Học biết tha thứ là điều rất quan trọng để xây dựng một cuộc hôn nhân bền vững. Chúng ta chỉ có những lỗi “rất nhỏ” cần phải tha thứ cho nhau trong năm đầu tiên của hôn nhân, nhưng thật không phải chuyện đùa khi những tổn thương “rất nhỏ” ấy sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân. Chúng ta cần tận dụng cơ hội để thực hành việc tha thứ. Rất dễ dàng nghĩ rằng tha thứ chỉ là một cảm giác, nhưng không phải thế. Vậy tha thứ là gì?
Tha thứ là một quyết định ban ân huệ thay vì yêu cầu sự công bằng khi chúng ta bị tổn thương.
* Tha thứ dẹp bỏ mọi rào cản và xoá bỏ hình phạt. Điều này có nghĩa rằng chúng ta lựa chọn không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của người kia một lần nào nữa.
* Tha thứ mở ra khả năng để một mối quan hệ được hàn gắn lại và phát triển.
Tha thứ là một việc làm đầy sức mạnh. Và cũng rất quan trọng phải biết tha thứ không phải là gì.
Tha thứ không phải là xoá bỏ ký ức. Đặc biệt trong trường hợp bị tổn thương về mặt cảm xúc, những hành động nào đó cũng có thể khơi dậy hàng loạt những ký ức liên quan đế sự tổn thương. Việc nhớ rằng nỗi đau ấy không đồng nghĩa với việc bạn đã không tha thứ cho điều làm bạn tổn thương, điều ấy chỉ có nghỉa rằng bạn là con người và bạn có những cảm giác. Tôi quyết tâm rằng khi tôi tha thứ cho ai đó, tôi sẽ lựa chọn không để cho ký ức về sự xúc phạm trong quá khứ ảnh hưởng đến cách tôi phản ứng lại chúng ngày hôm nay.
Tha thứ không xoá bỏ tất cả những hậu quả của việc làm sai trái. Tha thứ không tự động hàn gắn lại mối quan hệ như trước lúc sự tổn thương xảy ra. Ngược lại, tha thứ có nghĩa là bạn sẵn lòng hành động để hàn gắn lại mối quan hệ.
Tha thứ không lập tức xây dựng lại sự tin tưởng. Mất lòng tin là hậu quả tự nhiên của việc làm sai trái. Sự tin tưởng phải được xây dựng lại bằng việc bắt đầu với một lời xin lỗi chân thành được nối tiếp theo sao là sự biểu hiện trong sự thay đổi nơi cách cư xử. Bằng một thái độ cởi mở và một sự thành thật lâu dài, sự tin tưởng có thể được xây dựng trở lại.
Tha thứ không phải lúc nào cũng dẫn đến sự hoà giải. Tha thứ sẽ mang đến khả năng hoà giải nếu cả hai bên đều đồng ý. Nếu bạn muốn hàn gắn mối quan hệ nhưng đối phương không muốn, hãy phó thác cho Chúa và dâng sự giận dữ và tổn thương cho Ngài, để Ngài lo liệu. Đừng để cho sự cố chấp của đối phương về việc giải hoà làm tổn hại cuộc sống của bạn. Đôi lúc, bạn không nên giảng hoà bởi vì đối phương có thể tiếp tục gây hại cho bạn; họ cần phải nhận ra và được được chữa lành trong vấn đề của họ trước tiên.
Sự tha thứ thật sự chính là điều duy nhất ngăn không để cho gốc rễ của sự cay đắng bóp nghẹt cuộc hôn nhân của bạn. Tha thứ chính là điều duy nhất phá bỏ bức tường của sự tổn thương làm cô lập mỗi người trong cuộc hôn nhân. Tha thứ phải là hành động luôn xảy ra. Tôi đã phải chiến đấu chống lại những suy nghĩ tiêu cực như “Tôi không tha thứ nếu anh ta không xin lỗi tôi trước”, bởi vì tôi biết rằng nếu tôi muốn được Chúa tha thứ cho những lỗi lầm của mình, tôi phải tha thứ.
Đối phương có xin lỗi hay không là chuyện giữa họ và Chúa. Tha thứ chính là điều giữa bản thân bạn và Chúa. Khi bạn có thể xin lỗi Ngài về sự cứng lòng, về tính kiêu ngạo, về sự tự cho mình là công chính, và đón nhận sự tha thứ của Ngài, và rồi sự tha thứ dành cho chồng/vợ của bạn tự nhiên sẽ đến. Nếu bạn nghĩ rằng đối phương không xứng đáng được tha thứ, chính là chính bạn đang cần được thứ tha.
Bạn có sẵn sàng tha thứ không?
An Nhiên