“Hang Bêlem” là bài ca danh tiếng của nhạc sĩ Phanxicô Hải Linh, câu mở đầu là “Đêm đông, lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, vậy mà ca sĩ nọ lại hát là “Đêm đông lạnh lẽo Chúa giáng sinh ra đời”. Hai chữ “giáng sinh” đã đi vào đầu óc chúng ta từ lâu, ngày Chúa hạ sinh, chúng ta nói là Chúa giáng sinh. Lễ Giáng Sinh tiếng Latinh là Nativitas Domini (Sinh nhật của Chúa [1]), tiếng Anh là Christmas (do chữ “Christ’s Mass” nghĩa là…
Read MoreCategory: Từ Vựng Công Giáo
Lễ các đẳng
Một lần nọ, trước ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, cha sở thông báo: “Ngày mai là lễ các đẳng, chúng ta nhớ cầu nguyện cho các đẳng”. Thế rồi, công an xã mời cha đến xã làm việc cả một tuần lễ, với lý do là “Chúng ta chỉ có một đảng, sao linh mục kêu gọi cầu nguyện cho các đảng?” [1]! Lễ ngày 2-11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những Ngày Lễ Công Giáo” chính thức của Giáo hội Việt Nam ghi là:…
Read MoreSỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRUYỀN GIÁO, CẢI ĐẠO VÀ PHÚC ÂM HÓA
Sau khi giới thiệu chủ đề Sống như Môn Đệ Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bài trước, có một số người thắc mắc là “Tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra những điều mâu thuẫn: Nếu ngài khuyến khích chúng ta làm môn đệ truyền giáo, thì tại sao gần đây ngài lại tuyên bố rằng ‘người Công Giáo không cần phải truyền giáo vì tryền giáo là một tội nặng’”? Thực ra, đây là một hiểu lầm vì cách chuyển dịch không chính xác…
Read MoreCứu Chuộc? Cứu Rỗi? Cứu Độ?
1. Người Công giáo Việt Nam thường sử dụng những từ cứu độ, cứu chuộc và cứu rỗi để dịch nghĩa hai chữ salut và rédemption (hoặc những chữ có liên hệ với hai chữ này như: salvation, salvatio, soter, salvator, salvatus, salvare,…; redemption, redemptio, redemptor, redempteur, redeemer, sauveur, savior, saviour, redimere, redeem,…). Nhiều người sử dụng những từ này như thể chúng đồng nghĩa với nhau, ví dụ: (1) Tự Điển Thần Học Tín Lý Anh Việt[1] dịch chữ: Salvation là: Sự cứu viện, cứu chuộc, cứu ân, cứu thế, cứu rỗi, đắc cứu, giải cứu,…
Read MoreVề Danh Xưng Công Giáo
Khi nói về Đạo Công giáo người ta hay sử dụng hai danh từ Thiên Chúa giáo và Ki Tô giáo để thay thế. Tuy nhiên cả hai danh từ này đều đưa đến có sự hiểu lầm. Thiên Chúa giáo có thể hiểu là những tôn giáo tôn thờ Thiên Chúa chẳng hạn Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo v.v…Còn Ki Tô giáo để chỉ cho những tôn giáo tôn thờ Chúa Ki Tô và sử dụng chung cuốn sách Kinh Thánh như…
Read MoreTuẫn Đạo – Tử vì Đạo – Tử Đạo
Martyr (danh từ gốc Hy Lạp: μαρτυς; sau này: μαρτυρ), có nghĩa là chứng nhân, người làm chứng. Từ này được dùng để chỉ những người bị giết hại vì đức tin hay vì luân lý Kitô Giáo. Một số cách dịch Trong tiếng Việt, thường dịch là “kẻ chết vì đạo, kẻ chết vì nghĩa, kẻ chịu đoạ đày, liệt sĩ” hoặc “người chịu chết vì đạo, đấng tử vì đạo, đấng tử đạo…”. Trong nhà đạo thường dịch là “tử đạo”, như các Thánh Tử đạo Việt Nam.…
Read MorePhúc Âm – Tin Mừng
Bắt đầu mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi chúng ta: “Hãy ăn năn xám hối và tin vào Phúc Âm”(Mc 1,15). Câu Thánh Kinh này tiếng La Tinh: “Paenitemini et credite evangelio”. Trong đó, chữ Evangelio (Evangelium) trước đây dịch là “Phúc Âm”, nhưng nay, càng ngày càng nhiều người thích dịch là “Tin Mừng”, điều này xem ra không thể đảo ngược được…Vậy, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của thuật từ Phúc Âm và Tin Mừng….
Read MoreGiáo Dục, Đào Tạo, Huấn Luyện
Có người đặt cầu hỏi với tôi, giáo dục, đào tạo, và huấn luyện có giống nhau không? Tôi cũng đem vấn đề này tham khảo, nhiều người, kể cả các giáo viên, giáo sư và những nhà quản lý giáo dục đào tạo thì được họ giải thích thế này: Giáo dục và đào tạo đều như nhau, đều là chỉ quá trình dạy và học, có khác là giáo dục thì dùng chỉ việc dạy học ở cấp thấp, từ nhà trẻ đến hết phổ thông, còn đào…
Read MoreTề Gia
Sau khi kết thúc khoá họp lần thứ XII, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có thư chung gởi cộng đồng dân Chúa với chủ đề “Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam và công cuộc tân Phúc-Âm-hoá” vào ngày 10-10-2013. Chương trình mục vụ được triển khai trong ba năm (2014-2016), năm đầu tiên 2014 là “Năm Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình”. Nói theo ngôn ngữ Nho Giáo là “Năm tề gia”. 1. Nghĩa của tề, gia 1.1. Tề Có nhiều chữ Hán, 齊 (齐), 斉, 劑 (剂), 薺…
Read MoreEMERITUS?
Sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ nhiệm, hàng loạt các danh từ liên quan đến Toà Thánh ít dùng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng mỗi nơi có cách dùng khác nhau, nhất là cách xưng hô đối với vị giáo tông đã từ nhiệm. Hiện nay nhiều bản tin tiếng Việt vẫn gọi ngài “Giáo hoàng danh dự”, dịch từ danh hiệu “Pope Emeritus”. Tuy nhiên, cũng có người dịch là cựu hay nguyên giáo hoàng. Có người hỏi tôi Emeritus…
Read MoreTân Phúc-Âm-hoá
Phúc Âm hoá: Làm cho đời sống thấm nhuần tinh thần Phúc Âm 1. “Tân Phúc Âm hoá”: vấn đề mang tính thời sự Dưới nhan đề: “Vatican đang nỗ lực khuếch trương ‘Tân Phúc Âm hoá’”, John L. Allen Jr., chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về Vatican của tờ National Catholic Reporter và cũng là phóng viên của đài truyền hình CNN, trong bài viết ngày 04/03/2011, ông nói: “Trong một triều đại giáo tông mà đôi khi bị buộc tội là thiếu hướng hành chính, toàn bộ…
Read MoreTôi – con
Trong cuộc hội nghị về vấn đề xã hội, người tham dự có cả lương giáo và cán bộ nhà nước, một vị giám mục lên phát biểu và tự xưng là “con” với cử toạ. Lần khác, một vị linh mục trẻ đến dâng lễ tại xứ tôi, trong thánh lễ có cả trẻ nhỏ và người lớn, khi giảng, cha cũng tự xưng là “con” với cộng đoàn. Nghe cách tự xưng như vậy, làm tôi suy nghĩ và thắc mắc. Vậy, khi nói chuyện với công chúng…
Read MoreCô hồn – Linh hồn mồ côi
Tháng Bảy âm lịch, người bên lương thường cúng cô hồn. Giáo dân hay xin lễ cho các linh hồn mồ côi. Vậy hai khái niệm cô hồn và linh hồn mô côi có liên quan gì với nhau không? 1. Khái niệm cô hồn. – Cô, có nhiều chữ Hán 孤, 姑, 沽, 泒, 鴣 (鸪),箍, 罛,蛄,觙,辜, 酤, 菇,咕, 菰, 苽,觚, 軲. Trong từ cô hồn là chữ 孤, nghĩa là: (dt.) (1) Cha chết sớm, hay không có cha. (2) (cũ) Quan cô (tên chức quan, nằm khoảng…
Read MoreĐức
Trong bài Đức Mẹ Sầu Bi, tôi đã giải nghĩa chữ đức, nhưng chỉ tập trung vào nghĩa Nôm. Gần đây, Tiểu ban Từ vựng thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin nhờ tôi viết ra các nghĩa của chữ đức, lại có độc giả hỏi về cách dùng chữ đức, cũng như cách dùng chữ đức trong nghĩa Nôm có quy định nào không. Nay tôi viết mục từ riêng về chữ Đức, vừa ghi lại những chi tiết đã có về nghĩa Nôm, vừa bổ sung thêm về…
Read MoreBàn về ân sủng
Ân sủng là từ được dành riêng để dịch chữ gratia trongtiếng la tinh. Ân sủng là đề mục đã được thánh Tô-ma A-qui-nô bàn giải sâu rộng trong Thần Học Tổng Luận ngay từ thế kỷ XIII[1]. Sau này các nhà thần học bàn luận và khai triển thêm, theo ngôn ngữ và cảm quan của từng thời[2], nhưng nội dung chính yếu vẫn là một. Trong đời thường, người ta hay dùng những từ sau đây để nói đến những gì liên quan đến ơn, như biết ơn,…
Read MoreThống hối
1. Trong bài tìm hiểu về thuật từ sám hối kỳ trước, chúng tôi nhận thấy thuật từ này có nguồn gốc từ Phật giáo, nội dung trong nhà Phật khác với quan niệm của Công giáo về “sám hối”. Vì vậy, trong bài này, chúng ta thử tìm hiểu thêm những từ có thể diễn tả ý niệm “ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình” [1], hoặc “hối hận vì đã mắc lỗi và mong sửa chữa” [2], sẵn có trong tiếng Việt nhưng hoàn toàn không…
