NGƯỜI ĂN MÀY

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXVI TN ( C ) 2022 (Lc 16, 19 -31)

Thưa quý vị và các bạn, sống trên đời ai cũng muốn mình là phú hộ, không ai muốn mình là “ĂN MÀY”. Nhưng, để trở nên ăn mày mà đổi lấy sự thánh thiện thì nên đổi lắm chứ. Các bậc vĩ nhân , thánh hiền, muốn  được thành tiên, thành thánh thì họ sẵn sang “ĂN MÀY”. Vậy, ăn mày đâu phải “XẤU”,mà là một PHƯƠNG THỨC NÊN THÁNH.

Chúng ta biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người Srilandka, nằm sát bên Ấn Độ. Ngài là một vị hoàng thái tử, sẽ kế vị ngai vàng của vua cha. Một địa vị hoàn hảo của trần thế, nhưng, ngài từ khước tất cả để trở nên một “NGƯỜI ĂN MÀY” chính hiệu, không giả hiệu, không cinema. Ngài đã sống đời ăn mày ẩn dật suốt 49 năm. Ăn mày không phải là sự sỉ nhục, mà là thiện lương. Chỉ co ăn mày, mới làm cho lương tâm con người đi vào đúng quỹ đạo của nó. Vì, ăn mày nâng cao phẩm giá thiện lương, từ đó ăn mày làm cho con người sống khiêm tốn với Tạo Hóa. Vì, một khi thụ tạo biết sống thiện lượng họ mới sống đúng ý Thiên Chúa được. Nói như thế, không phải Thiên Chúa muốn cho con người sống kiếp ăn mày. Nhưng, bản chất ăn mày là “THIỆN LƯƠNG. Vì : ” Con cáo có hang, con chim có tổ, nhưng CON NGƯỜI không chổ tựa đầu”.

Vâng, chính Đấng Cứu Thế làm Người đã đến trần thế nầy với một châm ngôn như vậy. Con cam kết rằng; nếu như một tâm hồn tu trì nào mà không muốn sống tư tưởng” ĂN MÀY” , thì chắc chắn tâm hồn ấy không đi đến cùng lý tưởng của mình . Tại sao vậy? Thưa quý vị, thưa, vì, “ăn mày” là từ bỏ tận căn, không phải chỉ từ sở hữu vật chất, mà là từ tâm hồn. Vì, tu là trút bỏ, TRÚT BỎ để không vun vén và tích lũy sở hữu cái mình có.

Nhưng, thật ra có dòng tu nào không tích lũy của cải cho dòng mình, đó là dòng tu, có nghĩa là phải lo cho cộng đoàn. Còn nếu cá nhân thì phải lo cho gia đình. Vậy, người tu là người hoàn toàn không có gia đình riêng. Vì, tính chất tu, hay đặc tính tu là từ bỏ, từ bỏ lấy gì sống, làm sao sống , đó là vấn nạn đời tu. Như vậy, phải cần đến “ĂN MÀY”. Ăn mày để sống, sống để đổi lấy bằng sự bố thí của tha nhân, điều ấy không phải lười biếng. Xã hội nhân sinh không chấp nhận chủ thuyết “ĂN MÀY”. Nhưng, cuộc đời trút bỏ không thể loại trừ bản chất “ĂN MÀY”. Vâng , đó là sự thật. Vì, ăn mày chính là sự khôn ngoan trong Tin Mừng.

Vì, người khôn ngoan, khôn khéo, thì không bào giờ để mình rơi vào bế tắc. bế tắc trong cuộc đời dẫn đến nghèo khó, nhưng bế tắc trong đời sống siêu nhiên thì coi như hết thuốc chữa. Tại sao vậy?  Thưa, bởi vì, đời sống siêu nhiên mà thiếu” ăn mày” sẽ sinh ra tự mãn, tự kiêu. Như vậy,là “bế tắc” trong đời sống siêu nhiên, đời sống tu trì.

Trong Tin Mừng Chúa Nhật 25 TN, C tuần trước, chúng ta thấy, chính Chúa Giê-su qua sự trình thuật của thánh sử Luca, cho chúng ta một dụ ngôn rất sâu sắc. Không phải Chúa dạy chúng ta bất lương, nhưng cách khôn khéo của người quản gia bất lương là sự tính toán không để mình rơi vào bế tắc.

