Chiếc Lưới bị thủng!

Khi bị thủng lưới cá chuôi lọt qua, thế là hết sạch. Thưa quý độc giả, lọt lưới hay thủng lưới là “cụm từ” trong thể thao, khi bị lọt lưới có nghĩa là “bị thua” (Knock out) . Nhưng còn một dẫn chứng khác về chiếc lưới, đó là “ chiếc lưới pháp luật”. Người ta thường ví pháp luật như một chiếc lưới, vì vậy, người xưa có câu :” Lưới trời lồng lồng, thưa thưa, nhưng bủa chẳng lọt”.Nguyên văn chữ nho là :” Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu.”Điều đó nói lên pháp luật như chiếc lưới trời,không ai nhìn thấy, nhưng khó thoát khi phạm pháp.

Vì vậy, pháp luật chính là một “chiếc lưới” vô hình, nhưng kẻ phạm pháp khó thoát.Từ cổ chí kim, Quốc gia nào cũng kiện toàn pháp luật, từ thời sơ khai, đến thời hiện đại, pháp luật dần hoàn thiện trên mỗi Quốc gia. Vậy pháp luật theo ý nghĩa của nó chính là “ phép Nước, luật vua”. Nhưng, thực tế, Nước và vua thì ở xa dân, thì người bị xử oan chỉ có biết “ kêu trời”. Trời là Vị gần nhất để xét xử cho họ, nhưng trời thì siêu nhiên, không nhìn thấy được, trời thấy người, nhưng người không thấy trời. Vì, người ta nói :“ Trời xanh có mắt”.

Vì thế, người xưa đã định nghĩa được pháp luật như là “ chiếc lưới trời”, nhưng , chiếc lưới trời ấy do những con người điều khiển, người ta gọi là “cầm cân, nảy mực”. Như thế, người cầm cân , nảy mực “LƯỚI TRỜI “ ấy lại là con người, mà con người là “ nhân vô thập toàn”. Vì thế, ai dám chắc “ không có oan sai” nơi mỗi bản án, nhưng án tù còn đền bù sai sót, chứ án tử , thì làm sao “đền mạng”.

Theo đó, nền Tư Pháp Việt Nam ngày nay đang nhận thức được sự thiếu sót, sai sót chủ quan trong ngành Tòa án, vì vậy, họ đặt ra chế độ “ bồi thường” oan sai.

Chứng tỏ nền Pháp luật Việt Nam thiếu minh bạch là do nhân sự chủ quan, bị áp lực, bị điều khiển bởi người “lớn” hơn họ, vì vậy , nền tư pháp Nước nhà khó có công tâm. Nếu vậy, án oan sẽ còn và còn mãi.

Nhìn qua vụ án Hồ Duy Hải, ai cũng thấy được sự yếu kém của nền Tư Pháp Việt Nam, một Đất Nước gần trăm triệu dân mà nền Tư Pháp yếu kém quả thật “ Đáng buồn”. Vì, nay Hồ Duy Hải hàm oan mà pháp luật đành bất lực với “nhóm người” đại diện công lý, thì mai kia đến lượt một người khác cũng vậy. Ai đâu tim ra công lý, sự thật minh  chứng cho người bị oan, khi bị một số người được cho là “đại diện công lý” mang tính chủ quan, bao che, dù che cán. Hồ sơ xếp lại, thế là xong một bản án oan mà người ta cho là đã thi hành pháp luật. Vỗ ngực, xưng tên “ta đây đã xử được một tử tội”. Nhưng, thật ra một mạng người vô tội bị hàm oan! Một mạng sống bị cướp đi. Tại sao, cái gọi là công lý trần gian phải cướp lấy mạng sống của một tội nhân, mà không ân xá cho họ?.

Đối với Thiên Chúa, bản án nào cũng được tha, bởi vì chính Thiên Chúa đã ban Con của Người làm “Gía Cứu Độ”.

Bản án Hồ Duy Hải hiện nay đang là điểm mạnh cho nền hành pháp Việt Nam, nhưng liệu công lý có thắng được công tà hay không ? Mười hai năm tù biệt giam là một bản án còn đau hơn một viên đạn tử hình, hay một mũi thuốc độc. Nhưng, nếu Hồ Duy Hải bị oan, thì nỗi đau thương của anh ta còn nặng hơn hai cô gái bị giết. Rồi đó, ai là người đền bù cho anh ta, nên chi họ vội vã kết án tử .

Rõ ràng , mọi người có lương tri theo dõi quá trình của vụ án cũng biết được vụ án đang đặt ra trên bàn Quốc Hội, nghĩa là công khai hóa. Nhưng , người kháng nghị , có thẩm quyền, can đảm đưa ra  sự sai sót của vụ án , trong quá trình tố tụng, vẫn bị xem thường, đó là Viện Trưởng Viện Kiểm Soát Tối Cao, Lê Minh Trí.

Tuy nhiên, sự việc quyết tâm vì công lý còn đơn độc hay không muốn nói là còn mong manh, vì còn “ nhóm lợi  ích”, là một “ cuồng đạo” của thế nhân, nên chi  , sự việc muốn bênh vực công lý tại Việt Nam còn là một “ chặng đường”.

Chúng ta là người Công giáo, chúng ta có bổn phận cầu nguyện cho “ CÔNG LÝ và HÒA BÌNH” LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÂN LÝ và TÌNH YÊU từ Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa Hằng Hữu, sớm triển nở trên quê hương Việt Nam và toàn thế giới.

Bởi Thiên Chúa là Đấng giàu LÒNG THƯƠNG XÓT,Ngài luôn nhân từ với tội nhân.Mong sao nền luật pháp Nước Nhà sớ có sự cải cách phù hợp với những tử tù,hầu tránh được sai sót oan sai, như trường hợp tử tù Hồ Duy Hải, thay vào đó, những bản án mập mờ như bản án Hồ Duy Hải thì có thể chuyển sang chung thân.

Ở Nước ngoài, với tinh thần Công giáo, người ta thường viếng thăm và tiếp xúc với tử tội, cầu nguyện và an ủi họ, nhưng tại Việt Nam chưa thực hiện được điều đó, vì chế độ toàn trị.

 Trong tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng từ bi, nhân hậu, và qua phần chia sẻ hôm nay, con kính xin quý vị, vì lòng bác ái Kitô giáo, nhất là các dòng tu, xin cầu nguyện cho vụ án Hồ Duy Hải sớm được minh oan, để nền công lý Nước Nhà ngày càng hoàn thiện, âu cũng là điều Thiên Chúa mong muốn ./.

Xin tri ân quý vị.

16/06/2020

P.Trần Đình Phan Tiến

 

 

 

 

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts