Hay là: Một nguồn yên ủi Linh hồn đau khổ, Bạn thân yêu, chắc đã có lần Bạn nghĩ: “Trên đời, chỉ có mình tôi là đau khổ, ít ra trên đời không ai đau khổ bằng tôi”. Tôi không khinh Bạn, cũng không cười Bạn. Vì cái lầm tưởng ấy rất dễ hiểu. Sự khổ của ta, ta cảm thấy rõ rệt, còn sự khổ của người, ta không cảm thấy, hay chỉ cảm thấy sơ qua. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Sự khó người khác, chỉ là giấc…
Read MoreCategory: Ý Nghĩa Sự Đau Khổ
Ý Nghĩa Sự Đau Khổ 26. Thiên Đàng
Sáng ngày 20 tháng Ba năm 1811, một trăm phát đại bác từ điện Invalides (Anh-va-lít) nước Pháp nổ vang, báo cho dân thành Balê biết một tin quan trọng. Một hoàng tử, con vua Nã-phá-luân, đã chào đời. Sau khi hoàng đế băng hà, hoàng tử sẽ lên ngôi hoàng đế nước Pháp. Trong khi hoàng đế còn sống, hoàng tử được gọi là Quốc vương La-mã. Nhưng, thương hại thay, không đầy năm năm sau, Nã-phá-luân mất chức hoàng đế. Năm năm sau nữa, vua từ trần giữa…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 25. Hai Đời
Chúa tạo thành chúng ta đã thương cho một ơn đặc biệt, là cho chúng ta có hai đời. Một đời mau qua, và một đời bất diệt. Mỗi đời Chúa muốn chúng ta dùng một cách. Hai đời ấy, là đời này và đời sau. Đời này Chúa muốn chúng ta dùng để chịu khó, chịu khó cho nên, cho nhẫn nại, đời sau Chúa muốn chúng ta dùng để hưởng mặt Chúa, để sống một đời hạnh phúc hoàn toàn. Nhưng, Bạn đừng quên: hai đời ấy liên…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 24. Ba Cây Thánh Gía
Tôi mời Bạn cùng tôi leo lên đỉnh núi Sọ. Chúng ta sẽ thấy ba cây Thánh giá dựng trên ấy. Và trên ba cây gỗ hèn hạ ấy, ta thấy ba người bị án tử hình. Chúng ta đã biết ba người ấy là những ai. Bên tả là người tội lỗi khốn nạn, anh ta cưỡng lại với sự đau đớn. Bên hữu là người trộm lành, anh ta vui lòng chịu khó. Ở giữa là Chúa Giêsu, Đấng yêu mến sự đau khổ. Thế giới cũng là…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 23. Để Nên Giống Chúa
Bạn thân yêu, hai người yêu nhau tự nhiên muốn nên giống nhau, giống nhau từ lời ăn tiếng nói, đến cách cử chỉ ăn mặc. Viết đến đây, tôi nhớ đến truyện mấy người học trò bắt chước thầy họ, trong hết mọi cái họ bắt chước được: lời ăn tiếng nói, cách viết văn, cho đến lối viết chữ. Hễ cái gì của thầy họ, là họ muốn biết và làm theo. Có những bức thư thật dài, họ cũng không ngại chép lại hết và học thuộc…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 22. Chỉ Biết Kêu Ca
Bạn thân mến, có một điểm tôi muốn nhắc với Bạn hôm nay, đó là chúng ta đối xử với Chúa cũng tựa như những đứa con được cưng chìu trong gia đình thường đối xử với cha mẹ chúng, ấy là chúng chỉ biết luôn miệng kêu ca đòi hỏi, mà không mấy khi biết mở miệng cám ơn cha mẹ. Tôi không dám chối rằng: trên đời chúng ta gặp nhiều sự đau khổ trong ngoài. Không công nhận một việc hiển nhiên như vậy, tức là con…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 21. Chúa là Cha