Qua đó, chúng ta biết , người thiện lương cũng phai 3bie61t suy tư, động não, không để mình bị động, mà là hãy:” KHÔN NGOAN NHƯ RẮN, NHƯNG HIỀN LÀNH( THIỆN LƯƠNG) NHƯ CHIM BỒ CÂU”. Lạy Chúa Giê-su , con xin tạ ơn Chúa, vì Chúa đã chỉ dẫn Nước Trời cho chúng con.

Bế tắc là trạng thái của ma quỷ,không phải của con cái Thiên Chúa. Vì, nếu trong cuộc sống trần thế, nếu chúng ta gặp đau khổ, chúng ta bế tắc, tiêu cực sẽ ra tự tìm đến sự quyên sinh. Như vậy, là không đúng, sự bế tắc trong đời sống trần thế, phải thóat ra được bằng cách chạy đến và tin tưởng, phó thác và cậy trông vào ơn Chúa. Như vậy, chúng ta không bị bế tắc siêu nhiên, đó là khôn ngoan. Như vậy, sự khôn khéo , điêu ngoa của conj cái thế gian , sẽ đem lại ích lợi cho nó , dù không vĩnh hằng, nhưng ít nhất không bị bế tắc. Vậy, sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa là biết cậy dựa, tin tưởng hoàn toàn, phó thác hết lòng, thì chắc chắn Chúa sẽ giải thoát chúng ta, khỏi bế tắc thiêng liêng vậy.

Trở lại với Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy hai hình ảnh, hai cuộc đời, hai cách sống, hai số phận khác nhau của hai con người thật khác biệt. Qua thánh Luca, Chúa Giê-su cho chúng ta một hình ảnh khá chi tiết về cái gọi là ”KIẾP NGƯỜI”. Kiếp người ấy, là sự trả lẽ, hay nói cách khác , tình tiết kiếp người cho chúng ta biết có sự sống đời sau, sự sống vĩnh hằng. Thực tế phũ phàng ấy, mà người đời gọi là số phận hay kiếp người, lầm than, kẻ ăn không hết, người lần không ra, cách sống quá khác biệt của kiếp ngườii ấy, mà chủ thuyết cộng san 3vo6 thần, họ tìm cách gọi là ”giảo phóng”, lấy của giàu chia cho người nghèo. Thực chất , họ không làm được chuyện ấy để san bằng xã hội, để  tiến lến thế giới “Đại Đồng”. Thực tế, họ đã gieo rắc biết bao thảm họa cho thế nhân.

Chỉ có Thiên Chúa, Đấng dựng nên lịch sử, cai quản lịch sử, và làm nên lịch sử hiện tại cũng như vĩnh hằng mới có thể chuyển hóa số kiếp nhân sinh theo lẽ công bằng tự nhiên , như trong Tin Mừng theo thánh (Luca 16, 19, 31). Nhưng, thế nhân dẫu biết “kiến ăn cá, cá ăn kiến”, thì họ vẫn chai lỳ, vì họ không tin có đời sau.

Đây cũng chính là ”NHÂN QUẢ” của tự nhiên, song Ki-tô giáo đến cho họ một minh chứng về Đấng  Cứu Thế đã chịu Tử Nạn và Phục Sinh, nhưng, họ cũng không chịu TIN vào Người. Như vậy, kết quả đời đời họ phải gánh chịu.

Trang Tin Mừng hôm nay cho thế nhân một nhân quả tất yếu của sự không biết chia sẻ, xót thương người đồng loại, sẽ chịu trả giá sau đó.

Như vậy, theo đó, chỉ có ơn Cứu Độ khi còn sống, ơn Cứu Độ mà chúng ta đón nhận bởi Đức Ki-tô –Giê-su và bước theo Người để yêu thương kẻ khó nghèo, bất hạnh khi chúng ta có thể giúp đỡ họ.

Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con biết san sẻ cơm áo cho kẻ khó nghèo túng thiếu khi có thể, để mai ngày chúng con được vào nơi hằng sống cùng Chúa

Xin đừng để chúng con vô cảm với tha nhân khi bước theo Chúa mỗi ngày./. Amen

 

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts