Cho tới nay đã có nhiều kiểu giải thích sách Diễm Ca. Theo học giả Vincenzo Maggiore trong số các kiểu giải thích quan trọng nhất phải kể đến các mô thức: phúng dụ allegorico, duy tự nhiên naturalistica, sát chữ letterale, thơ phú poetico, mô thức đặc thù tipico, mô thức biểu tượng simbolico, mô thức trộn lẫn misto vv.
Tuy nhiên, trong thời tân tiến các kiểu giải thích này đã gặp khủng hoảng, bởi vì chúng đã không đứng vững trước các phản bác phê bình đặc biệt đến từ chủ thuyết duy lý, yêu sách dùng tất cả và chỉ dùng phương pháp thực nghiệm để phê phán mọi sự. Chỉ còn không gian cho kiểu giải thích theo chữ giản lược mọi sự vào việc xem xét văn bản chỉ theo những gì nó miêu tả, và không chấp nhận gì khác không được đặt để dưới việc kiểm chứng thực nghiệm, làm như thể mọi khiá cạnh của vũ trụ thiên linh cũng như nhân chủng đều có thể thử nghiệm. Dầu sao đi nữa theo học giả Francesco Asti, giáo sư thần học tu đức Phân khoa thần học giáo hoàng miền nam Italia, nó cũng đã trở thành một vấn đề chú giải điều văn bản muốn nói với con người trong bối cảnh lịch sử ngày nay, gọi là “ermeneutico”.
Khoa chú giải ermeneutica giờ đây chiếm hữu được một chiều kích rộng rãi hơn, bởi vì nó không thể chỉ gắn liền với sự lựa chọn các luật lệ và tiêu chuẩn làm phát sinh ra một mô thức giải thích, mà cũng lan rộng sang chiều kích triết học và tri thức luận để có thể được dài hơi và có uy tín trong việc cống hiến một yểm trợ có giá trị và hữu ích cho việc giải thích. Khi đó cần suy tư trở lại thế giới bị thống trị bởi quan niệm máy móc của Galileo, theo đó con người chúng ta cũng chỉ là các máy móc, và một giải thích máy móc mọi sự là điều có thể chấp nhận được. Nhưng thực tại lại không phải là máy móc, nó chỉ máy móc một phần, và chỉ máy móc đối với thế giới vật lý và có thể quan sát được mà không cần kính hiển vi liên quan tới môi trường trong đó chúng ta sống, bao gồm cả chính thân xác của chúng ta với các phần vật lý của nó. Nhưng đa số thực tại bị thống trị, thông tin và tạo thành trong các phần nền tảng của nó bởi một máy móc không phải của Galileo nhưng lượng tử, có các nền tảng và nguyên tắc khác với các nền tảng và nguyên tắc Galileo, và chúng hủy bỏ các khả thể hoạt động của chúng. Tất cả những điều này cho phép chúng ta đi tới kết luận chắc chắn rằng thế giới này phức tạp một cách rộng rãi hơn chúng ta có thể tưởng tượng rất nhiều. Lý do vì nó chứa đựng các thực tại đa diện khác nhau hoạt động và cùng nhau hoạt động theo các mô thức khác nhau, chứ không chịu tuỳ thuộc việc thử nghiệm khách quan. Nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo, thuyết nhân bản và nhiều thứ khác nữa là những thực tại nằm bên ngoài lãnh vực máy móc của khoa học. Các nguyên tắc của việc thử nghiệm Galileo đã biến thành một cái lồng duy khoa học cho chính nó. Nguyên tắc cai trị chỉ là tính cách có thể trông thấy của thử nghiệm, theo đó điều được kiểm thực trong phòng thí nghiệm trở thành nội dung thực sự của khoa học. Đây là chủ thuyết duy kiểm thực. Siêu hình học và thần học không là các đối tượng có thể kiểm soát được, vì thế chúng không có quyền là khoa học như được định nghĩa bởi các khuôn phép mới tri thức luận (epistemologici). Khoa học có thể kiểm thực được, vì thế kinh nghiệm về Thiên Chúa, chỉ là kết qủa xã hội hay kinh nghiệm đầu tiên tuyệt đối (archetipale) của tâm lý con người.
