Đây đúng là phép lạ cho ngôi làng nhỏ ở Syria: trong vòng 48 giờ, bức tượng Đức Mẹ khóc lôi kéo giáo dân Kitô giáo, Hồi giáo đến xem.
Ngày 8 tháng 9, ngày Sinh nhật Đức Mẹ, thành phố Yabroud khánh thành một bức tượng lớn Đức Mẹ với sự hiện diện của Đức Giám mục giáo phận Homs, Sứ thần tòa thánh và Giáo phụ Hy Lạp-melkite công giáo, Grégoire III Laham. Các nhân vật dân sự và Hồi giáo cũng có mặt trong buổi lễ này.
Đối với linh mục Georges Haddad, cha xứ của thành phố thì bức tượng này là câu trả lời cho quân hồi giáo cực đoan, họ đã phá hủy rất nhiều tượng trong thời gian họ chiếm đóng.
Nước mắt trên tượng trong vòng hai ngày
Một vài ngày sau khi thành phố có 60 000 dân được giải phóng vào mùa xuân 2014, một vài người đã trở lại nhà của họ, thường là đã bị phá hủy hoặc bị hôi của. Linh mục Georges còn nhớ đã nghe giáo dân xác nhận có một bức tượng Đức Mẹ đã khóc trong nhà nguyện nhỏ ở bên cạnh Đền thờ Constantin-Hélène.
Ngày hôm sau trẻ con đến xem: tượng Đức Mẹ vẫn còn khóc. “Tôi thấy một giọt nước mắt nơi khóe mắt của Đức Mẹ và Đức Mẹ tỏa sáng rạng rỡ, sự kiện kéo dài 48 giờ”, linh mục giải thích trước bức tượng đã không còn hiện tượng này nhưng mỗi ngày vẫn còn nhiều giáo dân Kitô giáo, Hồi giáo đến hành hương.
Giọt nước mắt vui mừng hay buồn bã?
Cách đó vài căn nhà, một người cha gia đình mở điện thoại cầm tay của mình và cho xem bức hình chụp khi Đức Mẹ đang khóc: “Đây là những giọt nước mắt vui mừng vì con cái của Yabroud bắt đầu trở về”, ông kể và cho xem nhiều tầm hình căn nhà ông bị bom đạn phá hủy và sau đó đã được xây lại, ông không muốn “để cho bọn khủng bố thắng”.
Linh mục Georges thì cẩn thận hơn về ý nghĩa của các giọt nước mắt này: “Chúng tôi tự hỏi đâu là lời Đức Mẹ nhắn… Đức Mẹ khóc cho nỗi đau khổ của người Syria? Chắc chắn. Đức Mẹ vui vì con cái mình đã trở về? Chắc chắn. Chúng ta không thể biết, nhưng chúng tôi vinh danh Đức Mẹ và phó thác giáo xứ của mình trong bàn tay Đức Mẹ”, linh mục cho biết, cha tự hào vì bức tượng mới được đặt ở sân nhà thờ, ngôi nhà thờ bị bọn khủng bố săn đuổi.
“Đức Mẹ liên tục che chở chúng tôi trong cuộc chiến tranh này, Mẹ không ngừng nhắc chúng tôi nhớ chúng tôi là con của Mẹ, nếu chúng tôi lơ là, chúng tôi sẽ đánh mất hy vọng”, một bà mẹ trẻ vừa trở về sau khi thành phố được giải phóng. Như thế bức tượng này là lời cám ơn, một cách để kháng cự lại và để khuyến khích cho tất cả những ai trở về dù họ phải chịu đau khổ vì cuộc chiến tranh không bao giờ dứt này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Nguồn: Báo Công Giáo