Cảm nghiệm giờ lâm tử

Chúng ta thường tự hỏi mình rằng tại sao chúng ta lại rất sợ phải đối mặt với thần chết ở trong giờ lâm tử?. Có phải chăng giờ ấy chúng ta mới thực sự nhận thấy rằng mình bất lực trong một thân xác èo uột, hơi thở khó khăn, muốn kéo dài thời gian mà cũng không được?. Có phải vì ở giờ lâm tử thì trí óc của chúng ta vẫn còn có được sự ao ước thèm muốn sống thêm, muốn có lời từ giã thật riêng tư với vợ/chồng hay với con cháu ngoan hiền mà mình rất thương yêu để chỉ cho chúng biết rõ nơi mà mình đã bao năm trời giấu rất nhiều vàng bạc, hột xoàn và tiền mặt?.
 
Thật khổ tâm, thật đau lòng, thật buồn thê thảm làm sao cho người đang nằm thoi thóp trên giường bệnh, đang chờ đợi điều gì đó hay ai đó đến để có lời trối trăn. Nếu chúng ta biết rõ về họ thì hiện tượng chờ đợi giây phút chia ly thật thương tâm lắm không khác con dã tràng xây cát biển đông, xây hoài mà chẳng nên công trạng gì?. Nói thế thì có nghĩa chúng ta đã từ chối sự hy sinh thời giờ cùng nhiều hy sinh khác trong thời gian họ còn trai trẻ, còn nhiều mộng ước lắm mà hình như làm con người trần gian thì ai cũng giống nhau thôi.
 
Nhưng có buồn lắm thay cho người là đến giờ phút cuối cùng trong cuộc đời mà tâm trí của họ vẫn chưa có sự bình an, vẫn chưa có thời giờ để cầu nguyện xin Chúa thứ tha cho bao lỗi lầm suốt cả cuộc đời mình sống thiếu vắng Chúa, sống trong sự gian dối, nói xấu người và hãm hại người. Họ đã sống cả cuộc đời để cố gắng tậu những thứ không cần thiết trong khi tất cả chúng ta ai cũng chỉ có một cái bao tử; cần một cái giường để ngủ, một cái phòng để trọ, một chiếc xe để đi (to and from) và vài bộ quần áo là đủ.
 
Nhưng không ai lại chỉ muốn có thế thôi? Đời mà, ai cũng đã được dạy thế khi có trí khôn là sống sao phải cho hơn người thì mới được gia đình nể trọng, xã hội chào hỏi và đi đến đâu thì cũng ngẩng cho cao đầu chớ đâu có ai muốn đầu cúi xuống để chỉ thấy cuộc đời là bao sầu khổ, đau thương và đói nghèo … Thì khoa bảng để mà làm gì? Học hành cho cao để mà làm chi? Mà không là luôn muốn mình là con người quan trọng, bàn nhất phải là nơi ta được mời vào ngồi trong mọi buổi tiệc, có phải?.
 
Thật phải, làm người con cái Chúa thì chúng ta cần học giống Chúa Giêsu là luôn sống trong sự Cầu Nguyện liên lỉ vì chỉ có Cầu Nguyện thì Thiên Chúa của chúng ta mới có thể ban cho chúng ta những điều cần thiết nhất và rất quan trọng nhất cho linh hồn sống đời của chúng ta như ban cho được ơn Bình An là món quà quý giá mà trần gian không mua được. Được Thiên Chúa mạc khải cho biết Nước Trời mà Người chỉ dành ban cho những con cái rất hèn mọn của Chúa.
 
Là những người luôn sống trong sự khiêm nhường khiêm tốn, lấy lời lành mà khuyên người, sống trong tình bác ái yêu thương và tha thứ lỗi lầm cho tất cả mọi người. Cùng cầu nguyện thật nhiều cho những người lầm đường lạc lối, những người luôn sống trong sự kiêu ngạo, luôn tin tưởng vào khả năng rất có giới hạn của mình … trong khi một hơi thở, nước uống và thức ăn không có bàn tay quyền năng của Thiên Chúa thì hỏi ai trên đời này có thể kéo dài được cuộc sống đây???.
 
Do đó khuyên tất cả mọi người già và trẻ dù cho cuộc sống có bộn bề vất vả ngược xuôi hãy sống từng ngày như là ngày cuối cùng của mình vì Thiên Chúa ban cho chúng ta một ngày có 24 tiếng, một tháng có 4 tuần và một năm có 365 ngày đều có sự tính toán hết cả không dư và cũng không thiếu. Rồi thì Thiên Chúa ban cho hết thảy vợ chồng có con cái để mà nuôi nấng dạy dỗ để thành người hữu ích trong xã hội, trong tương lai và trong Giáo Hội của Chúa.
 
Hãy có trách nhiệm trên chúng con cái vì điều Chúa sẽ hỏi một trong nhiều câu hỏi ở ngày Chúa Phán Xét sẽ có câu hỏi tương tự như Chúa hỏi Cain xưa là “Em con đâu?”. Khi Chúa hỏi câu hỏi này thì tôi đoan chắc rằng có rất nhiều ông sẽ không biết đâu mà trả lời vì con cái của mình không thừa nhận sống đầy dẫy ngoài chợ đời, chưa kể những đứa con đã bị phá thai. Phải công nhận cuộc đời trần gian con người mà sống thiếu vắng Chúa sẽ rất DỄ SỢ và khiếp đảm ở trong giờ lâm tử. Amen.
 
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
24 tháng 7, 2018
 
————————————————————
 
Chúa Gọi Con Về

Chia sẻ Bài này:

Related posts