Thánh Tử Đạo Việt-Nam Tháng 01

Ngày 13 tháng 11
Thánh Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM
Quan án – (1780-1859)

Đaminh Phạm Trọng Khảm sinh khoảng năm 1780 trong một gia đình bảy anh em giàu có tại làng Quần Cống tại làng Xã Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc phận Bùi Chu). Thân phụ ông là cụ Phạm Tri Khiêm, một hương chức danh giá được dân làng trọng vọng. Hấp thụ được nhiều tính tốt của cha cậu Khảm nổi tiếng là người con có hiếu. Năm 18 tuổi, anh vâng lời song thân kết hôn cùng cô Anrê phượng, một thiếu nữ đạo hạnh trong làng. Hai vợ chồng sống rất thuận hòa, được dân làng tin phục mến yêu. Đặc biệt hai người biết hiệp lực giáo dục và khích lệ con cái học hành. Con trai ông là Cai Thìn cũng làm đến chức Chánh Tổng, được mọi người kính nể và kiên trung làm chứng cho đức tin đến hơi thở cuối cùng với cha của mình. Ba người con gái của ông là bà Nhiêu Côn, Nhiêu Trữ và Hậu Địch cũng được đi học như các con trai, nổi tiếng lanh lợi tháo vác.

Khi bị bắt, vợ cụ An Khảm đã gần 80 tuổi, vừa là tiên chỉ trong làng vừa là hội viên dòng ba, kiêm chức Trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận cụ là người đạo đức, giàu lòng bác ái và lòng nhiệt tình trong những trách vụ. Các thừa sai, cả các Giám Mục cũng biết tiếng và cũng đến trọ nhà cụ trong những ngày khó khăn. Với giáo xứ cụ cộng tác đắc lực với cha sở trong việc điều hành tổ chức họ đạo. Với xóm làng cụ là một người đức độ, quan tâm đến nhu cầu mọi người cả xác lẫn hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho kẻ nghèo khó, và khích lệ mọi người can đảm trước những bách hại. Gia phả con cháu cụ đi lại rằng : “Gia nhân phải kiếm kẻ nghèo khó vào ngồi chung thì cụ mới ăn cơm.”

Vì sẵn của cải, cụ chia sẻ cho mọi người, có lần cụ kiếm cớ đãi cả làng. Cụ cho anh mõ đi rao khắp các hẻm mời mọi người ra ruộng tổ chức đua diều. Ai thắng ai thua không thành vấn đề, miễn là mọi người được một bữa no say.

Khi quân lính đến bao làng Quần Cống, cụ tập họp mọi người lại, khuyên họ bền chí. Để khích lệ những người nhát đảm, cụ nói : “Kẻ nào trong anh em đạp lên Thánh Giá khi quan về, tôi sẽ đuổi ra khỏi làng, sẽ không có chỗ mà chôn xác đâu”. Thế rồi cụ bị bắt, và trên đường áp giải những tín hữu “cố chấp” về Nam Định, cụ Án được tách riêng, nhốt ngay trong thuyền của quan để khỏi ảnh hưởng đến người khác. Nhưng suốt thời gian tù, cụ vẫn là chỗ dựa là nguồn an ủi, là người khích lệ và chia sẻ tinh thần cũng như vật chất cho các bạn tù.

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment