Lễ Đức Mẹ Sầu Bi 15/09 (Ga 19, 25 -27)
BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC MẸ
Kính thưa quý vị, thưa các bạn, Lệ Đức Mẹ Sầu Bi đứng sau Lễ suy Tôn Thánh Gía Chúa Giêsu một ngày. Tại sao gọi là “Sầu Bi”, thưa bởi vì , Đức Mẹ đã cùng chịu “đau khổ” với Đức Giêsu- Kitô, Con Thiên Chúa làm Người chịu nạn , chịu chết trên cây Thánh Gía, để cứu độ nhân loại.
Hành trình chịu tử nạn của Đức Kitô không tách rời hành trình làm Người, tức Nhập Thể và Nhập Thế. Vì vậy, Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Đấng Cứu Thế trong hành trình làm Người của Người. theo đó, “Nỗi đau “ của Con chính là “nỗi đau “ của Mẹ. Vì vậy, khi nói đến “Mẹ của Đấng Cứu Chuộc”, mặc nhiên, “Người Mẹ ấy” không thể “không đau”, nên chi , cụm từ ” Mẹ Đồng Công” là nói lên ý nghĩa ấy. Nhưng, ngày nay “danh xưng” “Mẹ của Đấng Cứu Chuộc “ chính xác hơn. Nhưng , dù “nỗi đau” của Đức Mẹ có lớn như thế nào cũng không thể gọi là: “Đồng Công” với Chúa Cứu Thế.
Đoạn Tin Mừng (Ga 19. 25 -27) hôm nay diễn tả một trong “ Bảy Nỗi đau” lớn nhất của Đức Mẹ.
– Nỗi đau thứ nhất : Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá.
– Nỗi đau thứ hai : Đưa Hài Nhi Giêsu trốn sang Ai-cập.
– Nỗi đau thứ ba : Khi dâng Hài Nhi Giêsu vào đền thờ, thì tiên tri Si -mê-on nói tiên tri về Hài Nhi.
– Nỗi đau thứ tư : Đức Mẹ lạc Chúa Giêsu trong đền thờ ba ngày.
– Nỗi đau thứ năm : Đức Mẹ gặp Đấng Cứu Thế vác Thập Gía.
– Nỗi đau thứ sáu : Đức Mẹ chứng kiến cảnh Chúa Giêsu chịu lưỡi đòng đâm thủng cạnh nương long và sinh thì trên Thánh Gía.
– Nỗi đau thứ bảy : Tháo xác Đức Chúa Giêsu xuống khỏi Thánh Gía, trao vào tay Đức Mẹ.
Vâng, dù “Bảy Nỗi Đau” của Đức Mẹ, là những”Nỗi Đau” khôn tả đối với tấm lòng của một người Mẹ, có thể nói “tột đỉnh “ của sự đau đớn, nhưng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, thuộc bậc Lễ nhớ, vì vậy, không thể so sánh cùng “Đồng Công” với Đấng Cứu Thế được.
Theo đó , chúng ta thấy Lễ Đức Mẹ Sầu Bi là Lễ Bổn Mạng của Dòng “ Đồng Công”, nay là ”Dòng Mẹ của Đấng Cứu Chuộc” là hết sức hợp lý.
Suy niệm :
– Nỗi Đau thứ nhất : Khi sứ thần Gabriel Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ nhận lời Truyền Tin, Mẹ đáp tiếng “ xin vâng”, dù ngỡ ngàng , bối rối, nhưng tràn đầy niềm vui mừng, bởi vì, từ đây “muôn đời sẽ khen Mẹ diễm phúc “. Vì , Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ một sự trọng đại là “ Người Con bà đang cưu mang sẽ được gọi là GIÊSU” .
Thế mà, giờ đây, bà phải “ Bụng mang , dạ chửa”, không cửa không nhà, bởi vì, nhân dịp tổng kiểm tra “ hộ khẩu”, phải rời bỏ miền đất đang cư ngụ, mà trở về sinh quán khai hộ khẩu. và như thế, nhân đến ngày “ nở nhụy khai hoa”, Bà không tìm được quán trọ, bời người ta khinh Bà nghèo, không cho trọ trú.
