Thánh Anphongsô Ligori
- Đường Về Nhà Cha - Lời Tựa
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG I: HÌNH HÀI CON NGƯỜI SAU KHI TẮT THỞ
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG II: CHẾT LÀ HẾT MỌI SỰ Ở TRẦN GIAN
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG III: ĐỜI NGƯỜI THẤM THOÁT THOI ĐƯA
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG IV: MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHẾT
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG V: GIỜ CHẾT ĐẾN BẤT NGỜ
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG VI: CÁI CHẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI TỘI LỖI
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG VII: NHỮNG NỖI LO LẮNG LÚC SẮP CHẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI TÍN HỮU NGUỘI LẠNH, TRỄ NẢI
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG VIII: SỰ CHẾT CỦA KẺ LÀNH
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG IX: SỰ BÌNH AN TÂM HỒN CỦA NGƯỜI CÔNG CHÍNH TRONG GIỜ CHẾT
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG X: Ý NGHĨA VIỆC DỌN MÌNH CHẾT LÀNH
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XI: HAI CUỘC SỐNG HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XII: THÓI QUEN PHẠM TỘI
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XIII: NHỮNG LỪA DỐI MÀ MA QUỈ THƯỜNG ĐẶT VÀO TÂM TRÍ CÁC TỘI NHÂN
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XIV: NGÀY PHÁN XÉT RIÊNG
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XV: CUỘC PHÁN XÉT CHUNG
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XVI: CÁC HÌNH KHỔ TRONG HOẢ NGỤC
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XVII: TÁNH CÁCH ĐỜI ĐỜI CỦA HOẢ NGỤC
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XVIII: LƯƠNG TÂM BỊ CẮN RỨT CỦA NHỮNG KẺ DỮ
- Đường Về Nhà Cha – CHƯƠNG XIX: ĐỨC NHẪN NẠI
Đôi Dòng Về Tác Giả
Thánh Alphonsus Liguori sinh tại Marianella gần thành phố Naples vào ngày 27 tháng 9 năm 1696. Ngài là con cả trong một gia đình khá đông con thuộc giai cấp quý tộc tại Naples. Ngài được hưởng một nền giáo dục đa dạng trong các lãnh vực nhân văn, cổ điển và ngôn ngữ hiện đại, hội hoạ và âm nhạc. Ngài từng sáng tác bài ca Giáng Sinh được coi là phổ thông nhất tại Ý có tựa đề là Tu Scendi Dalle Stelle (Chúa xuống từ các tinh tú) và nhiều bài thánh ca khác. Ngài hoàn tất bậc đại học với văn bằng tiến sĩ về luật đạo cũng như luật đời và khởi sự hành nghề luật sư.
Năm 1723 sau một thời gian dài tìm hiểu ơn gọi, ngài quyết định bỏ nghề luật và mặc dầu bị người cha phản đối quyết liệt, ngài vẫn gia nhập chủng viện. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1726, ngài thụ phong linh mục lúc 30 tuổi. Trong những năm đầu của cuộc đời linh mục, ngài sống với những người vô gia cư và giới trẻ bị xã hội bỏ rơi ở Naples. Ngài thành lập tổ chức “Evening Chapels” do chính các bạn trẻ điều hành. Đó là những trung tâm cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, sinh hoạt cộng đồng và giáo dục. Khi ngài qua đời, có 72 trung tâm như vậy với trên 10.000 người tham gia.
Năm 1729, Thánh Alphonsô rời gia đình và sinh hoạt tại trường Chinese College ở Naples. Tại đây ngài thu thập kinh nghiệm truyền giáo ngay bên trong Vương Quốc Naples. Đó là nơi ngài tìm thấy những người nghèo khổ và bị bỏ rơi còn hơn những trẻ em trên các đường phố của thành phố này.
Ngày 9 tháng 11 năm 1732, ngài thành lập Dòng Chúa Cứu Thế (Congregation of the Most Holy Redeemer) để theo gương Chúa Giêsu trong việc rao giảng Tin Mừng cho những người bị bỏ rơi và nghèo khổ nhất.
Thánh Alphonsô là một người yêu nghệ thuật. Ngài vừa là một nhạc sĩ, một hoạ sĩ, một thi sĩ và cũng là một tác giả viết sách. Thế nhưng ngài đã đặt sự sáng tạo nghệ thuật và văn chương của mình để phục vụ mục đích truyền giáo và ngài cũng mong muốn các sĩ tử của ngài theo chân. Ngài viết tổng cộng 111 tác phẩm về linh đạo và thần học. Các tác phẩm này được dịch ra 72 ngôn ngữ. Trong số những tác phẩm được quảng bá rộng rãi nhất bao gồm: The Great Means of prayer, The Practice of the Love of Jesus Christ, The Glories of Mary and The Visits to the Most Holy Sacrament. (Những phương thức cầu nguyện tuyệt vời, Thực Hành Tình yêu Đức Kitô, Những Vinh Quang của Mẹ Maria và Việc Kính Viếng Thánh Thể).
Thế nhưng sự đóng góp to lớn nhất của Thánh Alphonsô cho giáo hội là trong lãnh vực Thần Học Luân Lý. Công trình này phát xuất từ những kinh nghiệm mục vụ, do khả năng đáp ứng với những tình huống thực tế trong cuộc sống mỗi ngày. Ngài phản bác xu hướng khắt khe nghiêm nhặt vào lúc đó. Theo ngài đó là sản phẩm của giới ưu tú có quyền hành. Ngược lại con đường ngài đưa ra gần gũi với Tin Mừng bởi vì “sự nghiêm nhặt khắt khe đó giáo hội không bao giờ dạy và cũng không bao giờ thực hành”. Ngài biết cách làm thế nào xử dụng suy niệm thần học để phục vụ sự cao cả và phẩm giá của con người, với một lương tâm đạo đức và lòng thương xót truyền giáo.
Thánh Anphongsô được phong giám mục năm 1762 lúc 66 tuổi. Ngài tìm cách thoái thác với lý do tuổi tác và không thể chu toàn nhiệm vụ chăm lo cho giáo phận. Năm 1775 ngài được nghỉ hưu và về sống trong cộng đoàn DCCT ở Pagani là nơi mà ngài qua đời ngày 1 tháng 8 năm 1787. Ngài được phong thánh năm 1839 và được ban tước hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1839 và là bổn mang của các cha giải tội và các nhà luân lý vào năm 1950.