Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: “Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát,”

Để nhờ không khí đẩy lên trăng.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lc 1: 39-56

            Nhập hồn trong khúc hát, để nhờ không khí cố đẩy lên. Đó, là tâm trạng của nhà thơ nay ngẫu hứng. Nhập hồn với lời ca, để có tình tự Mẹ diễn tả lúc về Trời.

Trình thuật, nay thánh Luca cũng diễn tả tâm tình ngày Mẹ về Trời với Chúa, hầu chỉ dẫn dân con mọi người theo về chốn phúc hạnh, mà thăng tiến. Tâm tình này, đặc biệt hơn khi người chỉ dẫn lại là “Nữ phụ” đặc biệt, Mẹ Hiền của Chúa.  Sống với thế giới và Giáo hội trong đó nam-nhân bao giờ cũng lấn lướt/vượt trội mọi nữ lưu, để bảo vệ/chăm sóc phụ nữ hơn chính mình. Nhưng ngược lại, mới đúng.

Thật ra thì, ở nam-nhân lẫn nữ-phụ, phẩm chất nam/nữ mỗi người một cách, rất khác biệt. Phẩm chất là chất-phẩm, gồm: sự tử tế, tính dịu dàng, độ-lượng, lòng xót thương, cả trực-giác, lẫn nét hiền lành toả sáng nhiều lúc cũng kín đáo, thâm trầm. Nhất nhất, là đặc trưng về “nhân” phẩm Chúa tặng mọi người, nam lẫn nữ.

Nhưng, quà tặng thiết thực ở hai phái tính, là quà Chúa tặng ban làm cơ sở cho thực chất cao cả hơn, tức: mở lòng ra với Chúa để vinh thăng tính siêu-việt; nếu không có tính này, chẳng ai đích thực là bản vị hết. Bởi, ta được tạo dựng là được Chúa mời gọi đi vào hiện hữu trong phần sâu thẳm của chính mình, với Chúa và cho Chúa, để rồi cứ thế cảm tạ Ngài. Quả thật, ta được gọi mời là để khám phá ra mà vui huởng ý nghĩa trọn vẹn của nhân vị quyết mở lòng ra với Chúa. Ta được gọi làm tạo vật hoàn-thành ý nghĩa xuất tự Chúa trong luồng ánh sáng rất tráng lệ.

Nhưng lịch sử đã làm suy giảm ánh chói loà của quà tặng nơi ta. Ngày nay, con người cũng được gọi mời theo cung cách tương tự, nhưng đa phần đều ra như không biết. Đa phần chất giọng thời hiện đại, đều hợp lòng bảo ta đừng lắng nghe tiếng gọi này để ta có yêu cầu độc-lập, tách rời Chúa và mọi người.

Phải công nhận, ánh sáng tắt lịm theo cung cách đặc biệt, nay xảy đến với nam nhân, khác hẳn nữ giới. Điều này, là do lịch sử lâu nay phát triển theo kiểu đó. Nam nhân vẫn thấy khó mà khám phá ra Thiên Chúa đích thực. Lịch sử và hoàn cảnh diễn tiến trong đó vẫn làm cho họ ra như thế. Điều này, từng được thánh Phaolô tỏ bày với dân thành Rôma, rất cứng lòng. Theo thánh-nhân, thì nam nhân, nếu không được trợ giúp, hầu như không có khả năng mở rộng lòng mình cách tích cực và vui vẻ với Chúa. Xem ra, Chúa được nam-nhân quan niệm như kình-địch chứ không như Đấng Cứu độ, khiến cần có sự trợ-giúp của nữ phụ, nam-nhân mới hiểu thế nào là ân-huệ.

Nữ-giới ngày nay thường muốn tham gia thế giới của nam-nhân, hầu có được vài đặc tính/đặc điểm của nam nhân, và có thể làm được những việc mà nam-nhân từng làm, cũng như có được tự do và toàn quyền chọn nghề nghiệp như nam nhân. Gần cận Chúa, nam nhân cũng cần sự trợ giúp của nữ-giới. Tuy thế, nữ-giới vẫn bị hạn chế trong nhiều sự việc; vẫn bị khai thác, bóc lột rồi còn bị nam-nhân vùi dập, nhận chìm trong tối tăm. Đặc biệt hơn, nữ-giới vẫn bị trở ngại vì chính mình, cách thực thụ.

Nơi nữ giới, chứ không phải nam-nhân, vẫn có thói quen giữ vững các giá-trị căn-bản của con người trong hiểu biết Chúa. Chính vì thế, Chúa đã phó thác nam-nhân cho nữ giới và yêu cầu nữ giới chỉ cho nam-nhân cách thức gần-cận Chúa. Nữ-giới trổi vượt hơn nam-nhân về chuyện này là nhờ lòng đạo đức cùng sức mạnh thiêng liêng khiến nữ giới biết rõ sự thể Chúa là trọng-tâm của cuộc sống. Tự bản chất, đích thực Chúa ủy-thác mọi sự về con người cho mỗi người và mọi người. Nhưng nữ-giới lại quan tâm nhiều hơn nam-nhân về chuyện ấy. Chuyện ấy, là do bản-chất của nữ-giới, vẫn như thế.

Thật ra thì, Chúa nhận ra là nữ-giới mạnh-mẽ hơn nam-nhân về đạo đức và về nguồn mạch linh-đạo. Chúa giao cho nữ-giới trọng-trách chăm lo cho nam-nhân. Chính vì thế, nữ giới có ơn gọi bảo-vệ sự sống con người, bảo vệ sự sang-tạo, chăm nom mọi sự về con người, và nữ-giới làm thế rất đắc lực do nữ-tính của mình.

