Tin Mừng Mátthêu 1,16.18-21.24a
Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô
18 Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Mai, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa Sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”
24 Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như Sứ thần Chúa dạy.
16 Jacob the father of Joseph, the husband of Mary. Of her was born Jesus who is called the Messiah.
18 Now this is how the birth of Jesus Christ came about. When his mother Mary was betrothed to Joseph, but before they lived together, she was found with child through the holy Spirit.
19 Joseph her husband, since he was a righteous man, yet unwilling to expose her to shame, decided to divorce her quietly.
20 Such was his intention when, behold, the angel of the Lord appeared to him in a dream and said, “Joseph, son of David, do not be afraid to take Mary your wife into your home. For it is through the holy Spirit that this child has been conceived in her.
21 She will bear a son and you are to name him Jesus, because he will save his people from their sins.”
24 When Joseph awoke, he did as the angel of the Lord had commanded him.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình ảnh này là gì?
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng Thánh Mátthêu 1,21
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
A.
1. Thân phụ của ông Giuse tên là gì? (Mt 1,16)
a. Ông Gioan
b. Ông Dacaria
c. Ông Giacóp
d. Ông Giôna
2. Vị hôn thê của ông Giuse tên là gì? (Mt 1,16)
a. Bà Susanna
b. Bà Maria
c. Bà Mácta
d. Bà Gioanna
3. Ông Giuse thuộc hoàng tộc vua nào? (Mt 1,20)
a. Vua Hêrôđê
b. Vua Salem
c. Vua Đavít
d. Vua Saun
4. Sứ thần bảo ông phải đặt tên cho con trẻ là gì? (Mt 1,21)
a. Giôsuê
b. Môsê
c. Gioan
d. Giêsu
5. Con Trẻ này sẽ là gì đối với dân của Người? (Mt 1,21)
a. Sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.
b. Sẽ là ánh sáng cho dân Ítraen
c. Sẽ đưa Dân riêng trở về với Thiên Chúa
d. Sẽ làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa
B.
1. Người khởi xướng việc tôn sùng Thánh Giuse trước tiên trong Giáo Hội là ai ?
a. Đức Hồng y Patricio Daily
b. Thánh Phanxicô Xaviê
c. Thánh Gioan Maria Vianney
d. Chân phước Gioan XXIII
2. Thế kỷ 19, năm 1870, Đức Giáo hoàng nào theo đề nghị của các nghị phụ Công đồng Vatican I, đặt Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ Giáo hội và truyền mừng lễ ngày 19-3 hằng năm trọng thể.
a. Đức Giáo hoàng Piô IX
b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
c. Đức Giáo hoàng Piô X
d. Đức Giáo hoàng Phanxicô
3. Đức Giáo hoàng nào, năm 1889, ra thông điệp về Lòng tôn kính Thánh cả Giuse và truyền lấy tháng 3 hằng năm tôn kính Ngài?
a. Đức Giáo hoàng Piô IX
b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
c. Đức Giáo hoàng Piô Xd. Đức Giáo hoàng Phanxicô
4. Đức Giáo hoàng Piô XI tuyên xưng Thánh cả là Mẫu gương đời lao công. Và Đức Giáo hoàng nào đã đặt Thánh Giuse làm chủ các gia đình?
a. Đức Giáo hoàng Piô X
b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
c. Đức Giáo hoàng Piô XIId. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII
5. Hội Thánh Việt Nam chọn ai làm bổn mạng?
a. Thánh Phêrô
b. Thánh Phanxicô Xaviê
c. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
d. Thánh Giuse
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
1. Hoàng đế nào ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ buộc thánh Giuse đưa bạn mình về quê quán khai tên tuổi? (Lc 2,1)
2. Sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông Giuse và cho ông biết người con mà bà Maria cưu mang là do quyền năng của ai? (Mt 1,20)
3. Ông Giuse thuộc dòng dõi của vua nào? (Mt 1,20)
4. Sau khi từ Ai Cập trở về, Thánh Giuse đưa Hài Nhi và mẹ Ngài về định cư tại thành nào? (Mt 2,22)
5. Thánh Kinh gọi ông Giuse là người thế nào? (Mt 1,19)
6. Gia phả Chúa Giêsu theo thánh Mátthêu, thân phụ của thánh Giuse tên là gì? (Mt 1,16)
7. Khi bị vua Hêrôđê lùng giết, Thánh Giuse đã đưa Hài Nhi và mẹ người trốn sang đâu? (Mt 1,19)
8. Khi trở về từ thành Giêrusalem, Đức Giêsu có thái độ thế nào đối với cha mẹ Ngài? (Lc 2,51)
9. Sứ thần Chúa bảo ông Giuse đặt tên cho con trẻ là gì? (Mt 1,21)
10. Năm 12 tuổi, Đức Giêsu cùng cha mẹ ngài lên Giêrusalem tham dự lễ gì? (Lc 2,41)
11. Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên đâu để tiến dâng cho Chúa? (Lc 2,22)
12. Khi được lệnh truyền kiểm tra dân số thánh Giuse đưa bạn mình về đâu để kê khai tên tuổi? (Lc 2,1)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (Mt 1,21)
Thánh Giuse, con dòng dõi Ðavít
Trong lịch sử nhân loại, biến cố trổi hơn hết hẳn là sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô. Bằng cớ hiển nhiên là ta lấy năm Ngài giáng sinh mà tính thời gian, vì Ngài là trung tâm lịch sử.
Ðối với chúng ta, tất cả những gì có liên hệ tới Ngài đều phải đáng tôn trọng. Trinh nữ Maria, Mẹ Ngài, được tôn lên bậc siêu việt trên cả hàng thần thánh. Ðồng thời, Thiên Chúa đã định liệu cho một người nhân đức kết hôn với Bà để giữ gìn, bênh vực, giúp đỡ, dưỡng nuôi Bà và con cực Thánh của Bà. Người đó là Giuse.
Giuse là một danh xưng lớn trong Thánh Kinh, có nghĩa là Chúa cho tăng trưởng.
Giuse là con thứ mười một của tổ phụ Giacob, được cha gìa qúi yêu, nên các anh đâm ghét, lập mưu bán làm nô lệ, trải bao gian khổ, đã đạt tới tột đỉnh vinh quang tại Ai Cập. Người ta thường so sánh Giuse này với Giuse của chúng ta. Nếu Giuse Ai Cập được vinh quang trong lĩnh vực trần gian thì Giuse Nazareth được vinh quang biết bao trong lĩnh vực Thiên Quốc.
1. Vinh Quang trong dòng dõi
Giuse thuộc dòng dõi Ðavít và Salômôn, mà triều đại đã là tuyệt đỉnh vinh quang của dân tộc Do Thái. Ðúng theo lời các tiên tri, Chúa Cứu Thế phải sinh ra từ dòng tộc này, như hai bản gia phả của Ngài trong Phúc Âm còn minh chứng.
Matthêu đi từ trên xuống, nghĩa là từ Abraham qua Ðavít tới Giuse, để kết thúc: “Giacob sinh Giuse, chồng của Maria, người đã sinh ra Chúa Giêsu, gọi là Kitô” (Mt 1,17).
Luca trái lại, kể từ dưới lên, nghĩa là từ Giuse qua Ðavít tới Abraham, và mở đầu gia hệ như sau: “Chúa Giêsu bắt đầu công vụ vào trạc ba mươi tuổi, và người ta bảo Ngài là con của Giuse” (Lc 3,23).
Như vậy, Giuse thực là con dòng dõi Ðavít.
Lần thứ nhất, Thiên Thần đến báo mộng, cũng dùng danh hiệu đó: “Hỡi Giuse! Con dòng Ðavít, chớ ngại rước Maria về nhà” (Mt 1,20). Ðiều này rất quan trọng để thiên hạ nhận ra Ðấng Cứu Thế. Vì trong Cựu Ước, Chúa đã hứa Ðấng Thiên Sai sẽ sinh ra bởi dòng Ðavít (Tv 88,30). Cần phải có phụ hệ pháp định của Giuse thì Chúa Giêsu mới là con vua Ðavít, mới là Ðấng thiên hạ đợi trông.
Sau này, trước thanh thế lẫy lừng của Ngài, quần chúng đã hoan hỉ tung hô Ngài là con vua Ðavít (Mt 21,9). Và chính Ngài cũng xưng mình như vậy (Mt 22,43; Lc 20,41).
2. Vinh quang trong nghèo khó
Nhưng vẻ huy hoàng của dòng họ Ðavít còn chi khi Chúa Giêsu xuất hiện? Xưởng mộc nhỏ bé của Chúa Giêsu có ăn nhằm gì với đền đài vua tổ? Phải, Giuse mang một thân phận nghèo nàn khiêm tốn, tối tăm, nhưng đó cũng là chính đặc điểm của Ðấng Cứu Thế, mà Ngài lãnh nhận như một gia bảo do Giuse trối lại.
Sau cuộc phát lưu Babylon trở về, phủ việt rời khỏi nhà Ðavít, và tình trạng mỗi ngày một suy vong (Gr 22, 24; Am 9,11). Con cháu muốn yên thân phải mai danh ẩn tích và làm việc đồng áng hoặc thợ thuyền để sinh sống.
Về Giuse, ta chỉ biết một điều là ông làm thợ mộc tại Nazareth. Ðể phục vụ Thánh gia, ông không có chức quyền, của cải, chỉ có hai cánh tây gân guốc, lao động và một trái tim trung thành bất chấp mọi gian lao.
Sau này, Phaolô đã ca ngợi Ðức Kitô là Đấng vốn giàu có đã muốn trở nên khó nghèo, để nhờ sự khó nghèo của Ngài mà chúng ta nên giàu có (2 Cr 10,9).
Ðó cũng là con đường để Ngài xích lại gần gia đình nhân loại, sinh ra trong nghèo khó, hai bàn tay vày lỗ miệng, lấy bát mồ hôi đổi bát cơm.
Chính vì thế, Ngài đã chọn Giuse làm cha để mà thừa tự sự khó nghèo của ông. Thánh bonaventura là người đầu tiên đã đưa ra lý do này, đến sau đã được phổ biến trong Giáo Hội.
3. Vinh quang trong nhân đức
Mang dòng máu đế vương là danh dự, nhưng cũng chưa thực danh dự nếu không có đạo đức đi kèm. Dưới con mắt Thiên Chúa, chỉ có thánh thiện là đáng giá.
Thánh Benadô viết: “Giuse thuộc dòng đế vương cao sang về huyết thống, cao sang hơn nữa về tâm hồn”.
Giuse đạo cao đức cả, xứng với sứ mạng siêu phàm Thiên Chúa đã trao phó cho ông là làm chủ thánh gia, làm cha Chúa Con, và làm bạn trăm năm Ðức Mẹ. Chức vụ ông càng lớn thì ân sủng Chúa ban xuống cho ông càng nhiều. Ðã vậy, sự tiếp xúc thân mật hằng ngày với Chúa Con và Ðức Mẹ lại là một nguồn tăng trưởng thánh đức liên tục cho ông. Linh hồn ông là một kỳ công của ân sủng và đạo hạnh. Sau Ðức Mẹ thì chẳng ai thánh thiện bằng ông.Ông thuộc về cả hai thời Thánh Ước: nhưng có lẽ về Tân ước nhiều hơn.
Xét thời Cựu ước, Giuse là Tổ phụ cuối cùng, áp sát nhân thân Cứu Chúa. Ông mạnh tin như Abraham, nhẫn nhục như Giacob, thanh khiết như Giuse Tổ phụ, đẹp lòng Chúa như Ðavit và khôn sáng tựa Salômon.