Và như vậy, Mẹ phải tìm ra “hang đá”, nơi trú ngụ của súc vật, và như thế, Chúa Cả Trời Đất phải chịu sinh ra trong “hang súc vật”. Như vậy, nỗi đau của một người Mẹ trẻ, Mẹ của Một Đấng Cứu Tinh, bao lời ca ngợi, bao nỗi vui mừng , giờ đây tiêu tan. Lời chúc tụng của người chị họ Isave giờ đây biến đâu mất rồi, như thế “có Chúa ” không ? Ấy vậy mà, Mẹ không một lời than trách. Không một tiếng oán than. Mẹ tiếp tục xin vâng, vì Mẹ nhận ra” sự trọng đại” nơi Thiên Chúa chính là ”thấp hèn “ nơi thụ tạo.
Vâng, một “mấu chốt” sự suy niệm của Mẹ là “ khiêm nhường”, vâng, khiêm nhường theo Mẹ là gì ? Thưa quý vị, thưa đó là : Mẹ nhận ra sự “ thấp hèn “ nơi thụ tạo là Mẹ, mà Đấng Toàn Năng đã đoái thương. Mẹ cảm nghiệm được điều cao cả của Đấng Tạo Thành trên thụ tạo.
Vâng, đây là điều tâm niệm của Mẹ, đồng thời là “ nền tảng “ cho mọi nỗi đau kế tiếp của Mẹ.
– Nỗi đau thứ hai : Vâng, tục ngữ Việt Nam có câu “ Họa vô đơn chí…”, nỗi đau kế tiếp là hêrode nghe tin “ Đấng Cứu Thế” xuất hiện qua ba nhà đạo sĩ, thì cho truy lùng “Hài Nhi Giêsu”. Thế là, Đức Mẹ tiếp tục đưa Hài Nhi trốn sang Ai-cập, vâng, hành trình trốn sang Ai-cập thật gian nan, vất vả. Ai có kinh nghiệm “vượt biên “đường bộ qua Cam-pu-chia thì biết, nhưng Đức Mẹ phải mang theo “Hài Nhi”, thì càng vất và hơn. Nỗi vất vả thân xác, cùng với nỗi lo sợ, nỗi tủi hổ, co cực. Vì đây là ”Vua Cả “ Trời Đất trong thân phận Hài Nhi. Chúng ta đặt mình vào cảnh đó và suy nghĩ như thế nào, chúng ta có oán trách Thiên Chúa không?
Thế mà, Đức Mẹ không lên tiếng than van, chúng ta thấy nghị lực nơi Đức Mẹ, một Trinh Nữ còn niên thiếu, sinh con theo quyền năng Thần Linh, nhưng không “được “ Thần Linh “bảo hộ” mà tự mình phải xoay sở lấy, như vậy, nghị lực phi thương nơi Đức Mẹ là ” Nghị lực siêu nhiên “ , có nghĩa là Thần Linh Chúa ngự trong tâm hồn Mẹ, bảo hộ cho Mẹ. Vâng, sự bảo trợ ấy chính là Chúa Giêsu, dù là hình Hài Nhi, nhưng, Thiên Tính , tức Bản Tính Thiên Chúa đang hiện hữu cùng với Mẹ. Dù mọi nguy biến hữu hình đang diễn ra khi ấy, nhưng “giờ” của Chúa chưa đến th2i không một thế lực nào chạm được.
Chúng ta sẽ hiểu được chi tiết nầy vào “Nỗi đau thứ tư” của Đức Mẹ.
– Nỗi đau thứ ba: Tiên Tri Si-mê-on nói tiên tri về Chúa Giêsu với Đức Mẹ. : “Còn phần Bà lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu Trái Tim Bà… để cho ý nghĩ của nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35) ( duy nhất thánh Luca ghi lai câu nầy).
Như vậy, sự chúc phúc đi kèm với “đau khổ”,”tai họa” sao ?! Như vậy, cuộc đời Chúa Cứu Thế là “tai họa”, chứ không phải “phúc”, như vậy, Đức Mẹ luôn phải chịu “đau khổ”.
