Cái chết của người lành và cái chết của người tội lỗi không biết sám hối

Thưa quý vị, thưa các bạn Chúa Nhật thứ III Mùa Chay Giáo Hội trình thuật cho chúng ta Đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 13, 1-19), là Đoạn Tin Mừng “kêu mời” sám hối cách dứt khoát.

Chúa Nhật thứ I và II MC diễn giảng cho chúng ta về Mầu Nhiệm làm Người của Chúa Giêsu, là phần nhân tính của Người, kế tiếp Người biểu lộ vinh quang Thần Tính trên Núi thánh Tabore.

Hầu củng cố cho chúng ta biết Sứ Vụ của Chúa Giêsu là để Cứu Độ nhân loại, Người phải trải qua mầu nhiệm Tử Nạn để đến Phục Sinh.

Hôm nay đây, Chúa Nhật III MC , qua trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu cho chúng ta một giá trị để “sám hối”. Vì sám hối là điều kiện duy nhất để đón nhận “LÒNG THƯƠNG XÓT “ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu- Kitô.

Qau suy niệm Lời Chúa hôm nay, con thấy được một ý nghĩa như tựa đề đoạn chia sẻ, tuy hơi dài, nhưng nhấn mạnh được phần Lời Chúa hôm nay Chúa III MC, một Chúa Nhật cho thấy” thân phận lỗi lầm của nhân sinh, dù người lành hay kẻ dữ cũng phải chết.

Ở thế gian, người ta hay phân biệt “chết lành “ và “chết dữ”, người lành thì chết lành, kẻ dữ thì chết dữ. Nhưng , thực tế không hoàn toàn là như thế. Vâng, Đoạn Lời Chúa hôm nay, chính Chúa Giêsu “ giải đáp” cho chúng ta, và sự giải đáp hôm nay sẽ dẫn đưa đến phần “chứng minh “ cụ thể của chính Vị Thầy đã giải đáp, là chính Chúa Giêsu.

Theo đó, Đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có hai phần rõ ràng :

  • Phần thứ nhất : Nếu không sám hối, thì sẽ chết. ( câu 1- 5)
  • Phần thứ hai : Dụ ngôn cây vả không ra trái. ( từ câu 6 -9)

Phần thứ nhất, chúng ta thấy qua sự việc một số người Ga-li-lê vô tội đã bị Philatô giết chết khi họ đang dâng lễ. Theo đó, số người nầy có thể xác tín là những người lành, họ nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, thì họ mới dâng lể để đền tội, như vậy, họ là người lành. Nhưng khi họ đang làm việc lành, thì họ gặp ngay chuyện dữ xảy ra với họ, theo đó, nếu xét về nhãn quan trần thế, thì họ bị chết cách “ bất công” bởi vì họ là người lành, tại sao họ lại chết dữ. Nhưng, chính Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết, không phải những người Ga-li-lê bị giết ấy là ” kẻ tội lỗi” đâu, mà là nếu những người khác, kể cả mọi thế hệ sau nầy, nếu không “ sám hối” thì cũng sẽ bị chết như vậy. Như vậy, cái chết thể xác vẫn đượcphép xảy ra đối với người lành và kẻ dữ, nhưng cái chết tâm linh là chết “đời đời” sẽ xảy ra đối với tất cả những ai không biết sám hối, tức ngoan cố, người không sám hối là người kiêu ngạo.

Bài học hôm nay , Chúa Giêsu cho chúng ta biết, sám hối là” phương tiện “ hữu ích cho chúng ta là những người có tội.

Theo đó, sám hối để được cứu độ là “cụm từ “ cần và đủ cho tất cả mọi người muốn lãnh nhận ơn cứu độ. “Sám” có nghĩa là ”tội lỗi”, “ hối “ là quay về, ăn năn , hối hận. Sám hối nghĩa là  “quay về từ tội lỗi“, hay “ từ tội lỗi quay về” nẻo chính đường ngay.