Read MoreSám hối
1. Có người cho rằng sám hốilà từ ngữ của nhà Phật, nhưng Công giáo sử dùng thuật từ này rất phổ biến, chẳng hạn như trong các bài giảng, các linh mục thường kêu gọi mọi người phải sám hối, Mùa Chay là mùa sám hối, bí tích Giao Hoà là bí tích Sám Hối… Như vậy, phải chăng khi nói đến sám hối, người Công giáo có cùng một quan niệm về sám hối như bên Phật giáo?Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu…
Read MoreThiện
Trong một buổi bản thảo về “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” (con người sinh ra, bản tính vốn tốt lành) hay “Nhân chi sơ, tính bổn ác” (con người sinh ra, bản tính vốn độc ác), có người hỏi tôi “thiện” là gì. Đây là một chủ đề hết sức phong phú, đến nỗi có người đã khẳng định: “Không thể định nghĩa được, bởi lẽ đó là khái niệm cơ bản nhất, tối hậu và bất khả phân” [1]. Vì vậy, trong bài này chúng tôi thử tìm…
Read MoreTâm
Có một tử tù kia suốt đời làm việc tội lỗi, giết người, trộm cướp, lòng dạ rất xấu xa. Trước khi bị xử tử, anh ta hối hận; và để chuộc lại tội lỗi của mình, anh xin hiến trái tim của mình cho người cần thay tim. Nhưng sau đó không bệnh nhân nào dám nhận trái tim của anh, vì sợ sau này cũng độc ác như anh! Văn hoá Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng đều lấy “tâm” diễn tả tình cảm của con…
Read MoreChất vấn, tuân vấn
1. Trên trang Giáo dục Công giáo, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, DCCT, khi giải đáp thắc mắc về người tân tòng được hưởng đặc ân Thánh Phaolô có kèm theo điều kiện “Chất vấn người không chịu phép rửa tội”. Có người hỏi tôi: Thuật từ chất vấn có nghĩa là tra hỏi, có ý hỏi tội, hàm ý khinh bỉ, chê bai, chỉ trích. Trong khi việc hỏi người không chịu phép rửa tội ở đây chẳng qua là hỏi ý kiến thôi. Đã là hỏi ý kiến,…
Read MoreTín nghĩa
Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ này, nên đời sống vật chất cũng được cải thiện rất nhiều. Nhưng xem ra đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi. Nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau, trong lãnh vực thương nghiệp, giáo dục và cả tôn giáo nữa. Nên chữ “tín” rất quan trọng. Đặc biệt là tín nghĩa. 1. Tín và nghĩa 1.1. Tín: Có 3 chữ…
Read MoreĐồng tế, Concelebration
Khi có nhiều linh mục cùng cử hành Thánh Lễ, gọi là đồng tế, nhưng khi có nhiều linh mục cùng cử hành bí tích khác, như xức dầu bệnh nhận, giải tội… thì phải gọi cách nào? Tiếng Anh, tất cả đều gọi là concelebration. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa thuật từ đồng tế, concelebration và thử tìm một thuật từ cho trường hợp có nhiều linh mục cùng cử hành một bí tích khác.1. Đồng tế 1.1. Đồng có 23 chữ Hán: 同, 桐, 童,…
Read MoreChức – Tác vụ
Khi dạy phụng vụ, các cha giáo chủng viện nói cho các chủng sinh biết nên dùng từ “chức phó tế”, “chức linh mục”, nhưng những truyền thông của giới Công giáo thì thích dùng “trao tác vụ phó tế”, “trao tác vụ linh mục”. Vậy, “phó tế” và “linh mục” là tác vụ hay chức? 1. Nghĩa của những chữ chức, tác, vụ 1.1. Nghĩa của “chức”[1]. Chức có những chữ này 職 (职), 軄, 織 (织), 綕. Trong trường hợp này là chữ này職, vốn có nghĩa là…
Read MoreBình an, hoà bình
Mỗi khi bài thánh ca – cảm hứng từ Luca 2,14 – “Vinh danh Thiên Chúa” của Nhạc sĩ Hải Linh được xướng lên: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Xuống đem Bình An, đem Bình An cho dương thế”, là dấu hiệu lễ Giáng Sinh đã đến gần. Đêm Giáng Sinh cũng được gọi là Đêm Bình An. Bình an tiếng Anh là peace, câu Phúc Âm của Thánh Luca tiếng Anh là: “Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom his favor…
Read MoreTu thân
1. Sau Công nghị Tổng Giáo phận Sài Gòn, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn có nhắc đến việc cần phải canh tân cuộc sống, và ngài thường dùng câu nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cụ thể là trong Lời Chủ Chăn tháng 1-2012. Một thầy dòng cũng hỏi tôi: “Tu thân là gì?”. Chúng ta thử tìm hiểu thuật từ “tu thân”. 2. Nghĩa của chữ tu, thân 2.1. Tu có 7 chữ Hán: 鬚, 須 (须), 羞, 修, 脩, 嬃 (媭), 饈 (馐).…
Read More