Như vậy, Chúa Giêu gánh lấy “tất cả” mọi tai họa của nhân thế là như vậy, Người không sống như tội nhân, mà phải chịu “đền tội” cho tội nhân là chinh chúng ta. Hằng ngày , hằng giờ nhân thế lỗi pham, nhưng người Kitô hữu đôi khi còn lỗi phạm nhiều hơn, có người Kitô hữu nào vỗ ngực xưng tên rằng mình “vô tội” không ? Người Kitô hữu cũng pham tội , mà còn pham nhiều hơn người ngoại giáo. Thánh Ausgustino, nói : “Tội mà người khác phạm được, thì mình cũng phạm được, mà phạm dễ hơn nhiều hơn là khác”. Vì vậy, người công giáo có một câu cửa miệng , tưởng chừng “phủ phàng”, nhưng rất thật : “Tin Đạo, chứ đừng tin người có Đạo”.
– Nỗi đau thứ tư : Đức Mẹ lạc Đức Chúa Giêsu ba ngày. Vâng, xét theo tình mẫu tử tự nhiên, chúng ta thấy, người mẹ lạc mất con sẽ như thế nào, tâm trạng hoang mang , hoảng hốt, Đức Mẹ không ngoại lệ. Xét về phương diện siêu nhiên, Mẹ vẫn “tin “ người con trai của mình , là một vị “ Cứu Tinh”, vì thế , Mẹ vẫn chu toàn những quy định theo luật Môisen, theo lễ nghi Chúa dạy. Đồng thời, Mẹ lo lắng và chu tất mọi săn sóc, dạy dỗ, chỉ bảo. Nhưng, quả thật, thời gian nầy Chúa Giêsu đã lên mười hai tuổi, như đã nói ở trên , Thần Tính của Người luôn sonh hành với Nhân Tính, vì vậy, sự làm chủ, Tính Thiên Chúa, hay Thiên Tính của Người là điều tất yếu. Tuy mang nhân tính, nhưng “Sứ Vụ Thiên Sai” của Người là tất yếu.Vì thế, khi Người biểu lộ Thiên Tính khi cần đúng lúc, đúng nơi,đúng thời điểm. Khi Người lên 12 tuổi là lúc , Đức Mẹ đem Người lên Đền thánh Giêrusalem để dự lễ, thì Người biểu lộ uy quyền để giảng dạy, điêu nầy chưa từng có, thời gian là ba ngày, chứ không phải 3 tiếng đồng hồ.Đức Mẹ thật bối rối , lo âu, vì sợ Người bị lạc. Tâm tình người Mẹ thật lớn lao. Đây là một “nỗi đau” đối với thiên chức làm Mẹ, nhưng, chúng ta thấy, cử chỉ của Chúa Giêsu thật bình thản, bình thản ở đây không phải là ”bất hiếu “, “bất kính”, hay vô ơn đối với Đức Mẹ,mà là Người bình thản vì thiên tính, vì sứ vụ Thiên Sai, vì Nước Trời và vì nhân loại.
Sự biểu lộ bình thản cho thấy, Thiên Tính của Chúa bộc lộ , và đây là lúc Người biểu lộ Thần Tính lần thứ nhất giữa nhân gian. Và càng lớn lên, người càng nhân đức và khôn ngoan của thiên Chúa trước mặt thế gian.
– Nỗi đau thứ năm : Là nỗi đau khôn tả, khi nhìn thấy, Con mình, đồng thời là một “Vị Cứu Tinh”, Mẹ luôn “tin “ như vậy, mà giờ đây “Thánh Thể” nát tan trong tay quân dữ đem đi giết, lại vác trên vai cây thập giá nặng nề hết sức.Nỗi đau thứ năm nầy, toát lên một “cực hình” hữu hình, chấp nhận một sự nặng nề, u ám, kinh khủng, nhưng đây là sứ vụ Thiên sai, sứ vụ mà , Chúa Giêsu “gánh vác” trực tiếp sức nặng tội lỗi nhân gian. Mà người đời không thể gánh vác nỗi. Đồng thời, Người cũng làm gương, đễ việc “vác Thánh giá” là một mầu nhiệm nên thánh, có nghĩa là ”nên giống “ Thiên Chúa. Đến dộ, Người nói : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình hằng ngày mà theo Ta”.
