Thưa quý vị, thưa các bạn, theo Đạo là đi theo một con đường, để tìm chân lý. Tại sao phải đi tìm chân lý ? Thưa, khi được sinh ra làm người, con người thế nhân không biết chân lý. Bởi vì, thế gian không có chân lý, sự sống thế gian vô định, vô nghĩa, vì vô thường ( theo thuyết nhà Phật) có nghĩa là mọi vật , tức sự hữu hình, hữu thể đều giả, vì nguyên lý hữu hình, nên cái gì có rồi sẽ mất, nếu không sự tranh giành dẫn đến sát phạt nhau, rồi cũng tiêu tan, bị hủy hoại. Bởi vì, tính vật lý, nên con người phải đi tìm chân lý, (người miền nam thì gọi là chơn lý, cách phát âm theo vùng miền).
Nếu con người không biết Đạo, thì cũng như con người không biết đường đi, nếu như vô thần, thì con người sẽ bị lạc lỏng, rơi vào khoảng không bế tắc. Vì nếu vô thần tất không có tín ngưỡng, không có tín ngưỡng con người không thể tự tìm chân lý, vì chân lý là lẽ sống SIÊU NHIÊN , không thuộc tự nhiên. Nếu không “dựa “ vào siêu nhiên, con người sẽ bị khủng hoảng nơi mặt đất, dẫn đến hoang mang rồi tàn lụi. tín ngưỡng sẽ cho con người một “Đức Tin”, tức sự cậy dựa vào thần linh, một chân lý của sự Tạo Thành, một sức lực của Đấng Toàn Năng, Toàn Giác, đó là Vị Thần Duy Nhất (Độc Thần ) là Thiên Chúa.
Khi chưa nhận biết được Thiên Chúa, tức chưa đón nhận sự mặc khải từ Thiên Chúa, con người có thể đi tìm những vị thần linh dưới Thiên Chúa, hoặc giả từ những người cảm nhận được sự mặc khải chân lý từ Thiên Chúa, nhưng không trực tiếp từ Ngài mà qua nhiều vị tôn sư từ con người tự giác ngộ, sự tự giác để tha giác cũng là một sự mặc khải đến từ Thiên Chúa qua sự cảm thức, nhận thức sự vô thường của nhân thế, muốn tìm ra chân lý, tức sự thật từ nguyên lý nhân sinh quan, của vũ trụ quan, mà người ta gọi là khoa học.
Vậy, khoa học cũng chính là những kỳ qua của vũ trụ, vạn vật, mặc nhiên khoa học phải do sự Tạo Thành của Thượng Đế là Thiên Chúa duy nhất. Vì khoa học là thế giới vật lý, mọi vật thể đều biến đổi, không dừng lại sinh ra sự vô thường. Sự vô thường cũng lẫn quẫn trong kiếp nhân sinh thì gọi là “luân hồi”. Luân hồi trong vật thể của vật lý thì gọi là “đầu thai”, nhưng nếu không tin vào tâm linh, không tin có linh hồn thì làm sao có chuyện đầu thai, mà gọi là luân hồi. Nhưng, nếu tin có linh hồn, thì phải nhờ “ƠN CỨU ĐỘ”, tức thế giới siêu nhiên. Muốn siêu thoát, tức nhận được ơn Cứu Độ, được giải thoát, được sống trong thế giới siêu linh, mặc nhiên phải tin có linh hồn. Sự bất tử của linh hồn là hữu lý, bởi vì thế giới hữu hình là vật lý không thể sống trong siêu nhiên, vậy linh hồn siêu nhiên, mặc nhiên là bất tử. Sự bất tử của linh hồn minh chứng có Thiên Chúa, vì nếu không có Thiên Chúa làm sao có linh hồn, nếu không có linh hồn làm sao có sự sống vĩnh cửu, nếu không có sự sống vĩnh cửu, mặc nhiên không có sự sống tồn tại, minh nhiên cả sự sống tự nhiên nữa. Vì nguyên lý tự nhiên do siêu nhiên mà hình thành, chúng ta thử nghiệm xem, nếu chỉ có sự sống tự nhiên không thôi, chắc chắn phải có kẻ mạnh nhất thống trị, nhưng không ai là mạnh nhất cả, vì, sự sống tự nhiên không có gì và không kẻ nào mạnh nhất, đó là nguyên lý tự nhiên. Nguyên lý tự nhiên là biến đổi, nếu không biến đổi thì không phải tự nhiên, chúng ta thấy cục đá không biến đổi, hay là biến đổi rất chậm, thì ngàn đời nó vẫn là cục đá. Nhưng, nước biến đổi thì nó trở lại tái sinh, vậy điều gì “tái sinh” thì cái đó mạnh nhất, nhưng cái mạnh của sự tái sinh vẫn ở trong chu kỳ tuần hoàn, sự tuần hoàn đó không phải là sự sống siêu nhiên, mà là tự nhiên. Đời sống vật lý là một chuỗi tuần hoàn, nếu chúng ta không tin có linh hồn, thì chỉ tin vào đời sống vật lý, đời sống vậy lý, mặc nhiên không có trường sinh, mà không có đời sống siêu nhiên, thì làm gì có tâm linh, nếu không có tâm linh , thì lấy gì mà cầu siêu, cầu ai, ai có thể cầu được ? Không có đối tượng để cầu,vì không tin vào sự sống siêu nhiên, vì vậy không có ai làm chủ. Theo đó, nếu con người tin vào siêu nhiên, mặc nhiên phải có Đấng làm Chủ, đó làThiên Chúa là Chủ Trời Đất vạn vật sinh linh.
Theo đó, các Thánh Tử vì Đạo đã được mặc khải chân lý là Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa mới là sự thật, vì Người làm Chủ siêu nhiên lẫn tự nhiên. các thánh Tử vì Đạo đã cảm nghiệm sự sống siêu nhiên từ Thiên Chúa là nguồn mạch của sự sống bất diệt. Sự sống ấy bắt nguồn từ Tình Thương Cứu Độ của Thiên Chúa, Đạo Công giáo không phải là một Đạo mê tín, mê tín là một sự tin theo không có nguyên lý, không lý giải điều mà người ấy tin. Tin không có sự thông truyền từ niềm tin ấy, gọi là mê tín. Đạo Công giáo bắt nguồn từ niềm tin vào Thiên Chúa, một sự thông truyền chúng cho mọi người, gọi là sự mặc khải chung, sự thông truyền riêng tư cho một ai đó, gọi là mặ khải riêng. Đạo Công giáo được gọi là Đạo Mạc Khải, vì chính Thiên Chúa thông truyền từ thời Cựu Ứơc, tức cách đây rất lâu, cụ thể đến thời Tân Ứơc chính Chúa Giêsu đã mạc khải cho các Thánh Tông Đồ, như Đoạn Lời Chúa hôm nay ( Lc 21, 5 -19).
Như thế, Lời Tin Mừng là Lời của sự sống vì được chính Thiên Chúa mặc khải, con người vốn dĩ có đời sống siêu nhiên bên cạnh đời sống tự nhiên, vì vậy, con người luôn khát khao tìm kiếm chân lý về mình, nếu họ không tìm ra hoặc không đón nhận, hoặc không được thông ban, thì họ không biết, lúc đó họ cho là “ vô thần”, những kẻ chủ trương vô thần, họ cũng không thể biết là đúng sai, mặc nhiên họ dùng đến bạo lực, bất kể chân lý là điều thiện lành. Họ xem điều thiện lành là nhu nhược, nên chi, họ đàn áp người tín hữu, kể cả mọi sự gian ác nhất để hành hạ, hầu làm mai một chân lý Đức Tin.
Vì vậy, Lễ các Thánh Tử vì Đạo là dịp để ôn lại “ chân lý Đức Tin ”, các ngài đã cổ vũ một niềm tin vào chân lý là Thiên Chúa và vào sự sống siêu nhiên, một sự sống không mai một. Vì vậy, Máu của các ngài là “Hạt giống Đức Tin”, theo chính Vị Thầy Chí Thánh là GIÊSU, Đấng đã mặc khải chân lý Tin Mừng và đã làm chứng về chân lý ấy. Vì thế, cho nên trong muôn ngàn chứng nhân anh dũng vì Đức Tin, tại miền Gò Thị , thuộc giáo phận Quy Nhơn, Bình Định, co một vị thánh Tử Đạo là trùm họ , ông cố của một vị linh mục và một nữ tu, là thánh ANRÊ Năm Thuông, Chúa ban cho ngài không đổ máu, nhưng tuổi già 65 đã bị đày từ Gò thị, đi bộ vào miền Nam, đến tận Mỹ Tho, và đã gục ngã vì đuối sức, nhưng vẫn “ KIÊN TRUNG “ đến cùng.
Như chúng ta biết, vừa qua, ngài 04/11/ hằng năm, tại Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương, theo truyền thống có bốn vị thánh Tử Đạo nổi tiếng trong đó ba vị là người nước ngoài truyền giáo và một vị chủng sinh là người Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì Đạo Thánh một sự kiên trung bất khuất, đã mừng kính trọng thể bốn vị chứng nhân Đức Tin.
Tại Miền Nam, có Đền kính Các Thánh Tử Đạo tại Ba Giồng, Mỹ Tho, trong đó có hai vị quen thuộc là thánh Qúy và thánh Lựu, một mục tử và một cụ trùm họ. Hai vị thánh nầy được phúc đổ máu vì Danh Chúa. Như vậy, Bắc , Trung , Nam ba miền đều có đủ, chưa kể những tỉnh nhỏ như Bà rịa, Vũng Tàu, nơi có mồ chôn tập thể, bị thiêu sống lến đến hơn hai trăm người, hai trăm vị chứng nhân oanh liệt. Vâng, con số chỉ tượng trưng không thể kể chính xác được, nhưng có vô số chứng nhân Tử Đạo.
Ơn Phúc Tử Đạo là một ân sủng đặc biệt dành cho những ai trung kiên bước theo Chúa Giêsu, Vị Mục Tử vì Nước Trời.Thật ra, sự chết về thân xác thật kinh khủng, nhưng các ngài suy đến cái chết của Thầy Giêsu, một cái chết vì tình yêu tự hiến, tức cho không, chứ không phải vì tội. Vì vậy, lý tưởng Tử Đạo là một lý tưởng vinh quang.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mặc khải Nước Trời bằng một Lời mời trung kiên cho những ai bước theo Người, trong đó có vô vàn các vị Tử Đạo, xin thương ban cho chúng con luôn luôn vững tin vào Chúa, hầu chúng con có được sự trung kiên bước theo Chúa đến cùng, như vậy chúng con mới xứng đáng nhận lãnh phúc trường sinh, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời ./. Amen
Nguyện xin các thánh Tử Đạo tại Việt Nam cầu cho chúng con ./.
P.Trần Đình Phan Tiến