Việc giản lược vào chủ thuyết thử nghiệm và các tiêu chuẩn khác của tính khách quan của khoa học cho thấy sự ít chú ý tới các yếu tố khác bên trong chính lãnh vực của việc thử nghiệm như: giá trị của chủ thể quan sát, các tình trạng môi sinh và các thay đổi không thể tính được có thể xác định một kinh nghiệm hay không. Sức mạnh của khoa học thử nghiệm bị đặt trong tình trạng khủng hoảng bởi các quan sát của học giả K. Popper là người đề nghị sức mạnh làm sai lạc của khoa học. Nó không nhằm kiểm thực các giả thiết của mình cho bằng minh nhiên một tiến trình làm sai lạc hậu qủa của các giàn xếp không khoa học với thực tại của người nghiên cứu hay với môi trường. Tính cách không có khả năng gợi lên các cảm xúc cuả khoa học không hiện hữu, và tính cách khách quan thực sự là kết qủa của các thành phần được coi là quan trọng bởi một nhóm nhà nghiên cứu đối với một nhóm khác. Có thể nói rằng học giả Popper tái mở các cánh cửa ra cho các chiều kích được thuyết thực nghiệm coi là không khách quan và không thể kiểm thực được. Lý tưởng của khoa học thế kỷ XIX không thể đứng vững, nếu không nghiêm chỉnh chú ý tới khiá cạnh nhân bản của việc xây dựng tư tưỏng. Thuyết chủ quan khoa học là phần cần được sát nhập vào trong bối cảnh khách quan của một tư tưởng khoa học.
Một chủ thuyết nhân bản toàn diện là chân trời, trong đó các khoa học tân tiến phải phát triển. Như thế, chúng ta đã đạt tới một điểm bắt buộc chúng ta thay đổi ý tưởng, cần có một quan điểm toàn cầu giúp tất cả mọi người đồng ý với nhau cho việc tái thành lập một khoa chú giải cho con người ngày nay (ermeneutica). Cần phải chú ý, như học giả F. Asti khẳng định rằng : thế giới trước hết không là đối tượng của khoa học, mà là đối tượng cuả chiêm ngắm, là thực phẩm của một tâm tình đạo đức được nuôi dưỡng một cách nền tảng bằng các biểu tượng. Nó không tìm kiếm một phân tích thực nghiệm các sự kiện, cũng không thử minh giải một cách có phương pháp thực tại, cho bằng nó đắm chìm trong đó để khám phá ra chính mình, một cách đồng thời trong thực tại ấy và bên ngoài thực tại ấy. Chủ trương nhân bản khoa học chống lại chủ trương duy khoa học và chủ trương duy máy móc của khoa học của thế kỷ XIX để cho thấy tính da diện của việc giải thích dữ kiện cần nghiên cứu.
Các học giả Popper và Kuhn trả khoa học trở lại cho thực tại sự kiện, trong đó việc thí nghiệm không bị khước từ nhưng được lượng định trở lại bởi các trạng huống, trong đó việc tìm kiếm được thực hiện. Sự siêu việt vượt cao hơn tiến bộ khoa học; nó luôn luôn là một bước xa hơn, bởi vì nó mở lịch sử ra cho chiều kích cánh chung. Trong một bầu khí của thuyết nhân bản được tìm trở lại, cả nền thần học cũng di chuyển trong việc đi theo một con đường đào sâu hệ thống tri thức luận, bằng cách có điểm quy chiếu là một lý tưởng khoa học mới. Một suy tư như thế không thể không di chuyển trên ba mức độ đã định tính cho một chuỗi các công việc khoa học của thế kỷ XX. Bình diện phương pháp luận được diễn tả bởi học giả Lonergan cần phải có các phát triển mới. Phương pháp này sẽ cho phép xác định các nội dung và cấu trúc của nền thần học, và các tương quan của nó với các khoa học nhân văn khác. Nó sẽ xác định các tương quan giữa các bộ môn thần học khác nhau, bằng cách cho thấy các hạn hẹp và tính cách tích cực công việc chung của các thần học gia. Việc đối chiếu các phương pháp nghiên cứu khác nhau trở thành lý do đối chiếu và tìm tòi một chân trời chung có khả năng diễn tả tương quan giữa tính cách khách quan và thuyết chủ quan của khoa học. Bước tiếp theo được định tính bởi mức độ tri thức luận trong đó các thần học gia đặt vấn nạn liên quan tới nội dung: các dữ kiện của mạc khải và kinh nghiệm của con người. Các nền tảng của tương quan Thiên Chúa Con Người trong mạc khải kitô và trong các tôn giáo khác nhau, các ngôn ngữ truyền thông, các phát triển phân tích các bộ môn thần học khác nhau, và các tương quan tổng hợp cho một sự thống nhất tư tưởng và hành động giữa các sáng kiến bị đòi hỏi bởi hiện tình văn hoá trong đó phát triển tư tưởng thần học.
