Báo cáo của Toà Thánh miêu tả cảnh ảm đạm về tự do tôn giáo khắp nơi
Theo báo cáo của Công giáo về quyền tự do tôn giáo của các nhóm thiểu số ở châu Á, Kitô hữu vẫn bị ngược đãi và còn nặng nề hơn ở nhiều nước châu Á hồi năm ngoái.
Aid to the Church in Need, Quỹ Toà Thánh trợ giúp người Công giáo ở các nước nghèo hơn truyền bá đức tin, phát hành bản báo cáo này hôm 16-10 tại Rôma.
Báo cáo cho thấy một “năm kinh hoàng” đối với Pakistan sau các vụ sát hại hai chính trị gia hàng đầu là Salman Taseer và Shahbaz Bhatti, hai người phản đối luật báng bổ nghiêm khắc.
“Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo khủng khiếp” được ghi nhận ở Trung Quốc, trong khi Việt Nam dường như tiếp bước đàn anh láng giềng phía bắc khi gia tăng kiểm soát các nhóm công giáo yêu nước.
Myanmar được xem là có ít tiến bộ về khoan dung với các tôn giáo thiểu số mặc dù có những cải cách chính trị gần đây, còn ở Bắc Hàn quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị “phủ nhận hoàn toàn”.
Trong khi đó, Ấn Độ tăng cường thi hành các đạo luật chống cải đạo, cùng lúc gia tăng các vụ tấn công các nhóm thiểu số, theo bản báo cáo.
Phát biểu tại buổi phát hành báo cáo tại Rôma hôm 16-10, Tổng Thư ký Hội đồng Kitô hữu toàn Ấn Độ John Dayal nhận xét sự gia tăng nhanh chóng các nhóm Ấn giáo cực đoan gần đây đối lập với những gì họ xem là mối đe dọa Hồi giáo là nhân tố chính đứng đằng sau sự ngược đãi tôn giáo ngày càng trầm trọng trong năm 2011.
“Ấn Độ đang trong tình trạng phủ nhận. Họ không chịu thừa nhận có tình trạng bạo lực tôn giáo đang xảy ra” – ông nói.
Trong nhóm thuộc đẳng cấp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp tai tiếng của Ấn Độ hiện nay có 60% Kitô hữu, khả năng mà “nhóm tiện dân” này có thể hiệp nhất trong Kitô giáo và tạo ra đe dọa “cho hoạt động chính trị của các đẳng cấp cao hơn” đã khiến cho nhà chức trách dần dần tước đi quyền được chọn tín ngưỡng của họ, theo Dayal.
Ở những nơi khác, các cuộc tấn công của người Hồi giáo vào Kitô hữu tiếp tục diễn ra ở miền nam Philippines hồi năm ngoái, theo báo cáo của Aid to the Church in Need, trong khi ở Bangladesh và Sri Lanka, có rất nhiều vụ xung đột xảy ra giữa các tôn giáo khác nhau.
Thái Lan được xem là một trong những điểm sáng hiếm hoi vì là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á có “tiến bộ trong đối thoại liên tôn giáo”.
Alessandro Speciale từ Roma
Nguồn: UCANews