Xét thời Tân ước, Giuse giữ một địa vị đôïc nhất vô nhị. Phúc Âm đã giới thiệu ông là “NGƯỜI CÔNG CHÍNH” (Mt 1,19). Theo văn tự Thánh Kinh, công chính đồng nghĩa với thánh thiện. Thiên Chúa cũng như Ðức Kitô đều được xưng tụng là đấng công chính (Gn 17,25; Cv 7,52). Simêon được khen là công chính và đạo hạnh (Lc 2,25).
Dacaria và Isave được ca tụng là công chính trước mặt Chúa, đi đứng rập theo điều răn luật của Ngài, vô phương trách cứ (Lc 1,6).
Thánh Gioan Kim Khẩu giải thích: “Tiếng công chính mà Thánh Linh tặng cho Giuse có nghĩa là no đầy phước đức”.
Nhưng thánh đức cao vời đó là một kho báu, tàng ẩn trong một nếp sống hết sức bình dị, mắt người phàm khó mà nhận ra.
Dưới lớp áo xanh lao động bạc màu là cả một dòng máu trâm anh với một linh hồn cao khiết. Ðó là Giuse, con người mà Thiên Chúa dùng tới để thực hiện công cuôïc Cứu Thế của Ngài.
Lạy Thánh Giuse là con dòng Ðavit trâm anh, xin cầu cho chúng con.
Chứng tích:
Năm 1582, Thánh Gioan thập giá làm bề trên tu viện “Các Thánh Tử Ðạo” tại thành Grênada. Ngài cũng đích thân cộng tác vào việc thiết lập tu viện Cát Minh và thường xuyên lui tới huấn đức cho chị em.
Phải khi bận việc, ngài uỷ thác hai cha dòng đi thay. Lúc trở về gần tới nhà thì gặp một người tướng mạo khôi ngô, da trắng hồng, tóc bạc phơ, vẻ uy nghi đáng kính. Ông già tiến lại mà hỏi:
– Thưa các cha đi đâu về?
– Chúng tôi ở nhà dòng Cát Minh về.
– Các cha giúp đỡ nhà dòng ấy thì tốt lắm, vì dòng ấy rất đẹp lòng Chúa và có cơ phát triển mạnh. Mà tại sao dòng ấy có lòng sùng kính Thánh Giuse nhiều thế?
– Bởi Mẹ Têrêxa chúng tôi – người mới qua đời – rất nhiệt thành với Thánh Cả. Vì Ngài đã giúp bà lập nhiều tu viện và cầu bầu cùng Chúa cho bà nhiều ơn, nên các tu viện bà lập đều đặt dưới quyền bảo trợ của Thánh Giuse.
(Nguồn: dongcong.net)
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH GIUSE
19 THÁNG 3
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề: Thánh cả Giuse
* Tin Mừng Thánh Mátthêu 1,21: Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu.
II. TRẮC NGHIỆM
A.
1. c. Ông Giacóp (Mt 1,16)
2. b. Bà Maria (Mt 1,16)
3. c. Vua Đavít (Mt 1,20)
4. d. Giêsu (Mt 1,21)
5. a. Sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.(Mt 1,21)
B.
1. a. Đức Hồng y Patricio Daily
2. a. Đức Giáo hoàng Piô IX
3. b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
4. c. Đức Giáo hoàng Piô XII
5. d. Thánh Giuse
III. Ô CHỮ
1. Augúttô (Lc 2,1)
2. Thánh Thần (Mt 1,20)
3. Đavít (Mt 1,20)
4. Nadarét (Mt 2,22)
5. Công chính (Mt 1,19)
6. Giacóp (Mt 1,16)
7. Ai cập (Mt 1,19)
8. Vâng phục (Lc 2,51)
9. Giêsu (Mt 1,21)
10. Lễ Vượt Qua (Lc 2,41)
11. Giêrusalem (Lc 2,22)
12. Bêlem (Lc 2,1)Hàng dọc: Thánh cả Giuse
Nguyễn Thái Hùng