Như vậy , cái chết thể xác không quan trọng hoàn toàn cho bằng cái chết tâm linh, nếu không “sám hối”. Vậy sám hối là từ tội lỗi quay về với nẻo chính đường ngay, để được Thiên Chúa tha thứ. Vâng Lời Chúa Giêsu có biết bao nhiêu con người biết sám hối quay trở về với Thiên Chúa và họ đã lãnh nhận ơn cứu độ, trong lịch sử các thánh Công giáo có vô vàn các thánh nhân từ người tội lỗi quay về, và trở nên những vị thánh lớn.

Trong thế gian có biết bao gương những người lành thánh mà phải chịu “ cách chết thương tâm, như cha Minh Đăng, dòng Đồng Công, nay là dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, đã bị tai nạn giao thông rất thương tâm, qua cái chết của cha đã cứu được một gia đình trở lại Đạo Công giáo.

Qua cái chết thân xác, Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta đến sự ”sám hối” để khỏi chết đời đời là linh hồn bất tử. Đạo Phật họ cũng có câu :” Quay đầu là bờ”, có nghĩa là ” sám hối”. Sám hối là động thái cần có của tội nhân, luật pháp trần thế, họ cũng cần những phạm nhân biết sám hối, để được ân xá.

  • Phần thứ hai: Dụ ngôn cây vả không sinh trái

Để minh chứng lòng nhân từ của Thiên Chúa, mở rộng sự hoán cải cho con người, Chúa Giêsu chuyển tiếp một dụ ngôn. “Dụ ngôn cây vả không sinh trái”, là dụ ngôn minh chứng lòng nhân từ hay thương xót của Thiên Chúa. Như chúng ta biết “ vườn nho “ là Hội Thánh, Người “ làm vườn” là Chúa Giêsu, Người luôn can thiệp cùng Chúa Cha cho nhân loại.

Dụ ngôn cây vả không sinh trái , Chúa Giêsu diễn giảng một tình yêu của một Ngội Vị Thiên Chúa nhân lành, Người luôn muốn hiến mình vì đàn chiên.

Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn lòng nhân từ hơn là của lễ, dụ ngôn cây vả không sinh trái chỉ ngắn gọn bốn câu từ ( câu 6 – 9), nhưng nói lên “lòng nhân từ, khoan nhân” của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Thánh Vịnh 102 hôm nay cho chúng ta thấy, Thiên Chúa là tinh yêu, là Đấng chậm bất bình nhưng lại giàu nghĩa nhân. Ngài muốn tha thứ hơn là đoán phạt.

Chính vì muốn con người sám hối, Thiên Chúa mới ban ơn cứu độ qua Đức Giêsu – Kitô, vì thế muốn lãnh nhận ơn cứu độ phải có điều kiện là “ sám hối”.

Vừa qua vào ngày 18/03/2019, tại giáo phận Bà Rịa xảy ra tai nạn giao thông thảm thương , làm mất đi hai sinh mạng của hai nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, khi hai sơ đang đi chợ về lo bữa ăn cho trường khuyết tật, thì bị tai nạn, một sơ lớn tuổi 75 tuổi, một sơ 55 tuổi. Như vậy, một sơ tu được khoảng 50 năm, một sơ khoảng 30. Hai sơ đều đã có tuổi tu khá nhiều, cuộc đời vun vén nhiều đức hạnh, nhưng cái chết thương tâm vẫn xảy ra với người nữ tu.

Vâng, hai nữ tu nói trên kể ra cũng thuộc loại người lành, nhưng, họ vẫn chết một cách thương tâm. Vậy Lời Chúa hôm nay là câu trả lời chính xác cho những người lành vẫn có cái chết thương tâm. Vì vậy, trong cõi tâm linh , chỉ có Chúa mới biết lòng tin của họ, mà ban thương xứng đáng ch họ mà thôi.

Xin thành kính chia buồn và cầu nguyện cho linh hồn hai vị nữ tu nói trên. Xin Thiên Chùa giàu lòng thương xót, đón nhận và lau khô nước mắt hai vị, đưa vào chốn nghĩ yên muôn đời . Amen

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương nhân loại và đến cùng họ để thực thi tình thương, nhưng điều Chúa muốn nơi họ là sự sám hối chân thành. Xin cho những ai kính tín, sùng mộ biết nhận ra Lời Chúa dạy mà thực thi, hầu họ đáng được hưởng nhờ ơn Cứu Độ ./. Amen

CN IIIMC 2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts