hạ , trút bỏ hoàn toàn của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu- Kitô, Người đã trao ban chính mình cách vô điều kiện, một sự trao ban từ trời xuống thế, sự khiêm hạ sống ẩn dật, sự chịu tử nạn, và sau hết để lại Bí Tích Thánh Thể cho phàm nhân. Một sự trao ban trọn vẹn, sự hiến mình tron vẹn là Hy Lễ cứu độ đời đời, vì Bí Tich Thánh Thể là một sự “ Tạ Ơn “, sự đáp trả từ nhân loại dâng lên Thiên Chúa là Cha qua Đấng Cứu Chuộc Giêsu- Kitô. Vì vậy, tất cả những ai tin vào Đức Giêsu- Kitô và bước theo Người, thì họ được tháp nhập vào Mầu Nhiệm Hiến Thánh của Người, mà đỉnh cao là Mầu Nhiệm Thập Giá. Theo đó, Mầu Nhiệm Thập Gía là sự vinh thắng của sự tự hạ, một đặc tính khiêm nhường nổi bật của một Ngôi Vị Thiên Chúa Nhập Thể và Nhập Thế, chứ không phải sự thất bại của thế gian. Vì , “ Đức Giêsu – Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng không nhất thiết giữ địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ,vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá, vì thế ,Thiên Chúa đã siêu tôn Người một Danh Hiệu, vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe Danh Giêsu, thì mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải suy tôn Người…” (Pl 2, 6- 11)
Khởi đi từ bài đọc I hôm nay sách Huấn Ca( Hc 3, 19 -21 . 30 -31) cho chúng ta biết Đức Khiêm Nhường có giá trị vì Thiên Chúa sẽ chúc phúc. còn tự cao Ngài sẽ hạ bệ như không.
Bài đọc II (Dt 12, 18 – 19. 22 -24a) thánh Phaolô cho chúng ta biết : Hai Giao ước: là Cựu Ứơc và Tân Ứơc, nhưng nhờ Tân Ứơc là Đức Giêsu – Kitô , mà chúng ta mới có thể đến gần Thiên Quốc, đụng chạm vào Thiên Chúa được, chứ không thể nào thụ tạo mỏng giòn , yếu đuối , bất xứng là phàm nhân chúng ta mà có thể tiếp cận Thiên Chúa sao ? Vì, “ Thiên Chúa của chúng ta là một ngọn lửa thiêu” ( Dt 12, 29). Vâng, “TÌNH YÊU” chính là “NGỌN LỬA THIÊU”, mạnh ơn Lửa thù hận, vì Tình Yêu mạnh hơn sự chết là như thế.
Lạy Chúa Giêsu , Đấng đã tự hạ cho đến chết, để trở nên Hy Lễ muôn đời đền thay cho nhân loại. Sự tự hạ của Chúa là một hành trinh tạ ơn Thiên Chúa. Xin cho con người mọi thời nhận ra và tôn thờ cách xứng hợp, hầu mưu ích cho họ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con, Đấng hằng sống và Hiển Trị muôn đời./. Amen
28/08/2016
P.Trần Đình Phan Tiến