Bài giáo lý này đã được Đức Thánh Cha chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 23/11/2022…Chúng ta đi vào những điểm dừng của bài giáo lý:
- Điểm dừng 1 :Sự an ủi thiêng liêng là gì ?
Đức Thánh Cha giải thích : Đó là một “kinh nghiệm về niềm vui nội tâm”…Kinh nghiệm này giúp chúng ta “nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự, giúp củng cồ đức tin và niềm hy vọng, giúp tạo khả năng làm điều thiện”…Nghĩa là kinh nghiệm ấy làm cho “người được an ủi không bỏ cuộc trước khó khăn, bởi người ấy cảm nghiệm được một sự bình an mạnh hơn thử thách”…Cho nên Đức Thánh Cha quả quyêt : Niềm vui nội tâm (hay sự an ủi thiêng liêng) là một “món quà tuyệt vời cho đởi sống thiêng liêng và cho toàn bộ cuộc sống”…
Sứ an ủi thiêng liêng – niềm vui nội tâm – là “một chuyển động sâu kín chạm đến tận đáy lòng chúng ta” – nó giúp “con người cảm thấy được bao bọc trong sụ hiện diện của Thiên Chúa, và theo cách thế luôn tôn trọng tự do của họ”
Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta có dịp lược lại cuộc đời của các Thánh…và sẽ nhận ra rằng – trong mọi hoàn cảnh – các Ngài luôn ở trong “sự bình an ngọt ngào của tình yêu Thiên Chúa”…
Kế tiếp, Đức Thánh Cha đào sâu hơn nữa về ơn “an ủi thiêng liêng” : Ơn an ủi thiêng liêng ấy : – mang lại bình an đích thực, thứ bình an làm cho những tình cảm tốt đẹp nảy mầm trong chúng ta; – đưa đến niềm hy vọng, niềm hy vọng vươn tới tương lai và đưa chúng ta lên đưởng, cho phép chúng ta thực hiện những sáng kiến vẫn bị trì hoãn vì lý do này/lý do khác…
- Điểm dừng 2:Sự an ủi thúc đẩy làm điều tốt…
Tuy nhiên – theo Đức Thánh Cha – thì niềm “an ủi thiêng liêng” mang lại “sự bình an đích thực”, nhưng không phải là để chúng ta “ngồi đấy mà tận hưởng”, nhưng là để “lôi kéo chúng ta đến với Chúa” và “thúc giục chúng ta lên đường để làm những việc và những điều tốt đẹp”…Một thực tế, đấy là “khi chúng ta được an ửi, chúng ta luôn cảm thấy muốn làm thật nhiều điều tốt, và ngược lại, khi có sự sầu khổ, chúng ta cảm thấy co cụm trong chình mình và không làm gì cả !!!”…Cho nên Chúa ban cho chúng ta “niềm an ủi thiêng liêng”…như một động lực và năng lực “thúc đầy mỗi con người trong chúng ta tiến lên, phục người khác, phục vụ xã hội, phục vụ con người”… “Niềm an ủi” ấy là “một quà tặng của Chúa Thánh Thần : nó giúp chúng ta “có sự thân thuộc với Thiên Chúa” và “xóa đi mọi ngăn cách”…
Và – qua các trải nghiệm dễ thương của thánh nữ Têrêxa – Đức Thánh Cha giúp chúng ta nhận ra rằng : Sự an ủi làm cho chúng ta nên mạnh dạn…và thúc chúng ta đi tới và làm được những việc mà “trong sầu khổ bạn sẽ không thể làm”…Tuy nhiên Đức Thánh Cha cảnh giác chúng ta về “những niềm an ủi giả tạo”…
- Điểm dừng 3: Cảnh giác sự an ủi giả tạo…
Điều mà Đức Thánh Cha cảnh giác , đấy là “đừng nhầm lẫn sự an bình đích thực” – quà tặng của Chúa Thánh Thần – với “sự nhiệt tình thoáng qua”… vốn chỉ là một niềm hứng khởi nhất thời và rất mau chóng lụi tàn…Và Đức Thánh Cha dạy rằng : “sự bắt chước – hay bản sao của sự an bình đích thực – thì ồn ào, hào nhoáng hơn”, nhưng nó chẳng qua chỉ là “những tia chớp nhoáng, không bền vững và khiến người ta co cụm lại trong chính mình và không quan tâm đến người khác”…Nó – sự an bình giả dối – “khiến chúng ta trống rỗng, xa rời trung tâm của sự sống chúng ta”…Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Vì vậy, khi cảm thây hạnh phúc, bình an, chúng ta sẽ có khả năng làm bất cứ điều gì. Nhưng đừng nhầm lẫn sự an bình đó với một sự nhiệt tình thoáng qua bởi vì sự nhiệt tình ấy hôm nay có đó, nhưng rồi nó mất đi và mãi mải không còn nữa”…
Và Ngài cho biết là chúng ta phải phân định…ngay cả khi chúng ta thấy mình có được sự an ủi : phân định xem sự an ủi ấy là an ủi đích thực hay là an ủi giả tạo, bởi sự an ủi giả tạo có thể trở thành mối nguy hiểm, nếu chúng tìm kiếm nó như mục đích – như thể mình bị ám ảnh…và quên mất Chúa…
Để kết thúc, Đức Thánh Cha nhắc lại : “Chúng ta hãy tiến bước trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự an ủi của Thiên Chúa và sự sầu khổ của tội lỗi thế gian, nhưng phải biết cách để phân biệt – hay để phân định – và biết phân biệt đâu là niềm an ủi của Thiên Chúa – Đấng ban bình an cho bạn tận sâu thẳm tâm hồn, và đâu là sự nhiệt tình nhất thời – điều không phải là xấu, nhưng không là niềm an ủi của Chúa”…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp