CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ LỜI KÊU GỌI : ĐỪNG KHAI THÁC BÓC LỘT CHÂU PHI NỮA!

Lời kêu gọi này được Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng đây đó trong những lần gặp gỡ cũng như những bài thuyết trình, rao giảng của Ngài dọc dài cuộc Tông Du tại CHDC Congo và Nam Sudan tứ ngày 31/1 đến 5/2 – 2023 vừa qua…và – trong buổi tiếp kiến chung tại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư ngày 8/2 – Ngài chia sẻ với mọi người…

Sau lời chào thân thương, Đức Thánh Cha chia sẻ về chuyến Tông Du của Ngài…

Phần I – Cuộc Tông Du Congo từ ngày 31/1 đến trưa ngày 3/2 – 2023

  • Điểm dừng 1 –Lời kêu gọi : Đừng bóc lột châu Phi nữa, nhưng hãy tiến bước cùng nhau!

Ngài ví von : Congo như một “viên kim cương” – xét về bản chất, tài nguyên, và trên hết là người dân của đất nước này…Nhưng viên kim cương ấy lại là nguồn gốc của những tranh chấp, bạo lực, và – một cách nghịch lý – nó là nguyên nhân của sự bần cùng hóa người dân…Đấy cũng là thảm trạng ở các khu vực khác của châu Phi – lục địa bị áp đặt chính sách thuộc địa với bóc lột và cướp bóc…Và Đức Thánh Cha  trình bày : Đối mặt với tất cả những điều này,tôi có hai từ để diễn tả : từ đầu tiên có chút tiêu cực, đấy là “đủ rồiđừng nữa !” – và từ thứ hai tích cực hơn : “cùng nhau”…Đủ rồi, “đừng bóc lột châu Phi nữa” và “hãy tiến bước cùng nhau” nhân danh Chúa Kitô – niềm hy vọng của chúng ta…

  • Điểm dừng 2 –Nói “không” với bạo lực

Quả quyết và van xin sự “nói không” này của Đức Thánh Cha là để có được sự an toàn và bình yên cho các khu vực bị chia cắt do chiến tranh trong nhiều năm tháng giữa các nhóm vũ trang để mình bị thao túng bởi các lợi ích kinh tế và chính trị…Dĩ nhiên, những người cầm súng thì hăm he, đe dọa…và quần chúng nhân dân thấp cổ bé miệng thì nơm nớp lo sợ và luôn phập phồng với “thân phận tế thần” cho các phi vụ  làm ăn phi pháp của băng nhóm…Đức Thánh Cha cho biết là Ngài đã từng được nghe những chứng từ chia sẻ từ các nạn nhân…và  – cùng với họ – Ngài tha thiết lên tiếng : xin mọi người hãy biết “nói không với bạo lực và cam chịu và “nói có với hòa giải và hy vọng

  • Điểm dừng 3 –Trợ giúp và thăng tiến

Sau đấy là chia sẻ của Đức Thánh Cha về những lần Ngài gặp gỡ với các tổ chức bác ái đang hoạt động  tại các nước sở tại để cám ơn và để khuyến khích họ…Các hoạt động thiện nguyện ấy nhằm “thăng tiến” người dân bản địa, và – với Đức Thánh Cha – thì thăng tiến là điều cần phải được lưu tâm cách đặc biệt…

  • Điểm dừng 4 –Một chuỗi những gặp gỡ và chia sẻ tiếp theo

*Với các bạn trẻ và giáo lý viên người Congo, Đức Thánh Cha nhắc nhở lại năm con đường cố gắng để đeo đuổi : cầu nguyện, đời sống cộng đồng, sự trung thực trong từng ngày sống, sự tha thứ và sự phục vụ…Và Ngài cảm thấy phấn khởi đứng trước sức mạnh đổi mới mà thế hệ Kitô hữu mới được hình thành và sinh động bởi Niềm Vui của Tin Mừng có thể mang lại cho Giáo Hội tại các vùng miền khắp châu Phi…

*Với các Giám Mục, Đức Thánh Cha chia sẻ về vai trò của Giám Mục, và Ngài nói : Giám Mục là dấu chỉ của sự cảm thônggần gũi và dịu dàng của Thiên Chúa…Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc gặp gỡ với các Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ nam/nữ, Chủng Sinh tại Nhà Thờ Chính Tòa Kinshasa…và Ngài cho biết Ngài đã mời gọi tất cả “hãy trở thành những người phục vụ người dân như những chứng nhân của Tình Yêu Chúa Kitô, vượt qua ba cám dỗ :  – sự tầm thường về tinh thần; – sự thoải mái của thế gian; – và sự hời hợt…là những thứ làm cho đời sống Linh Mục trở nên đáng buồn, tiện nghi thế gian là thứ tệ nạn tồi tệ nhất xảy ra cho Giáo Hội…Riêng với các Giám Mục, Đức Thánh Cha mời gọi các ngài luôn cảm nhận nguồn ủi an đến từ sự gần gũi với Thiên Chúa và hãy trở thành cac ngôn sứ của Chúa cho dân chúng…Đặc biệt lưu tâm về lòng trắc ẩnsự gần gũi và sự dịu dàng vốn là ba thái độ Thiên Chúa vẫn có đối với con người chúng ta…

Phần II – Cuộc Tông Du tại Nam Sudan từ chiều ngày 3/2 đến trưa ngày 5/2

  • Điểm dừng I –Nói “không” với tham nhũng và buôn bán vũ khí

Ở đây, Đức Thánh Cha nhắc lại khẩu hiệu nói lên ý nghĩa cuộc Tông Du : “Con cầu nguyện để tất cả được nên một” (x.Ga 17,21)…Và Đức Thánh Cha chia sẻ: Đây là một cuộc hành hương đại kết vì hòa bình, được thực hiện cùng với những người đứng đầu của hai Giáo Hội có mặt trong lịch sử của vùng đât này: Giáo Hội Anh Giáo và Giáo Hội Scotland…Thực sự thì đã từng có một khởi điểm cho tiến trình hòa giải được tổ chức trước đây trong một cuộc tĩnh tâm tại Giáo Triều Roma, nhưng đã không có được những thành công như mong ước…và vì thế quyền lực, cạnh tranh giữa các phe nhóm đã không ngớt đẩy người dân của đất nước non nớt này (hình thành năm 2011) vào tình trạng chiến tranh, bạo lực, tị nạn…và di dân…Tại đây, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người can đảm để “nói không” với tham những và buôn bán vũ khí và “nói có” với gặp gỡ và đối thoại…Chỉ như vậy – nói không với tham nhũng và buôn bán vũ khí và nói có với gặp gỡ và đối thoại – mới có được sự phát triển, người dân mới yên tâm để làm ăn, người đau yếu được chữa trị, và trẻ em được đến trường…

*Cầu nguyện đại kết – tâm điểm hành trình Tông Du tại Nam Sudan…Các thành viên đã cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, cùng nhau dâng lời  chúc tụng, nài xin và chuyển cầu…

*Lời nhắn nhủ cuối : Hãy trở thành “những hạt giống” của một Nam Sudan mới hòa giải và hòa bình, đồng thời cũng hãy là “muối và ánh sáng”…

Đức Thánh Cha nhắn nhủ : Thiên Chúa không đặt niềm hy vọng vào những người vĩ đại và quyền lực, nhưng vào những người nhỏ bé và khiêm nhường…Thiên Chúa hành động như vậy đấy…nên – mỗi người tin Chúa ở bất cứ nơi nào trên mặt đất này –  chúng ta hãy là “muối và ánh sáng”…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:

Related posts