Chúa là Cha. Có khi nào Bạn suy nghĩ chân lý yên ủi ấy cho thấu đáo không? Ở đây, tôi không muốn chứng minh chân lý ấy. Bạn chỉ cần mở Phúc âm ra, và Bạn sẽ thấy nhiều lần Chúa dạy chúng ta cho biết Chúa là Cha. Chẳng hạn một lần các tông đồ xin Chúa dạy cho biết cầu nguyện, thì Chúa dạy rằng: “Khi chúng con cầu nguyên, chúng con hãy đọc: Lạy Cha chúng con ở trên trời… ” [43] Nếu Chúa chỉ phán…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 20. Chiều Chuộng
(Tặng những ai sắp đi tu) Bạn thân yêu, người ta ai cũng kêu mình đau khổ. Nhưng nhiều người quên rằng: lắm khi chính mình làm cho mình đau khổ chứ không phải ai. Trong bài này tôi chỉ nói đến một ví dụ, một ví dụ có ích cho Bạn sau này. Nhiều người bỏ thế gian vào nhà Chúa, nhưng họ quên hẳn rằng: Họ vào nhà Chúa không phải để được Chúa chiều chuộng, mà là để chịu khó vì Chúa, và chịu khó cho có…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 19. Một Sợi Tóc
Hết mọi việc xảy ra ở đời, to hay nhỏ, trọng hay hèn, không việc nào là không do Thánh ý Chúa khiến nên, hoặc ít ra tha phép cho xảy đến. Bạn đừng quên điều này: Phàm việc gì Chúa đã cho xảy đến thì tất nhiên là sáng danh Chúa, và làm ích lợi cho ta, không xác thì hồn, nhất là hồn. Với cặp mắt cận thị, chúng ta chỉ thấy những cái xẩy ra trước mắt, và ngay những truyện xảy ra trước mắt, nhiều khi…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ – 18. Triều Thiên Ta
Tính loài người quen ỷ lại, cái gì mượn hoặc sai người khác làm được, là ta không muốn làm. Có những hạng người chỉ quen miệng sai khiến, không khi nào, hoặc rất ít khi, họ chịu bắt tay vào công việc gì; từ những việc to tát, đến những việc nhỏ mọn… nhất nhất cái gì cũng sai hoặc mượn người khác làm thay. Nhưng việc gì thì việc, chứ đến việc “ăn thay” thì quả là không ai mượn được: có đời nào Bạn ăn thay cho…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 17. Sốt Ruột
Bạn, ai trong ta đã không nhiều lần sốt ruột, vì cớ này hay vì cớ khác. Chờ tàu, tàu không đến, sốt ruột; mong mẹ về, mẹ không về, sốt ruột; mong chóng đến ngày đi tu, ngày ấy không đến, sốt ruột; mong chóng được rửa tội, ngày ấy chậm đến, sót ruột; mong chóng được công ăn việc làm, mãi không được, sốt ruột… và bao nhiêu cái sốt ruột khác nữa. Trong đời Bạn, cũng như trong đời bất cứ ai, chúng ta đã gặp trăm…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 16. Một Cái Gai
Đây là một nhận xét: trên đời, chính những cái làm ta khó chịu, thì nhiều khi ta lại cần đến nó. Chẳng hạn, Bạn giẫm phải một cái gai, Bạn tức mình, đem nhổ nó đi ngay, rồi trong lúc bực mình, Bạn bẻ nó ra nhiều khúc và quăng cho xa… Phải, Bạn có quyền làm thế, và có lẽ phần đông chúng ta đều làm thế. Nhưng ngờ đâu, một lúc sau, Bạn bị một cái dằm đâm vào thịt, nặn thế nào cũng không ra. Lúc…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 15. Chiếc Diều Sáo
