GIẾT NGƯỜI ĐI THÌ TA Ở VỚI AI ?

“Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (x.Ed 18,23). Câu Lời Chúa thường được lặp đi lặp lại trong suốt mùa Chay thánh nói lên tấm lòng của Đấng chúng ta tôn thờ. Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật XVI TN A khởi đầu bằng đoạn trích sách Khôn ngoan làm nổi rõ lòng từ nhân của Thiên Chúa đồng thời gieo rắc niềm hy vọng cho tội nhân xiết bao: “Chúa xử khoan hồng vì Ngài…

Read More

VƯỢT QUA KHỔ ĐAU

Người ta luôn không hài lòng về số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort). Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên thực trạng của con người trong kiếp nhân sinh lữ thứ. Đời là một bể trời khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui sao chẳng cười khì!” Lời than thở của một thi nhân Việt Nam như chứng thực điều này. Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho đất, bán lưng…

Read More

ĐỊA CHỈ TỐI ƯU

Các bạn trẻ ngày nay rất thích nghe diễn giảng về chủ đề thành công trong cuộc sống. Có một vài điểm chung trong các bài diễn thuyết của nhiều danh nhân, doanh nhân thành đạt mà có thể kể ra hai điểm chung thường thấy trình bày đó là để đạt thành công trong cuộc sống thì cần phải có “hoài bão” (ambition) và biết cách “đầu tư” (investing). Sống mà không có hoài bão tức là không có mục đích, lý tưởng cụ thể thì hầu chắc không…

Read More

ĐỂ GIÚP NHAU ĐỪNG SỢ

Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ, trong thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng lẫn sau khi từ cõi chết phục sinh, đó là “anh em đừng sợ!”. Bài Tin Mừng Chúa Nhật XII TN A một lần nữa cho ta nghe sứ điệp này. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!” Là con người, chúng ta khó tránh nhiều nỗi sợ hãi, có nguyên nhân cũng nhiều mà vô cớ…

Read More

TÌNH CHO KHÔNG

Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó (you get what you pay). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay…

Read More

VÀI CÂU HỎI ĐÁP ĐƠN SƠ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Hỏi: Bí tích Thánh Thể là gì? Thưa: Là thực sự Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh và rượu (bánh và rượu đã được truyền phép thành sự). Thiên Chúa đã ban cho các bà mẹ có khả năng chuyển hoá thịt máu mình qua hình thái “dòng sữa”. Phạm trù chuyển đổi “bản thể” thì hãy để các thần học gia kinh viện bàn luận. Tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa, tin Chúa Giêsu là Đức Chúa Trời Ngôi thứ Hai,…

Read More

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN

Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”.Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái…

Read More

BIỆN CHỨNG MỤC TỬ– CHIÊN

Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu…

Read More

CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta…

Read More

NHỜ CHÚA ĐẾN

Xưa lẫn nay, nhiều nơi trên thế giới, hạng người bán thân nuôi miệng thường được gắn liền với hạng người dắt mối, bảo kê được gọi là ma cô. Trong khi nhóm trước kiếm tiền bằng thân xác mình thì nhóm sau lại kiếm tiền trên thân xác kẻ khác. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy nhóm người thu thuế thường được gắn liền với phường bán thân nuôi miệng. Dưới cái nhìn này thì người thu thuế chẳng khác gì phường ma cô mà còn tệ hại hơn…

Read More

MẸ MÂN CÔI: NGƯỜI DẪN LỐI VỀ TRỜI

Nói đến cha thánh Gioan Maria Vianey, hẳn chúng ta ít nhiều nghe kể về một chuyện như giai thoại của vị linh mục ngày đầu về nhận xứ. Vì không biết đường đến nhà thờ, cha Vianey bèn hỏi một em bé: Bé ơi, chỉ cho cha con đường đến nhà thờ xứ này đi, rồi cha sẽ chỉ cho bé con đường về trời. Em bé đáp ngay: Xạo quá ông cha ơi, con đường đến nhà thờ mà ông còn chưa biết thì đường về trời ông…

Read More

LUẬT SAMARITANÔ

(Chúa Nhật XV TN C) Câu chuyện kể của Chúa Giêsu về người Samarianô nhân hậu đã khởi hứng cho một câu chuyện phim khá lý thú. Nội dung chuyện phim như sau: Một cô sinh viên trường y đang học năm cuối chương trình y khoa một lần kia chứng kiến một người đứng tuổi mập mạp đang trong cơn đột quỵ. Hoàn cảnh lúc ấy thật cấp bách, theo sự hiểu biết về y khoa mà cô sinh viên đã tiếp thu ở nhà trường thì cần phải…

Read More

Ý CHÚA? – KHÔNG CHẮC!

Có thể nói rằng toàn thể Giáo Hội Công Giáo đều nhìn nhận vai trò, vị trí quan trọng của thánh cả Giuse trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và theo dòng thời gian nhiều nhân đức của thánh nhân ngày càng được đoàn tín hữu Kitô suy ngắm, học hỏi, noi gương. Một trong những nét trổi vượt của thánh Giuse đó là “không thấy nói gì”, nhưng lại mau mắn, nhiệt thành thực thi thánh ý Thiên Chúa. Xin được nhìn vào cuộc đời của thánh nhân để ngẫm suy…

Read More

NẠN ĐỘC QUYỀN

Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục… Con người xưa và nay đều dễ vướng vào chước cám dỗ độc quyền. Khi đã nắm độc quyền dù ở lãnh vực nào đi nữa thì vị thế, vai trò của họ là như bất khả xâm phạm, chưa kể trong nhiều lãnh vực, khi đã được độc quyền thì lợi ích của họ luôn được bảo đảm. Đằng…

Read More

Lấy làm lạ vì họ không tin

Sau khi cho chúng ta chứng kiến quyền năng của Đức Giêsu mạnh hơn cả cái chết, thánh Maccô đưa chúng ta đi theo Người về nơi quê quán là Nadarét. Tiếng đồn về Đức Giêsu đã vang khắp nơi, lôi kéo người bốn phương tìm đến với Người (Mc 3, 7-8), nay về thăm quê, chúng ta tưởng rằng Đức Giêsu sẽ được dân làng đón tiếp linh đình, kèn trống râm ran, như cảnh “trạng về làng vinh quy bái tổ”. Chuyện diễn ra không như chúng ta…

Read More

Làm sao để yêu thương tha nhân như chính mình

Là Kitô hữu, chúng ta không ít lần được nghe diễn giải về giới luật yêu thương là mến Chúa và yêu người. Đã từng có nhiều vị, vì muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ hổ tương giữa đạo mến Chúa và việc yêu thương tha nhân nên đã dùng hình ảnh hai mặt của một đồng tiền. Là hình ảnh minh hoạ dĩ nhiên vẫn có đó sự khập khiễng cần chấp nhận. Tuy nhiên cái hình ảnh hai mặt của một đồng xu xem ra không chỉ…

Read More

Sống với và sống cho

Dù chứng cứ là các vật hóa thạch không là bao nhưng học thuyết tiến hóa dường như thu hút nhiều người khi giải thích mối liên hệ giữa các loài. Tuy nhiên gần đây một số nhà khoa học chợt thấy một vài khập khiễng trong hệ thống học thuyết vốn được xem là thời thượng này. Học thuyết tiến hóa đề cao sự chọn lọc tự nhiên, thích nghi môi trường và sự đấu tranh sinh tồn. Như thế loài càng phát triển cao thì hẳn nhiên khả…

Read More

Thật đáng thương

Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người được xem là đạo hạnh, đáng trọng kính theo cái nhìn của người đương thời, thế mà bị đem ra để đối trọng với thế bại trận trước phường thu thuế đáng khinh, đáng phỉ nhổ. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (một người thuộc nhóm Pharisiêu và người kia thì làm nghề thu thuế) mà Chúa Giêsu kể chắc hẳn khiến nhiều người lúc bấy giờ…

Read More

Gặp gỡ: Thành sự tại nhân

Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này giáo hội khi dọn cho chúng ta bàn tiệc Lời Chúa, đặc biệt qua bài Tin mừng, muốn giới thiệu hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến…

Read More

Làm đầy tớ

Đọc Tin Mừng, ta thấy dường như duy chỉ có trường hợp hai anh em nhà Giêbêđê ( hay chính người mẹ của hai ông này ) đến xin Chúa Giêsu cho xí phần tả hữu khi Chúa được vinh quang nghĩa là khi Chúa làm vua, theo mộng tưởng của hai vị. Dù rằng mười vị còn lại có biết chuyện này, vì các vị đã tức tối ra mặt, nhưng không thấy vị nào mon men đến xin xỏ Thầy một chức vị nào đó cho sau này.…

Read More

Chân Lý và Những Hệ Lụy

Chúa Nhật XIX TN B Hằng năm cứ vào những Chúa Nhật cuối tháng 7 và đầu tháng 8, nhiều linh mục thấy oải vì Hội thánh dọn bàn tiệc Lời Chúa cứ xoáy mãi vào đề tài Thánh Thể. Dĩ nhiên, mầu nhiệm Thánh Thể là khôn dò và thật khó tát cạn, nhưng đó là trong đức tin, còn với sự hạn chế của con người thì khi nói mãi một vấn đề hẳn sẽ gây nhàm chán không chỉ cho thính giả mà cho cả người trình…

Read More

Vai trò trung gian

Nghe hai từ trung gian, không ít người trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Dĩ nhiên không ai chấp nhận một sự tồn tại của chuỗi các trung gian nặng nề, vô bổ, gây phiền hà và gây lãng phí. Vì thế người ta tìm cách loại bỏ bớt những trung gian ấy ngay cả trong…

Read More

Truyền thống

Tin mừng tường thuật trong thời gian công khai đi rao giảng Chúa Giêsu không ít lần phớt lờ, đúng hơn là đã nhiều lần cố tình vi phạm truyền thống của người Do Thái. Truyền thống vốn là tốt nhưng nó có thể trở thành xấu khi làm cản trở dòng chảy đức tin và ân sủng. Đó là lúc nó bị xơ cứng, vón cục hoặc được nâng lên hàng tối thượng của các quy phạm chân lý. Giáo Hội Công giáo mãi xác tín vào các chân…

Read More

Voi và thuốc diệt cỏ!

Một ca từ của linh mục nhạc sĩ Nam Hoa nếu tôi không nhớ lầm đó là: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy (mà) bát cơm. Trời sinh voi sinh cỏ, sinh người và sinh muông thú…” dường đã đi vào quên lãng. Cũng có thể vì ít được phổ biến mà cũng có thể vì sợ bị hiểu lầm, bị cho là lạc hậu… Các bài đọc Lời Chúa của Chúa Nhật VIII TN A mà Giáo Hội trích và dọn…

Read More

Theo Chúa để đi đâu và làm gì?

“Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”(Lc 9,57). Một vị tôn sư được dân chúng tôn phong vào hàng ngôn sứ, có lời quyền năng cũng như nhiều hành động phi thường chắc chắn sẽ lôi cuốn nhiều người đi theo. Chuyện “thấy người sang bắc quàng làm họ” là chuyện bình thường kiếp người. Đi theo người có quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn nhiên dù ít nhiều cũng sẽ được lợi mặt này, mặt kia. Nhiều người không chỉ muốn theo Chúa…

Read More