Chàng dũng sĩ thắng cương ngựa. Con ngựa mầu nâu, lông mướt mịn, ngước cao đầu lắc mấy cái cho đỡ mỏi cổ rồi thong thả bước xuống khu cỏ xanh. Chiếc bờm bay theo gió mỗi khi nó chồm về phía trước. Bốn chiếc cẳng cao cuồn cuộn bắp thịt chắc nịch. Nó hí một tiếng rồi tung vó như muốn băng mình vào một khoảng tự do bát ngát. Ðồi cỏ non xanh ngợp mắt chạy dài từ chân đồi xuống mãi thung lũng phía xa. Thỉnh thoảng…
Read MoreAuthor: Lm. Nguyễn Tầm Thường
Cành Hồng Trên Đồi Tuyết
Mỗi lần đọc tập hồ sơ, quan tòa phải nheo mắt khó khăn dù có kính lão. Bên cạnh ông còn hai người trẻ hơn, nhưng tầm độ cũng ngoài bốn mươi. Người ngồi bên phải dáng điệu như còn chưa quen với loại áo cánh rộng của luật sư. Ông ta trịnh trọng đến nỗi vụng về mỗi khi kéo ống tay rộng thùng thình. Phiên tòa hôm nay không có gì hào hứng, ngoài quan tòa, luật sư buộc tội, chống án, chỉ có dăm bẩy người ngồi…
Read MoreCây Hoa Lan
Gia đình bà Ðiền bắt đầu suy sụp từ khi ông qua đời. Nhưng tình trạng thê thảm thấy rõ nhất, nó như chiếc vòng lăn xuống giốc, phải kể từ ngày 30 tháng 4 năm 75. Vào những năm 70, gia đình ông không dư giả nhưng không phải nợ nần chất đống như những ngày về sau này. Ông làm nghề mộc. Ở vùng căn cứ quân đội Mĩ, dân chúng bám vào những căn cứ ấy như miếng bánh ngọt mầu mỡ: Buôn lậu, làm công. Dân…
Read MoreLên Ðường
Ðường là để đi. Ðường là để đi nghĩa là đường sẽ dẫn đến nơi nào đó. Bản tính của đường là để đi, nên đường không bao giờ là nơi cư trú, mà là để dẫn đến nơi cư trú. Như vậy, kẻ dùng đường làm nơi cư trú thì chẳng bao giờ đến nơi cư trú của mình. Tôi phải xác định với lòng tôi: cuộc sống hôm nay là đường đến một quê hương khác? Nếu cuộc sống hôm nay không phải là cùng đích, mà tôi…
Read MoreAnh Cả
“Về gần đến nhà, khi nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì” (Lc 15:25). Đó là phản ứng đầu tiên của người anh trong câu chuyện “đứa con hoang đàng” hay là “người cha nhân hậu” của Phúc Âm thánh Luca. Tại sao không vội vã vào ngay? Có thể anh ta đoán được chuyện gì đang xảy ra. Chuyện người em đã về. Anh ta không muốn vào nhà vì biết đâu người em đã về…
Read MoreTiếng Chuông Đồng
“Chúa ơi! sao Cha xứ mình keo thế!” “Cha keo thì bà bếp cũng khổ, chả bao giờ được ăn miếng thịt!” Chuyện Cha xứ hà tiện lại được đem ra làm đề tài. “Chả bao giờ mua sắm cái gì cả. Chắc Cha phải có hàng trăm ngàn!” Một bà khác: “Có một thân một mình, chả mấy ngày không có lễ mồ bậc nhất! Lại còn mấy sào ruộng nhà xứ nữa!” Có giọng thêm vào: “Còn mấy cây xoài chung quanh nhà thờ để làm gì! Cứ…
Read MoreTrở Về
