Vâng, thưa quý vị và các bạn, tình yêu siêu nhiên là tình yêu của Thiên Chúa khác với tình yêu của nhân loại ở chổ nào? Thưa , đó là sự thánh thiện, tình yêu của Thiên Chúa là sự thánh thiện tuyệt đối. Vì thế, tình yêu nơi Thiên Chúa là “tự hiến và trao ban”. Còn tình yêu của nhân loại thì muốn” chiếm đoạt và hưởng thụ”, chúng ta thấy hoàn toàn khác biệt nhau.
Cuối cùng cũng chỉ còn một chữ “ YÊU ” mà thôi, tình yêu nơi Thiên Chúa là gì? Thưa, đó là “THƯƠNG XÓT”, sự thương xót ấy phải bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thương xót là “động lực” thúc đẩy nội tâm con người biết yêu thương.
Điều minh chứng cho tình yêu đó là “ chết cho người mình yêu”, như vậy, nói đến sự chết là có sự đổ máu, máu là dấu chỉ của tình yêu, máu được đổ ra để hiến tế, để đền tội, để giao hòa, lập giao ước. Ngày xưa máu của chiên bò, ngày nay Máu của Đức Giê-su – Ki-tô được đổ ra để trở nên Hy Tế Cứu Độ tha thứ tội lỗi nhân loại. Suốt hành trình Đức Tin tức cuộc sống của người Ki-tô phải trở nên hy tế theo nghĩa tháp nhập vào Đức Giê-su – Ki-tô như thể họ mới gọi là Ki-tô hữu. Muốn vậy, họ phải trở nên tình yêu của Đức Ki-tô, mà tình yêu phải có động lực.
Đức thánh cha Phanxico đã nói: “ Xin đừng đào tạo con người bằng kỷ luật máy móc, nhưng hãy đào tạo bằng tình yêu. Vì, nếu các bạn đào tạo con người bằng kỷ luật nghiêm khắc, sẽ cho ra cả một thế hệ kỷ luật thì thật là đáng sợ.”
Đoạn Tin Mừng ( Mt 16 , 13-19) hôm nay cho chúng ta biết, chính Chúa Cha mạc khải cho thánh Phê-rô biết Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Chúa Trời Hằng Sống.
Theo đó, chính Chúa Giê-su cũng ngạc nhiên về sự tuyên xưng nầy. Rồi, Người cho biết chính Phê-rô thật có phúc, vì không phải con người phàm tục của ông cho biết điều ấy, mà là chính Chúa Cha đã mặc khải cho ông. Tiểu sử của thánh nhân không cần bàn ở đây, nhưng tính cách của thánh nhân là một chữ” YÊU” . Yêu Thầy, rồi chối Thầy ba lần. Nhưng, nếu tình yêu không thôi và tình yêu của cá nhân ông, một phàm nhân thối thì chưa đủ, vì vậy tình yêu ấy có thể bị phản tác dụng, vì gươm đao, vì bách hại, tù tội, tính xác thịt , ông vẫn chối Thầy như thường.
Nhưng, tình yêu ấy cần có một động lực, đó là ”ĐỘNG LỰC của THẦN KHÍ”, nếu tình yêu không có động lực thì tình yêu ấy sẽ chết yểu. Động lực của tình yêu nơi Ki-tô là một động lực được thôi thúc từ bên trong nội tâm con người là cho nó có sức chịu đựng, can đảm, bền bỉ, trung kiên và trung thành tức bền đổ. Vì vậy, động lực của tình yêu cần lắm, đó là ân sủng của Chúa Thánh Thần. Chúa Cha mạc khải cho Phê-rô biết nhận ra Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế, nhưng, sau Phục Sinh, chính Chúa Giê-su ban Thần Khí và sau ngày Lễ Ngũ Tuần, chính Thần Khí Chúa xuất hiện và ngự xuống trên các Tông Đồ trong đó có Phê-rô, thì “ĐỘNG LỰC TÌNH YÊU” biến đổi các ông.
