Lễ Giáng Sinh không nhằm tưởng niệm một biến cố đã qua hơn 2000 năm nay, hoặc để kỷ niệm ngày sinh của một con người siêu vượt, nhưng là một thực tại phát sinh ơn cứu độ cho tất cả nhân loại chúng ta. Đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng không chỉ đã nhập thể làm người, sống trọn kiếp người, mà vẫn còn hiện diện cách linh thiêng sống động giữa mọi người, trở nên mô mẫu của việc làm người cho mỗi con người.…
Read MoreAuthor: Lm. Thái Nguyên
Sức mạnh của lời nói (2)
“Ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa.” (1Pr 3, 10) Lời nói phát xuất từ bên trong Lời nói thể hiện con người: “Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.” (Hc 27, 6). Nguyên nhân sâu thẳm của lời nói phát xuất từ bên trong, do tâm ý mà có. Vì thế, những lời nói tồi tệ phóng ra qua cửa miệng…
Read MoreSức mạnh của lời nói
“Ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa.” (1Pr 3, 10) Ý niệm Cũng như tư tưởng là một sức mạnh tạo nên những hệ quả lớn lao, thì lời nói cũng có một tác dụng khôn lường trên đời sống con người. Tư tưởng thì thai nghén, còn lời nói thì sản sinh. Tư tưởng xấu thì còn có thể ngăn chặn kịp, nhưng lời nói xấu thì không không…
Read MoreTội Lỗi và Thánh Thiện
Bản chất của tội lỗi “Tội lỗi không xấu vì nó bị cấm, nó bị cấm vì bản chất của nó là xấu” (Franklin). Qua câu chuyện Ađam-Evà, Kinh Thánh trình bày cho ta thấy tội là một sự đối kháng với Thiên Chúa, muốn thay thế Thiên Chúa làm chủ tể vận mệnh đời mình, và lấy mình làm khuôn thước định đoạt về sự lành, sự dữ. Sự kiện bắt đầu với lời dụ dỗ của con rắn, làm cho con người nghi ngờ về Thiên Chúa, Đấng…
Read MoreSống Mùa Vọng
Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, từ động từ Advenire, tiếng Anh là Advent, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”. Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối…
Read MoreThánh ý Chúa trong cuộc đời (2)
“Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con.” (Tv 119, 111) Thánh ý Chúa – con đường hẹp Để sống thánh ý Chúa mỗi ngày toàn vẹn hơn, ta phải trải qua lắm gian nan trên con đường hẹp. Thiên Chúa dạy dỗ con tim bằng đau khổ và chướng ngại, chứ không bằng những ý niệm và nhận thức suông. Điều này cũng giống như thanh sắt được người thợ rèn trui luyện nhiều lần trong lò lửa, nó phải…
Read MoreThánh ý Chúa trong cuộc đời (1)
“Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể (Tv 119, 14). Chắc chắn không ai trong nhân loại có khả năng sống thánh ý Chúa như Đức Maria. Đối với Đức Mẹ, chỉ có ý muốn Thiên Chúa là quan trọng, nên “Xin Chúa cứ làm cho tôi theo lời Ngài” (Lc 1, 38). Theo ý Chúa, Mẹ đã vui tươi đón nhận bổn phận cũng như những đau khổ mà mỗi giây phút mang đến, như là quà tặng của Thiên Chúa,…
Read MoreNhững Điều Kỳ Diệu Trong Tâm Hồn (5)
Môisê đã chọn cuộc sống du mục và vui với kiếp chăn chiên của mình trong sa mạc, sống bình dị, nghèo khó, không mơ ước gì hơn. Tuy nhiên, qua những suy luận logic của tâm lý học dựa trên những dữ liệu Kinh Thánh cho ta thấy tâm hồn ông vẫn khắc khoải tìm Chúa, và trăn trở về đời sống bị đày đọa của anh em mình, đau cái nỗi đau của dân tộc mình. Ông vẫn thao thức khôn nguôi trước sự biến chuyển về định…
Read MoreNhững Điều Kỳ Diệu Trong Tâm Hồn (4)
Trong tâm hồn mình ai cũng mang một lý tưởng thánh thiện và những hoài bão sâu xa. Nhưng rồi trong lộ trình vươn lên tới những điều cao vượt đó con người vẫn luôn bị hạn chế bởi những yếu tố rất tương đối, vì thế không ai có thể tự hào về đời sống mình dù đạt tới mức độ nào đi nữa. Tất cả đều có thể tiêu tan trong phút chốc nếu có chút tham vọng và thiếu lòng khiêm tốn chân thành. Nhưng gì cao…
