Chính mình

Học trò 1: Thưa thầy, con muốn sau này con nên giống thầy.

Thầy mĩm cười không nói gì.

Học trò 2: Thưa thầy, con muốn trở nên giỏi và nổi tiếng như bác sĩ trong làng mình.

Thầy mĩm cười không nói gì.

Học trò 3: Thưa thầy, con muốn làm một người lãnh đạo như vị quan của huyện mình.

Thầy nhìn học trò và chậm rãi kể chuyện đời mình cho học trò.

Lúc thầy còn nhỏ, ba má thầy muốn thầy phải trở nên những người giỏi. Ba má thầy luôn lấy những hình ảnh khuôn mẫu của những con người nổi tiếng, giàu có và uốn nắn thầy nên giống như họ. Buồn thay, năm tháng trôi qua, thầy không giống họ và chẳng bao giờ giống được họ.

Thầy cũng lớn lên và thao thức để thành tài, thành nhân như những con người lý tưởng ấy, nhưng lý tưởng quá cao so với hoàn cảnh thực tế của mình. Thầy luôn cảm nghiệm đời mình cứ trải sức ra và cố gắng để nên giống họ. Cố gắng trong cách ăn nói, cố gắng trong cách đi đứng, cố gắng trong cách xử thế… bao lâu thầy không cư xử khôn ngoan giống như họ, không ăn nói lịch thiệp như họ, không xử thế chừng mực như họ, thì thầy không vui, không an tâm. Niềm vui của thầy là thành quả được chuẩn mực theo những con người lý tưởng ấy. Bao lâu không đạt được những chuẩn mực ấy, thầy không vui, và không bình an.

Đời của thầy luôn nhắm tới những mục đích phía trước, những dự án để đạt được, những kế hoạch để thành toàn mà không bao giờ thưởng thức giá trị thành quả của hiện tại. Đối với thầy, những kế hoạc, dự án thành toàn ấy là mục tiêu chính để nên giống như những con người lý tưởng ấy. Phải làm những điều này điều nọ như những con người vĩ đại đó thì mới gọi là người thành công, thành tài, hạnh phúc. Vì lẽ đó, cứ mỗi ngày sống là thêm những suy nghĩ cho những dự án, kế hoạch để thành như những người thành công nỗi tiếng ấy, và là thêm những nổ lực để hoàn thành dự án ấy… đời thầy trải ra những chuỗi ngày cố gắng, mệt nhoài vì những dự án, kế hoạch lý tưởng… mà không thấy niềm vui hạnh phúc ở đâu. Thầy bị mất tự do và mất chính mình.

Cho đến một hôm, sau bao nhiêu năm miệt mài tìm chân lý, thầy bắt gặp các em bé chơi đùa vui tươi hồn nhiên bên vệ đường, thầy chợt giật mình nhìn lại. Hoá ra, cả đời mình chỉ phí thời gian vào những dự án và kế hoạch của tương lai. Tại sao mình cứ phải nên giống ông này bà nọ mà là không là chính mình?! Chẳng lẽ chỉ phải trở nên như những con người ấy, phải sở hữu những tài năng như họ thì đời mình mới có giá trị và hạnh phúc? Những em bé này đâu có tài năng như những ông nọ bà kia, nhưng nhìn xem, ai hạnh phúc hơn chúng, ai tự do hơn chúng, và ai bình an hơn chúng?

Vị minh sư nhìn học trò mình âu yếm tiếp lời.

Hãy trở nên chính mình. Chúng ta không thể coi thường tài năng của Đấng Tạo Hoá – chẳng lẽ Ngài lại copy chúng con đúng y như những người tài giỏi ấy thôi sao?! Hãy trở nên chính con người mà Thượng Đế muốn cho mỗi người chúng con.

* * *

Bạn thân mến, để đạt được học vị bác sĩ, tiến sĩ cần mất nhiều thời gian – dù thời gian lâu, nhưng kiên tâm học tập thì cũng có thể đạt được trong vòng 40 đến 50 năm tuổi đời. Nhưng để trở nên con người thật như chính mình, thì có lẽ khó mà nói được mức hạn thời gian.

Lời tâm sự của của người thầy trong câu chuyện trên đáng cho chúng ta suy nghĩ về đời mình. Trở nên chính mình mới thật khó biết bao. Nó mời gọi ta cần vượt qua những lối mòn của nếp suy nghĩ, của sự đánh giá theo tiêu chuẩn hơn thua của xã hội. Trở nên chính mình cần thời gian để nhận ra giá trị thật của con người mình, tài năng và quà tặng của con người mình; và khi đã nhận ra, bạn hãy ôm chầm lấy nó, phát huy nó. Có lẽ những tài năng và quà tặng của bạn không được nỗi tiếng và làm nên tên tuổi gì, nhưng khi ôm chầm và cảm hưởng sự tuyệt vời của nó, bạn sẽ cảm nhận sự tự do đích thực của chính mình – một con người đáng sống vì có tự do.

“Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?”[1] Câu trích trên đây được trích từ lá của một sinh viên người Nhật góp ý cho bạn trẻ Việt Nam mà nhiều người tâm đắc. Lời góp ý chân tình ấy giúp chúng ta suy nghĩ lại nền tảng căn bản của mọi nền giáo dục – Sự tự do. Liệu rằng chúng ta đã suy nghĩ và áp dụng nền tảng này cho chính mình và cho thế hệ tương lai?

 

Fr. Huynhquảng

[1]Từ emailvanthien.dinh10@googlemail.com, “Việt Nam – Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan,” 24-3-2014.

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment