Phương pháp tâm lý trị liệu Rational-Emotive Behavior Theraphy (tạm dịch, Liệu Pháp Hành Vi Cảm Xúc, viết tắt REBT) do nhà tâm lý học Albert Ellis (1930-2007) nghiên cứu và phổ biến; nó được cho là một trong những phương pháp hữu hiệu trong việc giúp bệnh nhân có thói quen thường hay “nuôi dưỡng” những tư tưởng tiêu cực luẫn quẩn trong tâm trí. Ông Albert Ellis sơ lược tiến trình này như sau: Sự kiện – Dựng chuyện – Tin chuyện – Cảm xúc – Hậu quả. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích một ví dụ thuộc loại REBT, và tìm hiểu nguyên nhân của nó.
Sự kiện: Hai tu sĩ trong một cộng đoàn. Tu sĩ A là người có trách nhiệm giữ vệ sinh trong phòng họp. Tu sĩ B từ cộng đoàn khác mới chuyển tới, người thường mang thức ăn và thức uống vào phòng họp. Theo qui định chung, trong phòng họp không được mang thức ăn. Vì việc này, tu A nhắc nhở tu sĩ B.
Dựng chuyện: Sau khi được góp ý, tu sĩ B bên ngoài nói lời cám ơn, nhưng bên trong lại tỏ ra bất bình, không vui. Tu sĩ B nghĩ rằng “Nó là ai mà nhắc nhở mình trước cộng đoàn như vậy, tuổi nó đáng con mình mà bày đặt.” Thêm vào nữa, tu sĩ B đi nghe ngóng và gợi những chuyện tiêu cực về tu sĩ A. Dần dần, tu sĩ B đã dựng thành công một câu chuyện về tu sĩ A: “Tu sĩ A là người thích làm nỗi, thích chỉ dạy, tỏ vẻ bề trên.”
Tin Chuyện: Từ câu chuyện được dựng nên, tu sĩ B đi tới sự “xác tín” từ sự kiện mà mình tìm được trong câu chuyện do mình dựng lên. “Tu sĩ A là người kêu ngạo.”
Trận chiến đang diễn ra chính là trận chiến nội tâm, và kẻ thù gây nên trận chiến ấy chính là sự kêu ngạo.
Cảm xúc: Từ “niềm tin” này, tu sĩ B luôn buồn bực, hay giận, nóng nảy đối với tu sĩ A và một số người xung quanh.
Hậu quả: Tu sĩ B thường tỏ ra khó chịu, phàn nàn, chê bai, hậm hực đặc biệt những lúc tu sĩ A phát biểu hay xuất hiện trong cộng đoàn. “Nó đâu có xứng đáng đứng đó; chuyện này do người khác làm thì tốt hơn “nó” nhiều.”
Vòng xoáy cứ thế tiếp diễn: Sự kiện – dựng chuyện – tin chuyện – cảm xúc – hậu quả.
* * *
Giai đoạn “sự kiện” trong cuộc sống luôn luôn đến một cách rất khách quan đối với mỗi người chúng ta. Nhưng sự thiếu khiêm tốn bắt đầu hình thành vào giai đoạn “dựng chuyện.” “Dựng chuyện” tựa như dựng nên một bức tường chung quanh mình để bảo vệ mình. Hay nói cách khác, khi một sự kiện xảy ra không “thuận ý” mình, con người thường có phản ứng xây nên những tường luỹ xung quanh mình, trước là để bảo vệ mình, thứ đến là “tấn công” người đã tạo nên sự kiện ấy. Vậy lý do gì mà ta phải tạo nên những “tường luỹ” như vậy? Tính tự nhiên là muốn “che” những khuyết điểm của mình, muốn bảo vệ mình, và muốn cho người khác không biết về điểm yếu của mình.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn “dựng chuyện,” giai đoạn “tin chuyện” diễn ra như để cũng cố thêm giai đoạn “dựng chuyện.” “Tin chuyện” để quả quyết thêm tôi đúng, còn người kia sai. Tôi hay, còn người kia dỡ. Tôi đáng được điều đó, còn người kia thì không đáng. “Tin chuyện” đã tạo nền móng cho “cái tôi” được lớn thêm, mạnh thêm, và vững trụ thêm trên chiếc ghế quan toà.
Nhưng dù hai giai đoạn “dựng chuyện, tin chuyện” có thành công đến bao nhiêu đi chăng nữa, sự thật khách quan vẫn không thay đổi, vì “dựng chuyện và tin chuyện” chỉ diễn ra trong nội tâm con người để che đậy điểm yếu trong người mình và để biện mình cho hành động của mình. Chính vì thế, những cảm xúc và hậu quả tiêu cực vẫn diễn ra – vá có thể nói nó càng thêm trầm trọng. Thực tế, những sự kiện khách quan bên ngoài, những con người gây nên những sự kiện khách quan ấy không thể biết và đọc được được những gì đang diễn ra trong nội tâm của chúng ta. Trận chiến đang diễn ra chính là trận chiến nội tâm, và kẻ thù gây nên trận chiến ấy chính là sự kêu ngạo. Như thế, để muốn khống chế kẻ thù kêu ngạo, vũ khí ta cần dùng chính là sự khiêm tốn chứ không phải là xây thêm pháo đài “dựng chuyện, tin chuyện.” Hay nói cách khác, hãy dẹp bỏ những tường luỹ ấy đi, và để đơn sơ thừa nhận: Tôi là con người, nên thường khi vẫn thiếu xót sai lỗi.
Mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn suy nghĩ áp dụng thực tế trong hoàn cảnh của bạn. Cứ mỗi lần một sự kiện “trái ý” nào đó xảy đến với bạn. Hãy cẩn thận với phản ứng “dựng chuyện.” Nó xuất hiện như những người “giúp đỡ” bạn bằng những ý tưởng “ủng hộ, bảo vệ, cũng cố” nhưng thực ra, nó đang xây nên một bức tường để giam bạn – trong đó, bạn không có khả năng để nhìn thấy sự thật khách quan đang diễn ra. Bức tường ấy xây càng cao, thì cái tôi của bạn càng lớn. Cái tôi càng lớn, thì sự bình an càng nhỏ. Để tìm lại sự bình an, bạn cần phải sử dụng đức khiêm tốn. Tốt nhất, không nên xây nên những bức tường ấy. Nếu đã xây, hãy đập phá nó đi và chỉ đơn sơ thừa nhận: Tôi là con người, nên thường khi vẫn thiếu xót sai lỗi.
Thưa bạn, bức tường nào đang ngăn cách bạn với người thân, anh em, bạn hữu? Có phải loại này không?
Br. Huynhquảng