Read MoreSức Mạnh Của Tư Tưởng (2)
“Tư tưởng lóe lên từ nhịp đập của trái tim” (Kn 2, 7) Tác động hỗ tương giữa tư tưởng và hành động Triết gia Epitète khuyên ta phải triệt để xua đuổi những tư tưởng xấu xa ra khỏi đầu óc, vì nó gây ra những căn bệnh nghiêm trọng về tinh thần. Nó còn là nguyên do của những bệnh tật thể lý. Ông nói: “Những bệnh này thường do người đau không biết làm cho đời sống của mình thích nghi với những vấn đề thực tế”.…
Read MoreSức Mạnh Của Tư Tưởng (1)
“Từ tâm não mà tư tưởng phát sinh” (Hc 37, 17). Tư tưởng làm thành cuộc đời Tư tưởng điều khiển toàn thể cuộc sống ta, nó xác định hành động, thái độ và hình ảnh tự thân của một con người. Ta là điều mà mình tư tưởng. “Không phải tự cho ta là người thế nào, thì ta là người thế ấy, nhưng ta suy nghĩ làm sao, thì thái độ ta như vậy” (Normal Vincent Pale). Nhà tâm lý học thời danh Emerson cũng nói rằng: “Suốt…
Read MoreNhững Điều Kỳ Diệu Trong Tâm Hồn (3)
Cái khao khát thâm sâu của cuộc sống tâm hồn là trở nên vẹn tuyền và hạnh phúc trong tình yêu, với Chúa với mọi người, và với cả vạn vật chung quanh. Muốn đạt tới điều này con người bó buộc phải trải qua con đường thanh luyện tâm hồn mình. Có cây cối nào sinh hoa kết quả mà không phải trải qua gió sương, mưa nắng, đào xới, cắt tỉa, phân bón… Cũng vậy, cuộc sống mỗi con người là một cây cao quí vô song mà…
Read MoreHuyền Nhiệm Đời Sống Đạo (3)
“… theo Thầy …” (Mt 10, 38; 16, 24; Mc 8, 34; Lc 14, 1; 14, 27) 1. Theo Đạo Theo một tôn giáo thường được gọi là theo đạo. Theo đạo là theo một con đường. Trở về Cựu Ước ta thấy rằng, theo Thiên Chúa tức là bước đi trong đường lối Người, đường lối mà Người đã dùng khi dẫn dân Người trong thời Xuất Hành. Israel luôn được kêu gọi bước theo Giavê như hôn thê theo hôn phu (x. Gr 2, 2), như đàn…
Read MoreHạnh Phúc Trong Cuộc Đời
“Hãy sống thân tình với Thiên Chúa và xây dựng bình an, anh sẽ tìm lại được hạnh phúc” (G 22, 21). Thiên Chúa dựng nên con người để con người được hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc? Đó có phải là thứ hạnh phúc mà con người ước mơ và say mê tìm kiếm, chinh phục không? Hạnh phúc đó có thể hình thành theo toan tính và cách thức của con người không? Hạnh phúc đó có trọn vẹn, bền vững và vĩnh viễn không? Trước…
Read MoreNhững Điều Kỳ Diệu Trong Tâm Hồn (2)
Trong mỗi người chúng ta có một nguồn lực vô song. Nếu tin và biết cách thể hiện và phát huy nguồn lực này con người sẽ trở nên vĩ đại. Không phải vĩ đại với người khác cho bằng vĩ đại với chính mình, không phải vĩ đại vì vượt trên người khác nhưng là vì vượt lên chính mình. Đây không phải là điều con người muốn cho bằng Thiên Chúa muốn. Và như vậy đuờng hướng đó cũng chính là ơn gọi cao cả của đời sống…
Read MoreHuyền Nhiệm Đời Sống Đạo (2)
“… vác thập giá …” (Mt 10, 38; 16, 24; Mc 8, 34; Lc 14, 1; 14, 27) 1. Tình yêu Thập giá Thập giá của Đức Kitô là một sự điên rồ khó hiểu nhất trong các sự điên rồ: “Phải, trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Dothái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân…
Read MoreHuyền Nhiệm Đời Sống Đạo
“Từ bỏ chính mình…” (x. Mt 16, 24; Mc 8, 34; Lc 9, 23) Trong một thế giới đang chạy theo khoái lạc, lợi nhuận và sở hữu không ngừng mà nói đến sự từ bỏ thì quả là xa xôi, không tưởng. Bị ảnh hưởng bởi não trạng hưởng thụ vật chất, chúng ta thường coi những giá trị ở đời này như tiền bạc, danh lợi, địa vị là trên hết. Nhưng đối với những ai đã từng kinh qua với nhiều trải nghiệm trên đường đời mới nhận thấy…
Read MoreNhững Điều Kỳ Diệu Trong Tâm Hồn
Càng biết sống cuộc sống của mình, càng ngày tôi càng nghiệm ra những điều linh thiêng và mới mẻ trong chính tâm hồn mình. Chính những cảm mghiệm này giúp cho tôi ngày càng trở nên bình lặng hơn trước những công việc và con người. Qua đó, tôi càng cảm thấy tính chất phù vân của mọi sự, nhận chân ra những giá trị sâu thẳm của cuộc đời mình, tình cảm và mọi thứ bên ngoài chỉ còn là những phụ thuộc. Vì thế trong đời sống…
Read MoreBắt Đầu Lại
“Chỗi Dậy Đi, Đừng Sợ” (Mt 17,7) Bắt đầu lại không có nghĩa là bỏ quên ngày hôm qua, hoặc lãng quên những lỗi lầm và thiếu sót của mình, cũng không tìm quên một biến cố đau thương trong đời, nhưng là cố gắng làm tốt hơn những gì mình đã làm, sống tốt hơn những gì mình đã sống. Bắt đầu có khi đòi ta phải đổi phương hướng hay phương cách, nhưng sự thường là dừng lại để ngẫm nghĩ, rồi tiếp bước trên cùng một con…
Read MoreSống Khôn Ngoan
“Chúng tôi không sống theo lẽ khôn ngoan người đời,nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa.” (2Cr 2, 12). Những nền văn hóa Đông phương đều lo tìm kiếm sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan này nhằm mục đích thực tế là giúp con người cư xử thận trọng và khôn khéo để thành công trên đời. Điều đó bao hàm một suy tư về thế giới và cũng đưa đến một khởi thảo một nền luân lý, để rồi không thể thiếu liên lạc với tôn giáo. Vào thế…
Read MoreTự Do
“Anh em đã được kêu gọi để hưởng tự do, vậy chớ dùng tự do mà làm tôi xác thịt,nhưng hãy lấy lòng yêu mến mà phục vụ nhau.” (Ga 5, 13) Tự do! một từ ngữ thật sâu rộng và cũng rất mênh mang, nhưng cũng đầy hấp dẫn và là nỗi khát vọng của hết mọi người từ khởi thủy. Khái niệm tự do rất phức tạp, và nó được áp dụng cho những thực tế rất đa dạng, với những tinh nghĩa luôn luôn mới mẻ. Tự…
Read MoreĐối Thoại
“Mở rộng và làm phong phú hóa gia sản tinh thần bằng việc tìm hiểu và đối thoại.” (GE 11) Tinh thần đối thoại là hướng mở của tình hiệp thông. Con người của hiệp thông không dựa trên chính mình, nhưng dựa vào chân lý, đặc biệt là chân lý của sự sống và tình yêu. Không phải bất cứ sự sống hay tình yêu nào, nhưng là sự sống đang triển nở và một tình yêu đang rộng mở. Đó là con đường của Thiên Chúa đã đến với…
Read MoreMầu Nhiệm Giáng Sinh
Chúa đã làm người, và đã sống trọn kiếp người. Nhưng Ngài có lợi thế hơn tôi là được chọn quê hương, đất nước, dân tộc, cha mẹ, anh em, bạn hữu… Còn tôi sinh ra như một “định mệnh”, và như là một sự nhất thiết. Kết quả của việc sinh ra tôi có thể là từ tình yêu, nhưng tôi chẳng được chọn lựa gì khác ngoài việc phải sống làm người và nên người. Sự tự do của tôi chỉ đến sau sự hiện hữu của tôi,…
Read MoreTế Nhị
“Hãy thận trọng trong mọi sự (2Tm 4,5) TẾ NHỊ là khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong đối xử. Có những điều người ta thể hiện rất khôn nhưng không khéo nên dễ gây đụng chạm, đổ vỡ. Có những điều người ta rất thông thạo nhưng không tinh tế sẽ làm mất hòa khí và gây ra mặc cảm cho người khác. Có những điều cần phải nói lý lẽ nhưng nếu không nhã nhặn sẽ biến thành việc tranh chấp, hơn thua. Tế nhị là trang sức làm đẹp nhân cách con người, phát xuất từ tấm lòng hiền hậu và đức…
Read MoreThinh Lặng
Cần phải sống cái thinh lặng, bởi vì đó là con đường đi vào chính bản thân mình để biết mình. “Hỡi người, hãy tự biết mình”(Socrate), đó là giềng mối của mọi sự khôn ngoan. Trên phương diện nhân bản, ta thấy rằng chỉ có thinh lặng mới giúp ta thực sự lắng nghe để thấu hiểu và đón nhận người khác một cách chân thực như chính họ đang là, và giúp ta bước vào sự tương giao chân thực. Để nghe được một tâm hồn, phải trở nên nội…
Read More