Nói trở về là nói tới mình đang ở xa. Xa nhà, nay tôi trở về. Cái khoảng cách không gian cho ta cảm tưởng rõ ràng một sự cách biệt. Khi định nghĩa trở về trong ý nghĩa thiêng liêng, ta thấy khó hơn. Thí dụ, nói tôi trở về với Chúa. Cái khoảng cách giữa tôi và Chúa không biết ngắn hay dài. Lấy gì để mà đo. Nếu xét rằng tôi không phạm tội nặng, tôi vẫn đi lễ thì dường như tôi không xa Chúa. Tôi…
Read MoreĐiệu ca của người mù
Tôi vào đời không có màu sắc. Tôi đi trong biển đêm không giới hạn hoàng hôn hay bình minh. Cuốn lịch của tôi chỉ có một tờ, dài bằng cuộc đời. Tờ lịch mở ra là ngày sinh và bóc đi là ngày chết. Chiều lên hay chiều xuống, rừng thay mùa đổi lá, thửa vườn tôi vẫn không đổi thay. Bốn mùa đời tôi chỉ có vậy, vang vang một cung điệu trầm của bóng tối, ngày lẫn vào đêm. Tôi vào đời trong không gian không có…
Read MoreÐôi điều suy nghĩ
Chúa đem con vào đời, nhưng mục đích chính yếu của cuộc sống lại là chờ đợi một chuyến đi. Sân ga không phải là quê hương của con để con bám víu và xây đắp, nhưng chỉ là bến tạm để đợi chờ con tàu. Khi nào thì con tàu sẽ đến để đem con đi? Khi nào con từ giã cuộc sống? Con chẳng biết được thời giờ định mệnh này. Thưa Chúa, có điều con muốn nói là trong khi chờ đợi, trong lúc nhìn thời gian…
Read MoreKhi Nào Ngày Bắt Đầu?
Lúc nào đêm bắt đầu? Khi nào ngày chấm dứt? Bình minh lên, đêm lui dần. Ðó là lúc ngày bắt đầu hay là lúc đêm chấm dứt? Mặt trời lên đến đâu, bóng tối lùi dần đến đó. Ta bảo đấy là ngày bắt đầu. Mặt trời lùi đến đâu, bóng tối dâng lên đến đó. Ta bảo đấy là đêm. Vị đạo sĩ hỏi người học trò: – Ðâu là lằn mức giữa đêm và ngày? Lúc nào ngày bắt đầu? Lúc nào đêm chấm dứt? Người học…
Read MoreTìm ý Chúa
Tĩnh tâm là những ngày nhìn lại linh hồn mình, xét xem tôi đang đi về đâu, ý nghĩa cuộc đời, để rồi chìm sâu hơn nữa trong đời sống tìm kiếm ơn thánh. Trong những ngày này, người tĩnh tâm thường đặt câu hỏi làm sao tôi có thể nghe tiếng Chúa nói. Trong cuộc sống, người ta rất thường phân vân, đâu là tiếng Chúa, đau là tiếng của chính mình. Khi phải quyết định một vấn đề gì đó hệ trọng, họ tới nhà cầu nguyện, mong…
Read MoreMùa Xuân im lặng trong đôi guốc
Con cái đã quên, không còn ai nhớ đến đôi guốc mộc. Sau đám tang của mẹ, mấy người con gom quần áo của bà đốt hết. Riêng đôi guốc gỗ nằm nơi xó tường nên chả người con nào để ý. Mấy tháng, kể từ ngày bà nằm trên giường bệnh, đôi guốc lúc bị đá vào xó tường này, lúc bị đẩy sang góc tối kia, đến độ người nhà không còn để ý nó là đôi guốc của ai. Từ ngày theo người mẹ đó về nhà,…
Read MoreLời chúc: Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Chúa ở cùng anh chị em. Dừng lại một chút, ta thấy những nghi thức này trong thánh lễ quá kỳ diệu. Chúa ở cùng anh chị em là gì? Tại sao linh mục cần nhận lại lời cầu chúc: – Và ở cùng cha. * * * Nhiều lần, nhiều nơi, trong nhiều thánh lễ, khi nói lời cầu chúc này, theo cách thế bên ngoài, thì có linh mục không nói bằng tâm hồn. Nói qua cho xong. Vì linh mục vừa nói, nhưng không đối thoại với…
