Mục Lục
Trang 2 | 06.10 | Phanxicô Trần Văn Trung |
Cai đội. |
Trang 3 | 11.10 | Phêrô Lê Tùy | Linh Mục |
Trang 4 | 17.10 | Francois-Isidore Gagelin Kính | Linh Mục MEP |
Trang 5 | 23.10 | Phaolô Tống Viết Bường |
Quan thị vệ |
Trang 6 | 24.10 | Giuse Lê Ðăng Thị |
Cai đội |
Trang 7 | 28.10 | Gioan Đạt | Linh Mục |
Martyr theo nguyên ngữ có nghĩa là nhân chứng. Trừ một vài vị tử đạo nhờ ơn Chúa đặc biệt để có được một quyết định quả cảm bất ngờ trước thử thách. Còn bình thường, cuộc đời của họ đã là một chứng từ, một quá trình hợp tác với ơn Chúa, trước khi phải làm chứng cho Ngài bằng máu đào.
Giai đoạn lịch sử thời 117 thánh Tử Đạo Việt Nam kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị tử đạo tiên khởi 1745 (thánh Phanxicô Federich Tế và Matthêu Liciniana Đậu) đến vị cuối cùng 1862 (thánh Phêrô Đa), qua các triều đại vua Lê – chúa Trịnh, Tây Sơn và triều Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
Nếu xét lịch sử Giáo hội Việt Nam theo niên biểu 1533, khởi đầu bằng giáo sĩ I-ni-khu (Iñigo) được nhắc đến trong Khâm Định Việt sử, thì thời các thánh tử đạo phải nói là hoa quả của hơn hai thế kỷ LỜI THIÊN CHÚA đã được gieo trồng trên quê hương Việt Nam. Trong đó gần một thế kỷ đi vào tổ chức nề nếp (từ 1659) khi có hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, rồi từ năm 1668 có linh mục bản xứ. Vì thế có thể nói, Giáo hội đã có những chọn lựa cách sống tương ứng với giai đoạn lịch sử của mình.
Theo thống kê 1855, Giáo hội Việt Nam có 426.000 tín hữu, chiếm tỷ lệ 4% dân số, rải rác từ trấn Kinh Bắc, qua miền Thượng du cho đến Châu đốc, An Giang.
Xét về thành phần tử đạo, ngoài các giám mục, linh mục chuyên lo về tôn giáo ta thấy còn có các giáo hữu thuộc mọi tầng lớp nhân dân như quan trường có thánh Hy, quan án có thánh Khảm, quân ngũ có những cai đội hoặc chưởng vệ, xuống đến những binh sĩ tầm thường, hương chức có những chánh tổng, lý trưởng. Xét về nghề nghiệp ta thấy có lang y, thương gia, có thợ may, thợ dệt, thợ mộc, cả dân chài, nhưng đông đảo nhất vẫn là giới nông dân (10 vị).