Sự im lặng trước Phục Sinh. Các môn đệ của Chúa Giêsu đang lặng lẽ chìm trong nỗi nhớ thương người Thầy yêu dấu của họ. Cõi lòng họ như chứa đầy bóng tối, giống như bóng tối của khu vườn Giệtsimani, vào đêm người Thầy của họ bị bắt, giống như “bóng tối bao phủ khắp mặt đất” (Lc 22: 44) thê lương từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín trên đỉnh đồi Canvê, nơi người Thầy của họ bị xử chết cách bất công quá mức đau…
Read MoreAuthor: Phêrô Phạm Văn Trung
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
“Trước mặt Thiên Chúa, con người là kẻ ăn xin” (GLGHCG, số 2559). Những lời này trong Sách Giáo lý của Giáo hội cho thấy chúng ta cơ bản lệ thuộc vào Thiên Chúa. Sự lệ thuộc này có lẽ không nơi nào được minh họa rõ ràng hơn trong câu chuyện của Thánh Luca về tên trộm lành. “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Ngài: Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng…
Read MoreChúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
Sứ điệp mà Chúa Kitô trong Vườn Giệtsimani mang đến thế gian có vẻ không thực tế, nhưng lịch sử đã chứng minh điều đó là chân lý. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói: “Trong vở kịch về nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, về nỗi thống khổ của cái chết, về sự đối lập giữa ý chí không muốn chết của con người và ý chí thần linh hiến mình cho cái chết, trong vở kịch Vườn Giệtsimani này, toàn bộ vở kịch của con người, vở kịch về…
Read MoreCHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa chính là trọng tâm của sách Tin Mừng theo thánh Luca. Thánh sử Luca hiểu sâu và diễn tả rõ tình yêu xót thương của Chúa Cha được thể hiện nơi Chúa Giêsu, đặc biệt là đối với người nghèo, những người đau khổ, những người bị xã hội gạt ra ngoài lề. Trình thuật hôm nay của thánh sử về cuộc Khổ nạn, việc Đóng đinh, sự Tử nạn của Chúa Giêsu vẫn giới thiệu cho chúng ta một Thiên Chúa đầy lòng…
Read MoreCÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
Theo trình thuật Tin Mừng hôm nay, “Các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình” (Ga 8:3). Họ làm như thế là “nhằm thử Ngài, để có bằng cớ tố cáo Ngài” (Ga 8: 6). Bối cảnh câu chuyện Đây là cái bẫy ‘tiến thoái lưỡng nan” mà nhóm kinh sư và Pharisêu giăng ra một cách tinh quái nhằm buộc tội và triệt hạ Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu bảo không được ném đá người phụ…
Read MoreLÁ CHẮN CHỐNG LẠI NHỮNG CHUYỆN TAI TIẾNG
Thật đáng buồn, thế giới hiện đại đầy rẫy những vụ tai tiếng. Nhưng “tai tiếng” là một từ thường bị hiểu sai. Trong cách sử dụng hiện đại, nó có nghĩa là bất cứ hành động xấu xa, hoặc có vẻ xấu xa nào, của một người ở vị trí lãnh đạo. Định nghĩa này là không đủ. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về từ đó để có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi tai tiếng. Thánh Tôma Aquinô bắt đầu cuộc thảo luận…
Read MoreTÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
Sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa loài người là dành cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta, cho cả những người coi mình là người tuân giữ lề luật một cách nghiêm ngặt, như những người Pharisêu và các kinh sư, cũng như cho cả những người bị coi là người tội lỗi và những người thu thuế: “Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng. Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm…
Read MoreTIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Chê Ghét Tội Lỗi & Sám Hối Chê ghét tội lỗi không phải là sự ăn năn trọn vẹn; hoặc nếu có, thì sự ăn năn như vậy chỉ có kết quả nếu nó đi kèm với sự tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi Giuđa xét lại tội lỗi mình đã phạm, ông ta kinh hoàng. Túi tiền ông ta mang theo thiêu đốt ông ta đến nỗi tay ông ta không thể cầm nó theo nữa. Ông ta lang thang, tiều tụy, mất một thời gian, trong thành…
Read MoreĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Giáo hội Công giáo dạy rằng đạo đức dựa trên phẩm giá vốn có của mỗi con người, con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Do đó, Giáo hội công nhận tiềm năng trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng theo cách tôn trọng hoặc vi phạm phẩm giá con người, tùy thuộc vào ý định và hành động của những người tạo ra và sử dụng AI. Giáo hội công nhận những lợi ích tiềm năng của AI, chẳng hạn như cải thiện…
Read MoreLẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
Hầu hết người Công giáo đều quen thuộc với Bảy tội lỗi chết người, còn được gọi là Bảy mối tội đầu. Đây là những tội gây ra tất cả các tội khác, đó là lý do tại sao chúng được gọi là tội đầu – bởi vì chúng đứng đầu tất cả các tội khác. Nhiều hướng dẫn tâm linh, bài viết và thảo luận đã xoay quanh những phương cách chống lại những tội lỗi này và những nhân đức nào chúng ta nên cố gắng theo đuổi…
Read MoreHỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
Bài đọc Tin Mừng hôm nay đề cập đến hai thảm kịch. Một là tổng trấn Philatô sử dụng quyền lực sai quân lính giết những người Galilê đang dâng lễ vật trong Đền thờ: “Có mấy người đến kể lại cho Chúa Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng” (Lc 13: 1). Thảm kịch thứ hai là một tai nạn đáng tiếc khi một tòa tháp ở Silôác đổ xuống và làm…
Read MoreTHÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
Mặc dù các sách Tin Mừng không ghi lại bất cứ lời nào mà Thánh Giuse có thể đã nói, nhưng sự im lặng đó, vốn còn hùng hồn và đầy ý nghĩa hơn nhiều lời nói khác, cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về tính cách của Ngài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giảng giải về sự im lặng này của Thánh Giuse: “Các sách Tin Mửng không chứa một lời nào do Giuse thành Nadarét thốt ra: không có lời nào, Ngài không bao giờ nói. Điều này…
Read MoreCĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
Trong trình thuật Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu biểu lộ thiên tính của mình cho các môn đệ thân thiết nhất. Chúa Giêsu cho thấy Ngài là Đấng vinh quang, vượt trội hơn cả Môsê và Êlia, vốn là những nhân vật vĩ đại trong lịch sử của dân Israel thời Cựu Ước. Cuộc biến hình của Chúa Giêsu là để xác định lời công bố trước đó của Ngài về cuộc khổ nạn, cái chết và trên hết là Sự Phục Sinh vinh hiển của…
Read MoreMÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là câu truyện lớn trong Kinh thánh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn Kitô hữu kỷ niệm sự kiện này vào Chủ Nhật Phục Sinh hằng năm. Nhưng bạn có biết người ta cần bắt đầu chuẩn bị cho lễ Phục Sinh 40 ngày trước đó không? Bốn mươi ngày đó, nghĩa là sáu tuần trước lễ Phục sinh, không kể các ngày Chúa Nhật, được gọi là Mùa Chay. Người ta tin rằng Mùa Chay bắt…
Read MoreCHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
Ba sách Tin Mừng nhất lãm đều kể lại câu chuyện quỷ cám dỗ Chúa Giêsu sau khi Ngài chịu phép rửa từ sông Giođan (Mt 4:1-11; Mc 1:12-13; Lc 4: 1-13). Trong phép rửa ở sông Giođan, tiếng nói của Chúa Cha mặc khải căn tính của Chúa Giêsu: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3; 21). Chính Satan, khi cám dỗ Chúa Giêsu, đã hai lần nêu rõ căn tính của Chúa Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…” (Lc…
Read MoreMƯỜI CÁCH CHÚNG TA CÓ THỂ THỰC HÀNH CHAY TỊNH
Chúa Giêsu nói: “Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc. 13: 3). Trong lần rao giảng đầu tiên về sứ vụ Công khai của Ngài, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta hoán cải: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc. 1:15). Nhiệm Thể của Chúa Kitô quảng đại ban cho chúng ta một mùa ân sủng, như mục đích của nó, là sự hoán cải…
Read MoreXIN CHO CON BIẾT CON
Chúng ta có khuynh hướng để mắt đến những hành động của người khác, tốt cũng như xấu, nhất là soi mói những thói xấu của người khác, rồi sau đó đóng vai trò thẩm phán xét đoán họ. “Medice, cura te ipsum – Này thầy thuốc, hãy tự chữa chính mình.” Đó là câu tục ngữ La tinh cổ xưa ám chỉ sự đạo đức giả của những người muốn chỉ ra khuyết điểm của người khác mà không chú ý đến khuyết điểm của chính mình trước. Đúng ra…