Read MoreĐể tự do và hạnh phúc hơn
Bỗng nhác thấy bóng ngựa phóng qua. Kẻ trên lưng ngựa chính là người bạn thủa xưa cùng nhau tầm thầy học đạo. Cất tiếng gọi, mà bóng ngựa cứ nước kiệu phóng đi như bay. Băn khoăn về người bạn cũ thủa nào. Nhà đạo sĩ lên đường xuôi phương nam tìm ngọn núi có am thất của kẻ đồng môn. Tới nơi, nhân gian cho ông biết am thất không còn ai trông coi. Kẻ trụ trì đã chết rồi. Tính ra, đúng ngày mà có bóng ngựa…
Read MoreBao Dung
Câu chuyện người con hoang đàng trong Tin Mừng Luca (Lc. 15: 11-32) nói đến trở về. Mùa chay là mùa xám hối. Ði tìm một khoảnh hồi tâm, ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng. Người con hoang đàng Từ xưa tôi vẫn nghĩ rằng hãy trở về như người con hoang đàng. Ðứa con hoang đàng như một mẫu mực trở về. Khi thấy con về, người cha vui mừng quá làm tôi thấy sự trở về của người con như một hành động anh hùng. Ðã bao…
Read MoreBóng mát
Bóng mát cần thiết để dừng nghỉ. Thiếu bóng mát cuộc hành trình sẽ mệt lắm. Vì bóng mát chỉ để dừng nghỉ, nên nếu ngày nào bóng mát giữ chân tôi lại không muốn tôi lên đường thì lúc đó bóng mát trở thành đánh lừa tôi. Thiếu bóng mát cuộc hành trình sẽ mệt nên tôi cần bóng mát. Trong cái cần bóng mát ấy, dễ đưa tôi đến chỗ ôm giữ bóng mát như một nuối tiếc không muốn rời bỏ. Có những bóng mát của một…
Read MoreVòng Gai và Nụ Hôn
Ðưa chân vào đời là vô bờ những tiếng gọi đi về tương lai. Mỗi bước chân là một lựa chọn định hướng. Lối nào cũng là lời mời gọi thiết tha. Có lối đi êm đềm của hạnh phúc lứa đôi. Cũng có tiếng gọi về một cuối đồi trải dài nẻo đường lý tưởng. Ðó là lối đi của thập giá, là bước chân Ðức Kitô. Trong lối đi ấy, hồn Ðức Kitô như một cánh diều đong gió, thênh thang, thản nhiên cõi đời. Người thanh niên…
Read MoreRác
Tuyết rơi từ bao giờ không biết, cứ mưa trong lặng lẽ một trời đêm. Tôi vén màn nhìn qua khuông cửa kính phòng ngủ. Ðường vắng tanh. Nghe ngoài trời gió tuyết rì rào đập xuống vuông kính cửa sổ. Có tiếng xe nặng nề. Tiếng cần trục cẩu chiếc thùng sắt ở đầu ngõ. Tôi đoán trời đã gần về sáng vì xe đổ rác đang đi thu rác. Vào mùa đông ở những tiểu bang miền Bắc Mỹ 6 giờ sáng trời vẫn tối mù sương. Phòng…
Read MoreTrên đường về
Trên đường về với Chúa, tôi đã bao lần cất cánh bay lên, nhưng có mưa phùn làm đôi cánh lạnh giá. Ðã bao lần tôi muốn đi tới, nhưng lối về có gai góc cản ngăn. Ðã bao lần muốn giang tay ra, cho đi nhiều hơn, nhưng có nuối tiếc bảo đừng. Vì thế, trong mơ ước có gian nan. Và, trên đường về với Chúa vẫn là khúc đường xa xăm. * * * Trong cuộc sống, những giấc mơ chưa trọn vẹn là những giấc mơ…