Rõ ràng, thánh Phê-rô không tài nào giảng nổi để đánh động hơn ba ngàn người theo Đạo, bài giảng đầu tiên lay động lòng người. Thánh nhân không có tài sản, không có quyền lực, không có điều kiện để quyến rũ ai cả. Nhưng, động lực của Thần Khí, ân sủng của tình yêu, đó chính là ơn BÌNH AN mà Chúa Giê-su đã ban sau Phục Sinh và ”ĐỘNG LỰC” của Tình yêu nơi Chúa Thánh Thần tác động đến các vị.
Và thánh chính là ”ĐỘNG LỰC “của Tình Yêu thánh hóa là thôi thúc sự thánh thiện can đảm hy sinh vì Đức Tin. Đức Tin Công Giáo chân chính, chính là động lực của sự thánh thiện tạo nên tình yêu của Thiên Chúa ban cho nhân thế.
Chúng ta thấy động lực của tình yêu chính là ”LỬA MẾN”, lửa là sự nhiệt tình, thiêu đốt, chính là Chúa Thánh Thần, mà có lần Chúa Giê-su đã nói :” Thầy đến để ném lửa vào thế gian và ước chi lửa ấy bùng cháy lên”. Vâng, lửa ấy đã bùng cháy lên trong suốt hơn hia mươi thế kỷ qua, từ ngày Lễ Ngũ Tuần, như Lời Chúa Giê-su mong ước.
Và lửa ấy đã bùng lên cách nhiệt thành tác tạo nên NHỊ VỊ TÔNG ĐỒ kiệt xuất, đó là PHÊ-RÔ và PHAO-LÔ. Một vị được Thầy Chí thánh đặt tên là PHÊ-RÔ nghĩa là ”Tảng Đá”, một vị được đổi tên là PHAO-LÔ nghĩa là ”Cải Hối”. Hai vị đều được đổ máu đào để minh chứng tình yêu cho Thầy một cách trung trinh liệt tiết. Một vị giữ chìa khóa cầm buộc, một vị giữ thanh gươm bảo về Đức Tin, luân lý, tức Lời Chúa, như ngài nói :” Lời Chúa sắc bén hơn gươm hai lưỡi…”.
Một vị chịu đóng đinh ngược, một vị chịu chém đầu, một vị là Tông Đồ Trưởng, một vị là Tông Đồ dân ngoại. Chúng ta biết ơn thánh Phao-lô nhiều hơn thánh Phê-rô, vì chúng ta đều là dân ngoại. thánh Phê-rô là thuyền chài ít học, lớn tuổi, hầu như bất tài, nhưng, thánh Phao-lô là ngườii trí thức uyên bác. Hại vị không được an táng chung một nơi, nhưng Gíao Hội Mừng KínhTrọng Thể chung một ngày. Thánh Phê-rô giữ ngai tòa Rô-ma, nhưng, thánh Phao-lô đi truyền giáo khắp nơi.
Lòng nhiệt thành của thánh Phao-lô sáng ngời bởi công cuộc truyền giáo đầy nguy hiểm, gian nan sóng gió nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cuối cùng ngài cũng chịu chết vì gương, đổ máu đàu vì Đức Tin. Vì, chính ngài nói:” Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”. Thánh Phê-rô thì vào tù ra khám và chính Chúa Thánh Thần sai sứ thần giải thoát cho ngài. Và , ngài xác tín rằng:” Ở đâu tội lỗi ngập tràn, thì ở đó ân sủng chứa chan gấp bội.”
Như vậy, điều gì làm nên những người dám can đảm bước theo Đức Ki-tô dù phải đổ máu,há chẳng phải là “ĐỘNG LỰC TÌNH YÊU “ của Chúa Thánh Thần sao?!
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, Cha đã ban Đức Giê-su –Ki-tô cho nhân loại, và Cha muốn cho nhân loại nhận biết Người. Nhưng, Cha đã mạc khải cho một ít người nhận biết Đức Ki-tô là Đấng Cứu Thế. Và chính Người đã trao ban Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho thế nhân nên thánh, qua các Tông Đồ xưa và nay, cách tỏ tường như hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô. Xin cho chúng con biết thờ phượng Cha và trung thành với Đức Ki-tô như hai vị Tông Đồ cả, hầu đáng được Người gọi là đầy tớ trung tín . Chúng con cầu xin Cha nhờ Đức Giê-su –Ki-tô, Chúa chúng con ,trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần muôn đời ./. Amen
29/06/2022
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến