“Mẹ Maria đã chịu thai Chúa Giêsu trong trái tim mình trước khi người mang Ngài trong dạ.” Lời Thánh Augustine đem lại cho chúng ta ý tưởng về vai trò và thiên chức làm mẹ của Đức Maria. Qua việc thụ thai Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã trở nên mẹ Chúa Giêsu, mẹ Thiên Chúa, và mẹ nhân loại. Thiên chức làm mẹ này không chỉ ảnh hưởng đến mỗi người chúng ta, mà còn bao trùm toàn thể lịch sử nhân loại.
Trong trình thuật về cuộc Thăm Viếng, Thánh Luca đã ghi lại hình ảnh Đức Maria vội vã lên đường giữa vùng đồi núi Giuđêa (x. Luca 1:39) đến thăm Isave, người mà tưởng chừng không bao giờ có thể thụ thai được (x. Luca 1:7), nhưng giờ đây lại đang mang thai. Trường hợp tương tự cũng xảy ra cho chính Maria trong ngày Truyền Tin, một cuộc thụ thai mà người đang có thai cũng không có ý định mang thai, “Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi giữ mình đồng trinh.” (Luca 1:34)
Và vừa bước vào nhà của Zacaria (x. Luca 1:40), Maria và thai nhi trong bụng đã khiến Isave phải sững sờ. Đón tiếp người khách đặc biệt hôm đó, lời chào của Isave không giống như lời chào hỏi thường tình của chúng ta. Những lời chào thăm mà người ta trao nhau, ca tụng nhau thường xảy ra từ những gì họ đã làm hoàn toàn tự nhiên chứ không phải Thiên Chúa đã làm, mà qua đó có liên quan đến lịch sử cứu độ, lịch sử nhân loại. Theo Luca ghi lại, thì có lẽ thánh sử dường như không chú tâm đến lối chào hỏi của con người; nhưng dù vậy cũng không đặt trường hợp Maria ra khỏi với những phụ nữ khác.
Do việc Thiên Chúa đã làm. Những lời từ miệng mình nói ra, chính Maria cũng không dám nghĩ rằng đó là những lời được Chúa Thánh Linh linh ứng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại.” (Luca 1:49) Cả trong niềm tin và ngôn ngữ, Mẹ Đồng Trinh được chúc phúc. Sự chúc phúc ấy phát xuất từ việc Mẹ mang thai Con Thiên Chúa.
Cuộc Thăm Viếng giữa Maria và Isave là một hành động mà nó đã được nói đến trong ngày Truyền Tin. Trinh Nữ Maria Rất Thánh được Thiên Chúa chọn, và Isave là tiếng nói của con người nói về thiên chức làm mẹ tuyệt vời của Maria. Tuy nhiên, việc Thiên Chúa chọn lựa Maria không hề áp đặt trên người. Nó đã được chấp thuận một cách tự do qua lời của Mẹ thưa với sứ thần: “Tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa. Xin hãy thực hiện trong tôi theo như lời ngài.” (Luca 1:38)
Maria chấp nhận làm mẹ. Thiên chức làm mẹ này đã dẫn đến chủ đề cho Tông Thư Mulieris Dignitatem (Phẩm Giá và Ơn Gọi của Nữ Giới) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1988. Qua đó, Thánh Giáo Hoàng đã trình bày rằng thiên chức làm mẹ ban cho những phụ nữ nhân cách mới được ghi dấu một cách rõ ràng nơi con người của họ. Không chỉ giữa người mẹ đối với người con mà bà đang cưu mang; nó còn là sự nối kết giữa hai con người không thể phân ly. Ngoài ra, mối quan hệ này còn diễn tả sự liên kết giữa con người một cách tổng quát. Một cảm tình được gia tăng, giữa người mẹ có đối những người con mà bà đã cưu mang và với người con ấy. (cf. MD, 18). Theo đó, cảm tình được tăng trưởng này là một biểu lộ ‘thiên bẩm” thuộc về những người phụ nữ.” (MD, 30)
Theo tinh thần bác ái như Thánh Phaolô đã làm, đó là, vui với người vui và khóc với người khóc (x. Rom 12:15), chúng ta có thể nói về cuộc Thăm Viếng của Mẹ Maria là việc làm bày tỏ đức bác ái với Isave. Nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng tuy Maria đang diễn tả tình cảm được tăng triển là những gì mà con người thường nói, nhưng ở đây tình cảm ấy vượt trên những giá trị tự nhiên dựa theo mức độ của ân sủng.
Thông thường cảm tình tha thiết, nồng nàn chỉ được đề cao khi nó đóng góp vào mục đích hiệp nhất, và vào tình trạng liên kết của gia đình nhân loại. Trong những điều kiện này, thiên chức làm mẹ luôn luôn được cho là nhất trong nấc thang nhân sinh. Thụ thai một đứa con và trở nên một bà mẹ của người con đó là một phần của người phụ nữ. Có thể nói, thiên chức làm mẹ là đặc ân cao cả nhất của người phụ nữ. Đứa con của bà khởi đầu từ việc cộng tác với Quan Phòng Thần Linh, và từ đó mang hình ảnh giống như Thiên Chúa (x. Sáng Thế 1:27) cả trong ý nghĩa văn chương và hình ảnh.
Một bức ảnh Đức Maria bồng Chúa Hài Nhi không chỉ diễn tả hình ảnh thiêng liêng của tình mẫu tử, nhưng ở một nghĩa sâu sa khác, nó là dấu hiệu cho biết rằng Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta. Điều này đã được Isaiah nói trước trong chương 49 của Cựu Ước. Tiên tri viết rằng, “Có người mẹ nào quên con mình…. Ngay cả khi người đó quên, thì Ta cũng không quên con.” (câu 15)
Mẹ Maria không bao giờ quên con của mình, và vì thế, chúng ta không nên nghi ngờ về giao ước của Thiên Chúa đối với chúng ta. Trở lại Mulieris Dignitatem một lần nữa: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định rằng mọi thiên chức làm mẹ trong lịch sử nhân loại đều liên kết với giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với con người thông qua vai trò làm mẹ của Maria (cf. MD, 19). Mẹ Rất Thánh mang thai Chúa Giêsu qua quyền năng Đấng Tối Cao (x. Luca 1:35), và hằng luôn săn sóc bảo vệ cho Con của Đấng Tối Cao (x. Luca 1:32) tới những giây phút khắc nghiệt nhất trên đồi Calvary. Điều này đã trở nên dấu chứng cho ảnh hưởng người phụ nữ trong lịch sử, và sự hoàn tất nơi các bà mẹ đối với ơn gọi để có thể giúp hình thành lịch sử thế giới.
Nhìn vào hang Belem, chúng ta cảm nghiệm được rằng thiên chức làm mẹ của Đức Maria bao trùm cả về phương diện nhân loại lẫn mầu nhiệm cứu độ. Mình và máu của người nữ từ Nazareth đã xuất hiện trước hết nơi Đấng Cứu Thế – Emmanuel – trong máng cỏ. Qua tiếng xin vâng (fiat) trong ngày Truyền Tin, Mẹ đã mang thai Chúa Giêsu cùng với nhân loại là thân hình mầu nhiệm của Ngài. Từ vai trò làm mẹ đối với lịch sử nhân loại này, Mẹ đã dạy chúng ta thế nào là tình yêu đối với những người con chúng ta – những người con do chính mình sinh ra cũng như những người con tinh thần. Do đó, tôn vinh Hòm Bia Giao Ước, là chúng ta vinh danh tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria. Tình mẫu tử của Mẹ đã đem lại cho chúng ta Chúa Giêsu, sự bình an và an ủi.
“Ôi khoan thay! Ôi nhân thay! Ôi êm thay!
Thánh Maria trọn đời đồng trinh.”
Lễ Mẹ Thiên Chúa
1/1/2022