YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT

Trong Luật Do Thái, còn gọi là luật Môsê, có 613 giới luật, gồm 365 luật cấm làm và 248 luật buộc làm. Chính vì thế những người Do thái vốn quan tâm đến việc tuân giữ lề luật Môsê thường hỏi điều luật nào được ưu tiên hơn những điều luật khác. Thực ra, ngay trong thời Cựu ước, dân Thiên Chúa đã biết rằng phải: “yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em.” Đây là điều luật mà họ gọi…

Read More

SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH

Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh? Tại sao người Công giáo tôn thờ Mẹ Maria? Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự khác xuất phát từ sự nhầm lẫn về một tín điều Công giáo được gọi là Các Thánh Thông Công. Sự hiệp thông của các Thánh là niềm tin rằng mọi Kitô hữu còn sống được kết nối với mọi thành viên khác của Giáo hội, dù còn sống hay đã chết, qua Chúa Giêsu Kitô. Theo Giáo lý của Giáo…

Read More

BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA

Sau khi nói về những xung đột trong Đền thờ giữa Chúa Giêsu và “các thượng tế và kỳ mục trong dân” (Mt 21: 23-27), Thánh Mátthêu mô tả thái độ cương quyết của Chúa Giêsu khi Ngài tiếp tục kể cho người Pharisêu những dụ ngôn về hai người con được người cha sai đi làm vườn nho, về những tá điền sát nhân, về tiệc cưới. Qua đó Chúa Giêsu kết luận: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước…

Read More

VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?

Chiêm niệm là một hình thức cầu nguyện cụ thể, thụ động và thầm lặng, dường như không thể tiếp cận được hoặc chỉ dành riêng cho những người khổ hạnh.  Không phải như vậy, vì mọi Kitô hữu, ngay cả giữa lòng thế giới ồn ào này, đều được mời gọi sống đời chiêm niệm. Viện Hàn Lâm Pháp cho biết: “Chiêm niệm là trạng thái của tâm trí bị cuốn hút vào việc nắm bắt một đối tượng có thể hiểu được.” Cụ thể hơn, trong lĩnh vực tôn…

Read More

Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa

Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu nói về một ông vua mời nhiều người đến dự tiệc cưới của con trai mình, nhưng đáng ngạc nhiên là không ai trong số những người đã được mời trước đến dự tiệc: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến” (Mt 22: 3-3). Họ đưa ra nhiều lý do khác…

Read More

Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau

Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng Chúng ta được mời gọi bước đi trên con đường hiệp hành trong tình bạn. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu. Tình bạn, với Thiên Chúa và với nhau, bắt nguồn từ niềm vui được ở bên nhau nhưng chúng ta cần lời nói. Tại Caesarea Philipphê, cuộc trò chuyện tan vỡ. Chúa Giêsu đã gọi Phêrô là “Satan”, kẻ thù. Trên núi, Phêrô vẫn không biết phải nói gì nhưng họ bắt…

Read More

CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA

Câu chuyện dụ ngôn quan trọng này hoàn thành câu chuyện dụ ngôn tuần trước. Dụ ngôn về hai người con cho thấy sự ngoan cố của dân Israel; còn câu chuyện dụ ngôn tuần này, nói về những tá điền độc ác, tập trung vào hình phạt sắp xảy ra. Chúa Giêsu so sánh dân Israel với một vườn nho được tuyển chọn, có hàng rào đặc biệt, có tháp canh, có người canh gác để trông chừng bọn trộm và lũ thú hoang: “Có gia chủ kia trồng…

Read More

Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”

Sáng thứ Hai, Cha Timothy Radcliffe, dòng Đa Minh và cựu Bề trên Dòng Giảng Thuyết, đã suy tư về ý nghĩa của “Tình bạn” với những người sẽ tham gia Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ bắt đầu vào Thứ Tư, ngày 4 tháng 10. Suy niệm 3 “Tình bạn” 2 tháng 10 năm 2023   Vào đêm trước khi chết, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Cha ngài: “Xin cho họ nên một như chúng ta” (Ga 17,21). Nhưng ngay từ đầu, trong hầu hết…

Read More

Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”

Vào sáng Chúa nhật, LM Timothy Peter Joseph Radcliffe, dòng Đa Minh và cựu Bề trên Dòng Giảng Thuyết, đã suy tư về ý nghĩa của “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng” với những người sẽ tham gia Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ bắt đầu vào Thứ Tư, ngày 4 tháng 10.   Suy niệm 1 “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng” Ngày 1 tháng 10 năm 2023   Khi Đức Thánh Cha yêu cầu tôi…

Read More

HOÁN CẢI BÊN TRONG DẪN ĐẾN VÂNG PHỤC BÊN NGOÀI

Câu chuyện dụ ngôn kể về một người đàn ông và hai đứa con trai của ông. Người đàn ông đó là chủ một vườn nho. Trong nền văn minh nông nghiệp của Israel, các vườn nho thường là hoạt động kinh doanh của gia đình. Và trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, gia đình này đang làm vườn nho. Hai người con trai làm việc cho cha nhưng cũng làm việc cho chính mình, vì họ là người thừa kế vườn nho. Người đàn ông đến gặp con trai…

Read More

HOÁN CẢI LÀ GÌ?

Thiên Chúa liên tục kêu gọi chúng ta tránh xa những gì có hại trong cuộc sống và quay trở lại với sự hiệp thông và với sự sống mới với Ngài. Hoán cải là dành cho tất cả mọi người. Hoán cải là chủ đề chính của toàn bộ Kinh Thánh và là sứ điệp lâu dài trong lịch sử cứu độ. Mọi lời tiên tri, mọi câu châm ngôn, thánh vịnh, biên niên sử, lề luật, điều răn, dụ ngôn, mối phúc và nhận thức sáng suốt về…

Read More

ĐỪNG PHÀN NÀN NỮA! HÃY BIẾT ƠN

Vâng, tôi chắc chắn rằng cuộc sống của chúng ta rất dễ dàng, và tôi sẽ cố gắng chứng minh. Hãy nghĩ xem: 100 năm trước, không có đèn điện, không có nhà vệ sinh xả nước, và tuổi thọ ở Brazil là 33 năm! Và nếu trong thế giới công nghiệp hóa, tuổi thọ không vượt quá 47 năm, thì rất có thể các bạn, những người đang đọc bài viết này, hẳn đã ở trong cõi vĩnh hằng, hoặc rất gần với cõi vĩnh hằng.  Được rồi, 100…

Read More

CẰN NHẰN HAY BIẾT ƠN MỘT THIÊN CHÚA NHÂN TỪ?

Ở Do thái, thời Chúa Giêsu, có rất nhiều vườn nho ở Galilê. Các chủ vườn nho thuê nhân công, đặc biệt là vào thời điểm thu hoạch. Những người thất nghiệp là phổ biến. Họ phải ra phố chợ ngồi chờ các chủ vườn nho đến thuê mướn họ làm việc công nhật.  Việc này không khác mấy với “chợ người”, “chợ lao động” một số nơi ở Việt Nam ta nơi những người đã quá độ tuổi lao động, không còn sức trẻ, hoặc người lao động trẻ…

Read More

TỘI LỖI CẦN ĐƯỢC THA THỨ, KHÔNG CẦN BIỆN MINH

Vào năm 1973, bác sĩ tâm thần nổi tiếng quốc tế, Karl Menninger, đã viết một cuốn sách có tựa đề Bất cứ điều gì cũng trở thành tội lỗi. Ông tiên đoán rằng sẽ đến lúc người ta không còn tin rằng còn có một điều gì đó bị coi là tội lỗi nữa. Với sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn và sự suy tàn của tôn giáo, con người sẽ bào chữa cho sự vô đạo đức của mình bằng cách đổ lỗi cho sinh học, quá trình giáo…

Read More

THA THỨ NHƯ ĐÃ ĐƯỢC THIÊN CHÚA THA THỨ

Câu chuyện dụ ngôn hôm nay của Chúa Giêsu kể về: “Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách” (Mt 18: 23). Dụ ngôn không có gì khó hiểu đối với con người hiện đại chúng ta ngày nay. Chúng ta không lạ gì với việc vay vốn để làm ăn, nơi các ngân hàng, với các quỹ tín dụng, kể cả “tín dụng đen” hoặc thậm chí chúng ta là người có nhiều tiền nhàn rỗi…

Read More

SỬA SAI BẰNG TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA

Sách Tin mừng theo Mátthêu đôi khi được gọi là Sách của Giáo hội vì dường như cho thấy rõ ràng hơn các sách Tin mừng khác về các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, tổ chức, quyền bính và trật tự trong cơ cấu và đời sống của Giáo hội. Trong Mátthêu chương 18, chúng ta có thể nhận ra các vấn đề và những tranh chấp trong các cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên mà Mátthêu viết cho họ. Trong số những vấn đề như vậy…

Read More

SUY NGHĨ THEO CÁCH CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài Tin Mừng tuần trước, khi các môn đệ, qua Phêrô, thừa nhận Chúa Giêsu là: “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16: 16) thì Chúa Giêsu đã trao cho Phêrô và các ông một quyền hạn cao nhất. Các ông được trao quyền của chính Thiên Chúa trên cộng đoàn tương lai của họ, một quyền năng lớn lao đến nỗi “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18): “Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như…