Về với Đức Nữ-Trinh Maria. Mẹ là đấng được chúc phúc hơn mọi người nữ. Sứ-vụ của Mẹ được các nữ phụ chuẩn-bị và vẫn được nhiều nữ-phụ thực–thi; nhưng theo truyền thống Kitô-giáo, Mẹ là ví-dụ điển hình của sự hiền dịu, thương yêu hơn tất cả. Đặc-ân của Mẹ là đưa Chúa đi vào với thế giới của con người; và từ đó, đưa con người vào với thế-giới của Thiên Chúa. Con người được cưu-mang đến với Chúa là nhờ nữ-tính của Đức Trinh Nữ Maria. Ngang qua Mẹ, mọi nam-nhân được Đức Chúa, Con của Mẹ vui vẻ đón nhận.

Chỉ mình Mẹ, chứ không phải mọi người nữ nói chung, được chúc-phúc do bởi nơi Mẹ, là biến cố độc-nhất trong đời con người xảy đến, mới diễn tả sự đầy-tràn của thời gian, diễn tả cả tính chất nhân-bản và ơn cứu-độ. Nhập-thể diễn ra nơi Mẹ và do Mẹ. Nơi Mẹ, toàn thể “nhân loại” nơi phụ nữ đã đổi thay. Mẹ là Người-Nữ-của-Ơn-huệ-cứu-độ Chúa ban cho con người và cuối cùng đã hoàn-tất. Một lần nữa, Mẹ đã biến thành hiện-thực tính hiền-dịu xưa/cũ bị quên lãng của người nữ và của Chúa. Nữ-tính nơi Mẹ không chỉ là trường hợp “có them” về nữ-tính hiền-dịu rất vĩnh cửu, hoặc bản-năng làm Mẹ Hiền của nhân loại. Nơi Mẹ, bản năng và đức tính ấy đã trở thành của Đức Maria, về Maria, cho ta.

Đó là lý do tại sao ta muốn nhận biết Mẹ, không chỉ là Me của ta và của Chúa, hoặc là môn đệ Đức Giêsu hoặc “Nữ vương” thiên đáng mà thôi, nhưng trong mẹ và cho chính Mẹ, là nữ phụ nữa. Thật ra, Chúa làm nhiều điều kỳ-diệu cho Mẹ và Mẹ cũng đáp-ứng bằng cách chạm-khắc chúng vào nữ-tính thẳm sâu nơi Mẹ, để cứu rỗi mọi người. Người nữ khác, ắt sẽ phải ghen tị về Mẹ, nhưng họ cũng sẽ thấy nơi Mẹ những điều tốt đẹp nhờ Mẹ và do Mẹ mà có.

Giả như tất cả các đặc tính vượt trội ấy, là chính Mẹ và Mẹ hiện hữu là vì ta, để cho ta, thì ta có thể bắt đầu cảm kích biết rằng: sự chết không thể bắt chụp được Mẹ. Mẹ sống không có nghĩa là “chết cho chủ nhân” là nam nhân của Mẹ. Mẹ sống là cho sự sống. Mẹ có đó, khi nam-nhân lẫn nữ-giới đi vào cõi chết, nhưng Mẹ không sống để rồi sẽ phải chết, và Mẹ sẽ chứng-tỏ cho mọi người thấy: chỉ mình Mẹ mới được thế. Ta cũng có thể nói thế, với mọi nữ-phụ; nhưng ta sẽ thấy rõ điều đó khi nhìn mọi phụ-nữ qua tầm-nhìn của Đức Mẹ. Mẹ là Trăng Tròn giữa tinh tú.

Theo cách nào đó, ta có thể nói một cách đầy tin-tưởng rằng: Mẹ Về Trời cả hồn lẫn xác, theo nghĩa: toàn bộ căn-tính con người của Mẹ, đã đi vào vũ-trụ thiên-đường của Chúa, có Chúa. Chính nữ-tính của Mẹ và lòng muốn yêu thương mọi người chúng ta, được Mẹ mang theo “về trời” với Chúa. Và, lòng muốn ấy, được Mẹ dùng để tỏ cho ta biết, nhưng không phải để biết thế nào là thiên đường, mà là đưa ta vào cõi thiên đường, có Chúa. Quả thật, Mẹ đã mang toàn thể nhân loại cùng với Mẹ, qua động thái về “trời của Chúa”, có Chúa.

Thành ra, tất cả chúng ta –nam-nhân hay nữ-giới- đều được Mẹ “đem về trời” cùng với Mẹ và do bởi Mẹ. Chính đó, là ý nghĩa của lễ hội “Mẹ Về Trời”, và cũng là hội lễ của chúng ta nữa. Không có Mẹ, chắc chắn không ai được như thế. Như thế, là như thể: đã có Chúa, ở Nước Trời, về trời.

Trong tâm tình cảm nghiệm, hãy cùng Mẹ và cùng nhau hát lên câu thơ đời đầy ý nghĩa, rằng:

 

“Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát,

Để nhờ không khí đẩy lên trăng.

Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi.

Để hớp tinh-anh của nguyệt cầu.

Và để thoát lý ngoài thế giới,

Để cười, để trững, để yêu nhau.”

(Hàn Mặc Tử – Chơi Lên Trăng)

 

Hớp “tinh-anh nguyệt-cầu”, là hớp “hồn” người có Mẹ cùng hớp, để người người yêu nhau, thoát ly ngoài thế giới mà về với Chúa, với Mẹ rất “Về Trời” cả xác lẫn hồn, rất Nghê thường.

 

Lm Kevin O’Shea CSsR 

Mai Tá lược dịch

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment