LỜI MỜI DỰ TIỆC HOÀNG GIA, ĐÁNG KHÔNG TA?

Dụ ngôn Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử rất hay, nhưng Chúa Giêsu có vẻ xa thực tế. Ai mà quá khờ dại đến nỗi từ chối lời mời tham dự tiệc cưới hoàng gia ? Một miếng đầu làng bằng một sàng xó bếp, huống lọ là một miếng nơi cung đình chốn hoàng gia, lại càng đáng ước ao sao xiết ! Ngày nay TT Mỹ gây quỹ bằng cách tổ chức các bữa ăn, được ăn sáng với TT, bỏ ra vài ngàn đô có là…

Read More

QUAN TRỌNG LÀ PHẦN CUỐI

Trong kho tàng khôn ngoan La tinh, có một câu ngạn ngữ như sau: Nọc độc ở phía đuôi (venenum in cauda). Câu này nếu hiểu sát nghĩa đen, thì chỉ trúng cho một số con vật, như bọ cạp, như con ong: nọc ở phía đuôi.  Con rắn nọc độc không ở đuôi. Thằn lằn cụt đuôi vẫn sống và mọc đuôi khác. Vì thế nọc ở phía đuôi, không thể chỉ hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng mới đúng.  Nọc : phần chính yếu, sự sống … mạch máu…

Read More

Sự Ghen Tị

Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này : Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng…

Read More

Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất

Nếu ta nhìn vào Tivi cách đây hơn chục năm, hoặc xem băng hình ghi lại các chuyến đi của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong những năm cuối đời của ngài, hẳn ta sẽ nhìn thấy cây gậy của Đức giáo hoàng trở thành hữu dụng. Ngài chống và tựa trên chiếc gậy đó. Gậy không còn là biểu tượng cho quyền chăn chiên, quyền dẫn dắt, như ta thấy các giám mục vẫn thường dùng. Vị Giám mục Roma Gioan Phaolô II  dùng gậy để chống đỡ…

Read More

Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh

Có một lời ca mà ta nghe rất quen, của Y-Vân : “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.” Lời ca đó có thể dẫn ta đến một người mẹ mà bài Tin Mừng hôm nay nhắc tới : bà mẹ người ngoại, người Canaan. Bà bất chấp tất cả, bất chấp nhục nhã để đi van xin cho con gái của bà bị quỉ ám được chữa lành. Chắc bà này đã đi nhìều thầy, chạy…

Read More

Lưỡi Dao Cạo

Có một nhà văn Anh (Somerset Maugham) viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Lưỡi dao cạo” (The Razor”s Edge), năm 1944, nhưng suốt trong mấy trăm trang của cuốn truyện không hề thấy một chữ “lưỡi dao cạo” nào. Ý của tác giả muốn diễn tả con đường mà Larry Darell nhân vật chính trong câu chuyện phải trải qua là một con đường khó khăn, y như bước đi trên cạnh sắc của lưỡi dao cạo vậy. Bài Tin Mừng hôm nay không có cạnh sắc của lưỡi dao cạo nào -ngược lại…

Read More

Kho Tàng gì? Ở đâu?

Hẳn ai, người Việt ta, đã hơn một lần phải di tản, chắc hiểu được phần nào dụ ngôn Chúa Giêsu nói khi ví Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu. Người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng không xa lạ gì với khái niệm một kho tàng chôn trong lòng đất. Trên dải đất từng bị mất đi chiếm lại nhiều lần, chuyện chôn giấu tài sản, khi không thể đem theo trên đường di tản, là việc đương nhiên đối với dân thời loạn. Và khi chôn…

Read More

Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ

Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi -Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt. -Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được. -Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả…

Read More

Dụ ngôn “Gieo giống” Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn?

Bài Tin Mừng hôm nay gồm 3 phần: Phần I, Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống; Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng. Ta dừng lại ở Phần II: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng ? Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.   Chúng ta thử  trả lời: Nếu…

Read More

Ý Nghĩa Mỗi Ơn Trong Bảy Ơn Chúa Thánh Thần

“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.” (Nghi thức Thêm Sức, lúc đặt tay) Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa mỗi ơn trong 7 ơn Chúa Thánh Thần.  Xin thú thật mãi cho tới những năm gần đây vẫn không sao phân biệt nổi những ơn này khác nhau làm sao. Nhất…

Read More

Suy nghĩ về Chúa Quan Phòng

Đề tài “sợ” nổi rõ trong suốt bài Tin Mừng hôm nay. Sách các bài giảng thường khai thác đề tài này khá kỹ : “Sợ gì và không sợ gì”;  “sợ ai và cóc sợ ai” v.v… Tôi sẽ không theo hướng phân tích nỗi sợ, mà chọn 1 câu nhỏ Chúa nói, hai con chim sẻ không phải chỉ đáng 1 hào sao ? để khai thác đề tài về Chúa Quan Phòng : đẩy sợ ra ngoài bằng cách tin vào Chúa Quan Phòng. Chắc các chị dòng Chúa Quan…

Read More

“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?”

“Anh em là muối của đất. Anh em là ánh sáng của trần gian”. Chắc Chúa cũng có một liên kết nào đó khi đưa cặp muối và ánh sáng này đi sóng đôi với nhau. Chúng ta cũng thường nghe cặp đôi “muối và men,” nhưng tìm khắp 4 cuốn Phúc Âm chẳng thấy có cặp “muối và men” này, mà chỉ thấy men đi riêng, còn muối thì đi cặp kè với ánh sáng. Vậy muối này là muối nào ? Nếu muối đi với men, ta thấy…

Read More

Vì đâu Gioan nghi ngờ Giêsu

Ở thành phố có nhiều vị quốc khách đến thăm, như Saigon chẳng hạn, chắc hẳn đã có người có lần thấy từng đoàn xe cảnh sát đi trước, thổi còi, dẹp đường… để xe của vị quốc khách chạy nhanh mà không cần dừng lại nơi đèn xanh đèn đỏ. Họ là những kẻ tiền hô, họ là kẻ dọn đường, họ là kẻ mở lối. Chắc hẳn họ phải biết họ mở lối, họ dọn đường, họ tiền hô cho ai. Chí ít, không biết tên thì cũng…

Read More

Lùn chưa chắc đã thấp

“Nhất lé nhì lùn.” Người Việt ta hay nói vậy. Vì không phải là người Việt, nên không chắc Chúa Giêsu đã biết câu cảnh báo này : Đừng chơi nhà thằng lé, đừng ghé nhà thằng lùn. Có lẽ Chúa không biết câu ấy thật nên hôm nay Chúa không những đã ghé, mà còn ở lại ăn cơm, nơi nhà một người rất lùn, tên là Giakêu. Ông lùn nhưng ông không thấp. Lùn chưa chắc đã thấp. Bởi : 1. Giakêu lùn nhưng có một quyết tâm cao. Quyết…

Read More