Vấn đề nền tảng của sách Diễm Ca là tính cách chú giải để ý đến con người sống trong môi trường ngày nay, bởi vì đây không phải là việc lựa chọn ý nghĩa phóng dụ của truyền thống và ý nghĩa theo chữ mà nền chú giải tân thời thăng tiến, nhưng cần phải suy tư trở lại ý nghĩa của một văn bản. Khi đó việc chú giải lưu tâm tới con người sống trong bối cảnh hiện nay không được coi mình là bị mắc bẫy trong các cơ cấu văn hoá áp bức hay khoan nhượng, không có óc phê bình và thủ cựu, nhưng phải cảm thấy mình tự do và trải ra trong một thuyết nhân bản giải phóng, tích cực và thăng tiến; là yểm trợ hữu hiệu và ích lợi, trả lời cho ơn gọi của con người trong việc tạo thuận tiện cho các yếu tố nền tảng khôn ngoan và xây nền qua các con đường lớn lên và phát triển cá nhân và tập thể . Và khi đó phải tiến hành ra sao? Phải đặt mình trước song đề của sách Diễm Ca như thế nào?
Một phân tích các giải thích như có hiện nay đưa chúng ta tới chỗ quan sát với Patrizio Rota Scalabrini, chuyên viên kinh thánh giáo sư đại chủng viện Bergamo bắc Italia, rằng: “Các kiểu đọc hiểu hiện nay như tìm ý nghĩa tự nhiên của học giả K. Barth, kiểu mẫu của học giả Danielou, phúng dụ của học giả Feurier, biểu tượng của học giả Shoekel, Ravasi và Garonne đều có hai âu lo: thứ nhất, dùng văn bản như tiêu chuẩn tuyệt đối cuả ý nghĩa và trông thấy ý nghĩa cuả văn bản trong nguồn gốc của nó. Khi đó người ta kiếm tìm tác giả của sách Diễm Ca, các nguồn tài liệu, văn thể, việc tái dựng lại văn bản gốc đầu tiên của sách, các truyền thống chuyền miệng, việc sử dụng đầu tiên của văn bản vv… Các lý do nhiều đến độ chúng bắt buộc chúng ta lượng định các nghiên cứu tân thời với sự nghi ngờ rằng công việc khoa học không luôn luôn được thúc đẩy bởi các nguyên tắc khoa học, nhưng đôi khi cả bởi các giả thiết ý thức hệ và lịch sử nữa. Nhưng chúng ta có thể nhận ra rằng các kiểu tìm hiểu máy duy móc này dẫn tới các kết quả mâu thuẫn nhau, khiến cho các kết quả đó nghèo nàn đi, đến loại trừ các thực tại thần học, và tất cả xem ra chỉ là một tàn phá, khiến chỉ còn trong tay một nắm ruồi và cả với hậu quả phải huỷ bỏ các tư tưởng, các kinh nghiệm, các nền văn hoá, và các cơ cấu tư tưởng và nền văn minh quá khứ như thể là điều hư không. Như vậy cần phải xem chúng ta có thể đưa ra một kiểu đọc hiểu sách Diễm Ca một cách đúng đắn hơn như thế nào?
DC 16
Linh Tiến Khải
Radio Vatican