Read More

Ngay cả các vị thánh cũng phải thắng vượt sự nghi ngờ

“Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Gioan 20:29). Thánh Tôma Tông đồ có thể đã bị mang tiếng xấu: mọi người nhớ đến thánh nhân  vì nghi ngờ lời kể đầy phấn khích của các Tông đồ khác rằng họ đã nhìn thấy Chúa phục sinh (Ga 20: 24-25), nhưng chúng ta thường bỏ qua việc thánh nhân sẵn lòng chết vì Chúa Giêsu trước đó (Ga 11:16) và hoạt động truyền giáo sau này của ngài cũng như cái chết tử vì đạo của ngài. Thật vậy,…

Read More

CON TIN: “THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG”

Phần lớn sách Tin mừng của thánh Mátthêu được viết là để trả lời cho ba khía cạnh sau: Chúa Giêsu là ai? Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu theo căn tính của Ngài nghĩa là gì? Người ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn nào trước lời mời gọi của Chúa Giêsu? Đi tìm căn tính của Chúa Giêsu. Trong các bài Tin mừng hai Chúa nhật trước, chúng ta đã thấy những khía cạnh này được đặt ra trong khung cảnh Phêrô đi trên mặt nước…

Read More

NGƯỜI CÔNG GIÁO NÊN ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO

Người Công giáo nên đọc Kinh thánh như thế nào?  Như một cuốn tiểu thuyết? Hoặc như một cuốn sách khoa học? Có một số cách để đọc Kinh Thánh. Một trong những điều đầu tiên người Công giáo nên tìm kiếm là những chú thích ở đầu mỗi chương hoặc ở cuối trang cho biết các bản văn tương tự khác trong Kinh thánh. Điều này giúp người đọc hiểu từng câu cụ thể theo ngữ cảnh, thay vì một cách riêng rẽ. Kinh thánh cần được đọc trong…

Read More

KHIÊM HẠ VÀ KIÊN TRÌ TRONG NIỀM CẬY TIN

Bối cảnh của trình thuật Tia và Xiđôn là những thành phố trên bờ biển Địa Trung Hải, thuộc Liban ngày nay. Xiđôn nằm cách Tyrô 36km về hướng Bắc, có độ tuổi khoảng 4000 năm trước Công nguyên, được đặt theo tên của Xiđôn, con trai của Canaan; Canaan là con trai của Kham, một trong ba người con trai của Noê; Nôê là người đã đóng một chiếc tàu khổng lồ cứu muôn loài khỏi trận đại hồng thủy: “Các con trai ông Nôê ra khỏi tàu là:…

Read More

TẠI SAO VIỆC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY

Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mà chúng ta cử hành vào ngày 15 tháng 8, không chỉ là một phần bổ sung hay thêm vào của Công giáo đối với các nguyên tắc cơ bản của đức tin. Đó là một giáo huấn cực kỳ quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh và liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời dựa vào 8 lý do sau: Chúng ta sẽ dự phần…

Read More

CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN TRONG CƠN HOẢNG LOẠN CỦA TÔI

Chúng ta đã nghe khá nhiều bài giảng về đoạn Kinh thánh này, có người khen ngợi đức tin của Phêrô vì đã can đảm “từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Chúa Giêsu” (Mt 14: 29) dù ông mới chỉ được nghe bóng người ấy nói: “Cứ đến!” (Mt 14:29) và chưa mấy tin rằng người đang đi trên mặt biển là Thầy Giêsu: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” (Mt 14:28).…

Read More

Được Chúa Giêsu đem lên núi cao

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta được mời bước vào những giây phút riêng tư với Chúa Giêsu mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đã trải qua. Là người Do Thái, các ông hẳn đã quen thuộc với các thị kiến được tường thuật trong Sách Thánh, và điều này sẽ giúp các ông hiểu ý nghĩa của những gì các ông đã trải qua trên ngọn núi đó. Chúa Cha đã mặc khải cho ba tông đồ thấy Chúa Giêsu là Đấng vĩ đại hơn cả Môsê hay Êlia.…

Read More

KHO BÁU NƯỚC TRỜI

Chúa Giêsu mặc khải Nước trời như một kho báu quý giá. Trong dụ ngôn thứ nhất, chúng ta thấy hình ảnh kho báu được giấu kín: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng” (Mt 13: 44). Trong dụ ngôn thứ hai, chúng ta thấy hình ảnh một viên ngọc trai rất giá trị: “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp” (Mt 13: 45).  Chúa Giêsu cho thấy Nước trời là vô giá. Ngài chỉ ra cho chúng ta một giá…

Read More