– Nỗi đau thứ sáu : Đó là nỗi đau “ ứng nghiệm “ lời tiên tri Si-mê-on theo nghỉa hữu hình. Vì , Mẹ chứng kiến cảnh sinh thì của Chúa Giêsu trên Thánh Gía. Một cảnh tượng bi thương độc nhất vô nhị, vì, không có cái chết của người vô tội nào chịu đau đớn như vậy. Lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn của Chúa Giêsu cho thấy một “ Mầu Nhiệm “ của sự tha thứ, tức “Lòng thương Xót “ vô biên, vô giới hạn, nghĩa là Máu và Nước là nguồn mạch tha thứ vô tận, mà chỉ có Đấng Tạo Thành mới làm được.
Mẹ chứng kiến cảnh ấy, thì rõ ràng “ như dao sắc thâu qua lòng Đức Mẹ “ vậy, nghĩa bóng, đã trở nên hữu hình, mà lời cụ tiên tri Si-mê-on đã nói .
Và Nỗi đau thứ bảy : là nỗi đau cuối cùng nhưng chưa hết, đó là sau khi Người Trối Đức Mẹ cho môn đệ Gioan và trối Gioan làm con Đức Mẹ. Đức Giêsu nói với Thân Mẫu rằng :” Thưa bà, đây là con của Bà” (Ga 19, 26). Rồi Người nói với Gioan : “ Đây là Mẹ của anh “. ( Ga 19, 27). Và sau đó, Người phó linh hồn. Như vậy, nỗi đau thứ bảy là nỗi đau sau cùng, nhưng đồng thời là ”chóp dỉnh “ của nỗi đau, bởi vì, cảnh “sinh thì” của một con người tự nhiên , đau đớn biết dường nào. Khi cảnh “sinh ly, tử biệt” xảy ra đối với người thân thương, ai dám nói “ không đau”, còn nếu cong nhận là “đau “thì nỗi đau ấy là ” Nỗi Đau xé trời”.
Như vậy, chúng ta thấy, “Nỗi Đau” của Đức Mẹ thật là “Đau Thương”, bởi thế, các thánh gọi là “Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ”. Tuy Lễ Mẹ Sầu Bi là Lễ nhớ, nhưng, chúng ta thật sự tri ân Giáo Hội đã sắp xếp Lễ nầy vào lịch Phụng Vụ. Mong sao Lễ Mẹ Sầu Bi được nâng lên bậc Lễ Kính, để khi suy niệm “Sự Thương Khó ” Chúa Giêsu, thì lễ Mẹ Sầu Bi cũng được Kính Nhớ cách xứng hợp theo bậc Lễ Kính, theo sau Tuần Thánh.
Vâng, chúng ta chỉ suy niệm và viết ra trên giấy những “sự thương khó “ấy, chứ thật ra, chúng ta không thể chịu đừng được một phần ngàn 1/1000 của “Nỗi Đau “ của Đức Mẹ. Qua sự suy niệm ngắn gọn nầy, chúng ta cùng nhau thông phần vào “ Nỗi Sầu Bi “ của Đức Mẹ để cùng chia sẻ với Mẹ trong Mầu Nhiệm Cứu Chuộc của Đức Kitô – Giêsu.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, giàu lòng thương xót, Cha đã ban Con Một cho thế gian vì yêu thương nhân thế, Cha đã kêu gọi sự cộng tác trong công trình cứu độ của Đức Giêsu – Kitô có Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria, để làm Mẹ Ngôi Lời Cứu Chuộc, Mẹ đã cộng tác vào Mầu Nhiệm Thương Khó của Đức Kitô, vì vậy, Mẹ được nhận lấy tước hiệu “Sầu Bi”, để nhắc nhở loài người “Nỗi Đau” của Mẹ trong công trình cứu độ của Đức Kitô, hầu nhân thếbiết suy tôn để cảm nghiệm tình Cha cao vời./. Amen
Lễ Đức Mẹ sầu Bi năm thánh Fatima 2017
P.Trần Đình Phan Tiến