Hôm ấy, một ngày mùa hạ, khí trời oi ả nóng nực. Chiều lại, một người nhờ cơn gió hiu hiu đem diều ra thả. Chiếc diều từ từ bay lên, hòa vào không gian những tiếng bổng trầm, khiến cho, không những người có diều, mà cả những người xung quanh, cũng được thư thái, bỏ những lúc thiêu đốt ban ngày. Nhưng giữa lúc bao người đang sung sướng hưởng tiếng sáo thì trong một căn nhà nhỏ hẹp, một bà lão rên rỉ. Bà khó chịu, khó…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 14. Luật Thành Công
Từ ngày ông bà nguyên tổ chúng ta phạm tội, sự đau khổ đã thành điều kiện cần thiết để thành công, trên bất cứ phương diện nào. Đây, một cậu học sinh, nếu muốn một ngày kia đỗ đạt hoặc có một học vấn kha khá, thì cậu không thể không phải hy sinh, không thể không phải chịu đau khổ: thức khuya dậy sớm, hy sinh bao nhiêu thú vui… có khi phải hy sinh cả bao nhiêu tình bạn bè… biết bao nhiêu lần, cậu đứng trước…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 13. Một Nắm Rơm
Bạn thân mến, để chứng minh thêm cái chân lý tôi vừa diễn giải ở chương trên, nghĩa là những sự hy sinh nhỏ mọn hằng ngày, có một mãnh lực rất to tát để cứu các linh hồn, tôi xin hiến Bạn câu truyện cảm động, mà Cha Mathêuô, một vị tông đồ Thánh Tâm, đã kể: Một hôm Cha được mời đi thăm một bệnh nhân đã bị vạ tuyệt thông, vì những cuộc vận động bài tôn giáo ghê gớm của ông. Ông ta hết sức ngạc…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 12. Phải Đổ Máu
Bạn thân yêu, chúng ta phải mến Chúa, đó là nghĩa vụ chính của đời chúng ta. Đời không mến Chúa, tức là đời bỏ đi. Nhất là những người có nghĩa vụ phải mến Chúa thay cho người khác, hoặc muốn đi vào con đường ấy, thì càng phải mến Chúa hơn. Tôi chắc Bạn muốn vào sổ những linh hồn ấy. Vậy Bạn phải làm gì? Bạn phải vui lòng chịu đau khổ cho nhiều, vì chỉ có thế, Bạn mới tỏ mình mến Chúa thật. Nhưng, còn…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 11. Yêu Thật
Chắc Bạn chưa quên lời Chúa phán trong Kinh Thánh: “Không có tình yêu nào mạnh mẽ bằng vui lòng chết cho bạn mình” (32) Thật thế, nếu yêu mà không hy sinh một tí cho người yêu, thì tình yêu ấy nếu không giả dối, thì cũng không mặn mà gì. Và tình yêu cao cả ấy ta gặp thấy ở đâu? Ta thấy nhất là ở người mẹ. Người mẹ, đó là công trình tuyệt diệu của Chúa, một công trình hoàn hảo về tình yêu. Người mẹ…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ 10. Một Linh Hồn
Bạn thân yêu, đây là bức thư của một linh hồn đầy lòng ký thác trong tay Chúa. Tác giả nó là một học sinh trường Đệ tử, độ 17 tuổi, tuy còn ít tuổi, nhưng Bạn đọc rồi sẽ thấy, em đã học được đức phó thác trong tay Chúa, không kém những người tập đàng nhân đức đã lâu. + + + Huế, 15-6-42 Thăm Thầy yêu dấu. Em gửi thư thăm Thầy, vì có một sự tình cờ mới xảy đến cho em là em phải…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 9. Hãy Nhìn Xuống
Bạn đã nhìn lên. Bạn đã ngắm phúc Thiên đàng, và chắc Bạn đã hiểu: Muốn lên chốn cực lạc ấy, thì phải chịu khó, phải đi đường Chúa đã đi: con đường ấy Bạn biết rồi, không phải đường đầy hoa hồng, không phải đường sống theo xác thịt; không, nó là đường đầy đau khổ, đường thánh giá, đường tử nạn. Chúa đã đi trước, và hết mọi người muốn theo Chúa, đều phải đi theo. Nhưng, Bạn thân ái, vì muốn Bạn hiểu những điều tôi muốn…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau khổ: 8. Hãy Nhìn Lên