Read MoreĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ – GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng! Chúng ta hãy tiếp tục khám phá chủ đề về sự phân định. Lần trước chúng ta đã xem xét việc cầu nguyện, được hiểu là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa, như một yếu tố không thể thiếu. Việc cầu nguyện, không giống như vẹt nói, nhưng là sự thân tình và tin tưởng vào Chúa; việc cầu nguyện của con cái với Cha của chúng; việc cầu nguyện với một trái tim rộng mở. Chúng ta đã thấy…
Read MoreNHƯ TRÁI TIM NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA
Hôm nay, Tin Mừng theo thánh Luca công bố một sứ điệp rất ngắn gọn, nhưng lại sâu xa: đó là chuẩn mực của lòng nhân từ và cách thể hiện cụ thể của chuẩn mực đó: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6: 36). Thực ra, không dễ sống như Chúa Giêsu đòi hỏi: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho…
Read MoreTHỨ NĂM: THA KẺ KHINH DỂ TA
Trong tất cả những điều tôi rao giảng, rất ít điều có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ, và thường là tiêu cực, như việc kêu gọi hãy tha thứ. Tôi nhận được nhiều phản kháng tức giận hơn sau một Thánh lễ mà tôi rao giảng về sự tha thứ hơn là khi tôi nói về sự trong sạch, về lòng tham hoặc về bất cứ chủ đề đạo đức đầy thách thức nào khác. Có vẻ như cơn giận bắt nguồn từ hai thứ: thứ nhất, việc kêu…
Read MoreĐỨC CẬY – NIỀM HY VỌNG, MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG
“Những người hành hương của Hy vọng” có nghĩa là gì? Văn kiện của Đức Giáo Hoàng cho Năm Thánh bắt đầu bằng cụm từ: “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng” (Rôma 5:5). Cụm từ tuyệt đẹp này định hình cách sống cho năm nay. “Hy vọng không làm chúng ta thất vọng!” Những từ ngữ này có ý nghĩa to lớn khi rất nhiều người và thế giới của chúng ta đang bên bờ vực tuyệt vọng. Hãy nhìn chung quanh và xem xét hệ thống, cơ…
Read MoreNHỮNG TUYÊN BỐ LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU
Hôm nay, trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy hạnh phúc đích thực nằm ở đâu. Nhưng thoạt nghe, các mối phúc này không phúc chút nào theo mong ước thông thường của người đời, vì chúng đi kèm với nào là “nghèo khó, đói khát, khóc lóc và cả bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa” nữa (Lc 6: 20-22). Thật là những chuyện chẳng ai thích, vì ai cũng biết…
Read MoreTHIÊN CHÚA KÊU GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
Không có Thiên Chúa, mọi điều chúng ta làm chỉ là phù du mà thôi. Tác giả thánh vịnh nói: “Nếu Chúa không xây nhà, những người xây dựng cũng uổng công; Nếu Chúa không canh giữ thành, thì người canh gác thức canh cũng uổng công” (Tv 126:1). Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và nhiều người khác đã kinh nghiệm điều này trong mẻ cá kỳ diệu trên bờ Hồ Ghennêxarét. Chỉ mình Chúa là đủ Nếu Chúa Giêsu không hiện diện trên con thuyền cuộc đời chúng ta, con…
Read MoreKINH THÁNH CÓ THỂ TỰ MÂU THUẪN KHÔNG?
Những mâu thuẫn của Kinh thánh. Một số khác biệt giữa các đoạn Kinh Thánh có thể đặt ra vấn nạn. Một số người thậm chí còn coi đó là bằng chứng cho thấy Kinh thánh không đáng tin cậy. Vậy thì tại sao Kinh Thánh không phải lúc nào cũng nhất quán? Các yếu tố giải thích. Chúng ta có thể tìm thấy những mâu thuẫn nào trong Kinh Thánh? Những mâu thuẫn thì rất nhiều. Ví dụ, chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh hai phiên bản khác…
Read MoreGẶP GỠ CHÚA KITÔ
Tin Mừng Luca hôm nay kể về “bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa theo luật Môsê” (Lc 3: 22). Chúng ta học được gì từ câu chuyện này để chính mình ngày càng trở nên Kitô hữu đích thực hơn? Chúng ta cần học cách kiên nhẫn mong chờ và khát khao tìm gặp “Thiên Chúa cứu độ” như cụ già Simêon và bà Anna nơi Đền thánh của Ngài (Lc 3:38). Chính Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, đến tìm gặp…
Read More