Read MoreThời Gian
Thiên Chúa là Alpha và Omega. Ngài là khởi nguyên và tận cùng (Kn. 22: 13). Ðiều ấy có thể diễn tả cách khác, Thiên Chúa là thời gian. Nhưng Thiên Chúa là thời gian trong ý nghĩa Thiên Chúa làm chủ thời gian chứ không phải thời gian là Thiên Chúa. Thời gian chỉ hiện hữu trong sự hiện hữu của Thiên Chúa, chứ không phải Thiên Chúa hiện hữu trong thời gian. Hiểu như vậy, thì ai sống trong Thiên Chúa mới thật sự sống trong thời gian.…
Read MoreTha nợ
Một hôm các môn đệ đến phân bì với Chúa là Yoan dậy môn đệ của ông ta cầu nguyện, còn Thày, xin Thày cũng dạy chúng con cầu nguyện đi. Từ ngày đó kinh Lạy Cha đã ra đời. Ðó là kinh mà chính Chúa đã dạy các môn đệ (Lc. 11:1-3). Chẳng biết lúc đó các môn đệ có hiểu lời kinh ấy không mà chẳng thấy các môn đệ thắc mắc gì cả. Rồi từ đó dọc theo lịch sử hai nghìn năm, người ta cứ đọc…
Read MoreTặng vật cho cuộc đi tìm
Có người Biệt phái kia mời Ngài tới dùng bữa với mình. Ngài vào nhà người Biệt phái và lên giường ăn. Và này: Một phụ nữ, một người tội lỗi trong châu thành. Biết Ngài dùng bữa tại nhà người Biệt phái, người phụ nữ ấy xách theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Ðứng phía đằng sau chân Ngài, khóc nức nở, sa nước mắt đẫm ướt chân Ngài. Xõa tóc trên đầu, cố lau sạch. Và tha thiết hôn chân Ngài và xức dầu thơm (Lc.…
Read MoreNỗi Lòng Cha
Trong Phúc Âm thánh Luca, dụ ngôn Chúa bỏ chín mươi chín con chiên trong hoang địa để tìm một con chiên lạc có lối kết luận nghịch với tiền đề. Chúng ta hãy đọc toàn bản văn: Ai trong các ông, giả sử có trăm con chiên và lạc mất một con, há người ấy lại không bỏ chín mươi chín con ngay nơi hoang địa, để ruổi theo con chiên lạc, cho đến khi tìm được nó ư? Tìm được rồi, há người ấy lại không mừng rỡ,…
Read MoreĐôi điều suy nghĩ
Chúa đem con vào đời, nhưng mục đích chính yếu của cuộc sống lại là chờ đợi một chuyến đi. Sân ga không phải là quê hương của con để con bám víu và xây đắp, nhưng chỉ là bến tạm để đợi chờ con tàu. Khi nào thì con tàu sẽ đến để đem con đi? Khi nào con từ giã cuộc sống? Con chẳng biết được thời giờ định mệnh này. Thưa Chúa, có điều con muốn nói là trong khi chờ đợi, trong lúc nhìn thời gian…
Read MoreMượn Xác
Có một loài ốc mang tên ốc “mượn hồn”. Nó là con ốc đã chết từ lâu, sóng biển trôi nó dật dờ. Rồi có kẻ đi mượn nó để sống. Kẻ mượn nó là một con cua nhỏ. Gặp chiếc vỏ ốc lăn lóc này, con cua nhỏ chui vào nương thân, lấy vỏ ốc làm nhà. Từ đó, nó lê đi trong đời. Không biết câu chuyện có thật vậy không. Nghe như có vẻ hoang đường. Tuy nhiên có điều chắc chắn, vỏ ngoài là ốc nhưng…
Read More