Bạn thân yêu, Chúa sinh ra Bạn có một bộ mặt, lúc nào cũng hướng lòng lên trời là quê chúng ta. Vì thế, thức cũng như ngủ, lúc nào Chúa cũng muốn chúng ta nhìn lên trên ấy. Mà ngay sau lúc chúng ta đã bị chôn trong lòng đất, mặt chúng ta cũng còn quay về trời. Nhìn lên trên ấy, nhìn lên trời để làm gì, hử Bạn? Để nhớ rằng: Cha ta đang ở trên ấy, Mẹ ta đang ở trên ấy, gia đình ta, cũng…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 7. Bệnh Này Không Đến Nỗi Chết
Chắc Bạn chưa quên truyện ông Lagiarô. Ông này là em hai bà Matta và Maria. Hai bà thấy em ốm nặng thì sai người nhắn tin cho Chúa Giêsu, hy vọng Người đến chữa. Nhưng Chúa không đến, Người chỉ phán: “Bệnh này không đến nỗi chết. Nhưng sẽ làm sáng danh Chúa”. Rồi Người cứ ở lại nơi Người đang giảng. Ông Lagiarô chết. Cứ bề ngoài, thế là xong. Hai chị em Matta, Maria xót xa đau đớn, khóc lóc thương em. Nhưng khỏi mấy ngày Chúa…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 6. Không Phải Lỗi Tại Ai
Hỡi linh hồn đau khổ, hỡi Bạn, Bạn còn nhớ câu chuyện người mù từ mới sinh đã chép trong Kinh thánh. Một hôm, trong khi đi đường, Chúa và các tông đồ gặp một thiếu niên mù từ khi mới sinh. Các tông đồ thưa Chúa: “Thưa Thầy, người này mù từ khi mới sinh, tại lỗi nó, hay tại lỗi cha mẹ nó?”. Chúa phán: “Không phải tại lỗi ai, nhưng để làm sáng danh Chúa”. Rồi Chúa chữa em khỏi mù. (16) Chuyện ấy nhắc nhủ ta…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 5. Lỗi Tại Tôi Mọi Đàng
Đoạn trên có vẻ khó hiểu lắm, phải không Bạn? “Chính Bạn làm Bạn đau khổ”. Cái lý luận ấy, hình như xa xôi quá nhỉ? Trong đoạn này tôi muốn minh chứng vừa đủ cho Bạn thấy, một số lớn các sự đau khổ ta chịu ở đời, chính chúng ta gây nên cho chúng ta. Tôi hãy dùng mấy ví dụ. Một anh chàng, ngày đêm mài miệt trong cuộc đen đỏ, không còn thiết gì đến chuyện làm ăn. Về nhà vợ con đay nghiến. Anh ta…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 4. Lỗi Tại Tôi
Bạn rất thân mến, dù yêu Bạn tha thiết, dù muốn luôn luôn chỉ nghĩ hay nghĩ tốt về Bạn, tôi cũng phải buộc lòng mà nói với Bạn rằng: Hỡi Bạn, chính những tội lỗi Bạn đã phạm, làm cớ cho Bạn đau khổ. Nói kiểu khác, chính Bạn đã làm cớ cho Bạn đau khổ. Bạn hãy xét mình lại, từ nhỏ đến giờ, Bạn đã phạm biết bao giống tội, tội bề trong, tội bề ngoài, tội phạm một mình, tội phạm chung với người khác, tội…
Read MoreÝ Nghĩa Sự Đau Khổ: 3. Một Công Lệ
Chắc Bạn còn nhớ truyện ông Adong Bà Eva ăn quả cấm. Ăn xong Ông Bà liền bị Chúa lên án phạt. Chúa phán với Bà Evà: “Ngươi sẽ phải đau đớn khi sinh nở, và phải chịu lụy chồng”. Và với ông A-dong: “Vì ngươi nghe lời vợ hơn nghe lời Ta, thì đất sẽ sinh ra gai góc cỏ rả… ngươi sẽ phải đầu tắt mặt tối, sẽ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được của mà ăn; khi chết, lại trở về với đất…
Read More