Tiếp sau hội nghị của phái đoàn Toà Thánh với các quan chức tại Bắc Kinh kéo dài từ ngày 11/10 đến 16/10/2015. Chính quyền Trung Quốc đã cho triệu tập một nhóm 25 người gồm giám mục linh mục tu sĩ và giáo dân để học tập cùng các quan chức Cục Quản Lý Tôn Giáo từ ngày 19 đến ngày 24/10/2015 tại tỉnh Quý Châu. Trong những ngày làm việc này, ông Chen Zhongrong phó giám đốc điều hành công tác tôn giáo nêu rõ lập trường của chính phủ “ Tại thời điểm này thì tình yêu vì giáo hội và đất nước phải được thể hiện bằng cách đề cao việc Trung Hoa hoá và tăng cao mức dộ quản lý tại các nhà thờ một cách sâu sắc hơn”. Trung Hoa hoá là danh từ được sử dụng bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên vào hồi tháng 8 năm 2014 là một chính sách trong đó Giáo Hội được khuyến khích thích ứng với xã hội Trung Quốc qua sự hướng dẫn của đảng CS “ Yêu nước và yêu giáo hội đều là tình yêu ( đến ) từ Thiên Chúa. Họ Trần ( Chen ) nói thêm rằng ông hy vọng các nhà lãnh đạo CG sẽ tiếp tục bước đi trên con đường của một GH độc lập với một ý chí vững chắc” ( Nguồn Vietcatholic – 31/10/2015 – Trần Mạnh Trác – Vatican và Trung Quốc đã họp kín tại Bắc Kinh).
Cái “ Nước” và “ giáo hội” mà Hiệp Hội Công Giáo nói là mình…yêu ấy chỉ có thể là chế độ Cộng Sản và giáo hội Tự Trị Trung Quốc. Hiểu như thế thì cả hai thứ…yêu ấy đều khôbng thể đến từ Thiên Chúa. Tại sao ? Bởi vì cứ cho cái gọi là …yêu nước yêu giáo hội ấy là…yêu đi thì đó cũng chỉ là yêu thế gian. Đang khi đó tình yêu thế gian và Tình Yêu Thiên Chúa không thể đánh đồng là một vì nó hoàn toàn trái ngược nhau. Một đàng là mê muội đắm chấp chỉ đem đến sự chết. Một đàng thì đem lại sự sống phước hạnh đời đời. Chính bởi vậy Thánh Gioan nói “ Chớ thương yêu thế gian cũng đừng thương yêu các vật ở thế gian nữa. Nếu ai thương yêu thế gian thì tình thương yêu Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian như tư dục của xác thịt, tư dục của mắt và sự kiêu căng của đời sống này đều chẳng phải từ Cha nhưng từ thế gian mà ra. Vả thế gian với tư dục của nó đều qua đi. Song ai làm theo Thánh Ý Thiên Chúa thì tồn tại đời đời” ( 1Ga 2, 15 -17).
Những ai còn thương yêu thế gian thì không thể có Tình Yêu Cha bởi một lẽ đơn giản là vì Cha là Đấng Thiên Chúa nội tại ở nơi mình. Nếu Thiên Chúa là Đấng Nội tại thì lẽ ra phải quay vào bên trong để yêu mến Ngài thì lại quay ra nơi thế giới ngoại vật thì làm sao có thể có được Tình Yêu Cha ? Thế gian ngoại vật là cõi chết hay nói cách khác đó là cõi hư phù sinh diệt mà Chúa Giêsu đã có lần đề cập “ Ngài phán cùng kẻ khác rằng = Hãy theo Ta, kẻ ấy nói = Thưa Chúa xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Nhưng Chúa nói = Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ còn ngươi hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 59 -60).
Dưới cái nhìn thấu triệt của Chúa thì thế gian và những gì thuộc về nó đều là cõi chết. Chôn cất cha mình là bổn phận không thể bỏ qua thế nhưng khi nghe người con xin phép thì Chúa Giêsu lại bảo = Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết còn ngươi hãy theo Ta để rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Chấp nê vào những nghi thức tập tục của người đời đó là trở ngại rất lớn trên con đường tìm kiếm chân lý. Đối với Đức Ki Tô thì việc rao giảng Nước Thiên Chúa phải là việc ưu tiên trước hết không thể lưỡng lự chần chờ. “ Ai đã tra tay cầm cày còn ngoái lại đăng sau thì không xứng đáng với Nước ĐCT” ( Lc 9, 62 ). Chúa ví việc rao giảng Tin Mừng như việc cày ruộng là để cho thấy chân lý chỉ có thể tìm được khi con người có sự dứt khoát bỏ mình theo Chúa cũng như sự kiên định không lay chuyển. Dù ở trong đấng bậc nào, giáo sĩ hay giáo dân muốn theo Chúa cũng phải bỏ mình tức bỏ “ Cái Tôi” đi. “ Cái Tôi, Ta, Mình hoàn toàn không có thực đó chỉ là do chấp mà có vậy thôi. Có thể nói toàn bộ đạo lý bỏ mình của Đức Ki Tô tất cả chỉ để phá chấp. Tuy nhiên sự phá chấp ấy không phải để trở về với cái không không tịch diệt của Tiểu Thừa Phật Giáo nhưng là để cho Tình yêu Thiên Chúa ngày càng triển nở trong ta.. Để cho Tình yêu Thiên Chúa được triển nở thì không thể có cách nào khác là hết lòng thực thi giới răn Mến Chúa Yêu Người.
Có luật sư trong phái Pharisiêu hỏi để thử Chúa Giêsu “ Thưa Thầy trong luật pháp điều răn nào là lớn hơn ? Chúa Giêsu đáp = Ngươi hãy hết lòng hết linh hồn hết ý chí mà thương yêu Chúa là ĐCT ngươi. Ấy là điều răn lớn hơn và đầu nhất . Còn điều thứ hai cũng vậy = Ngươi hãy thương yêu người lân cận như mình. Cả luật pháp lẫn tiên tri đều tóm lại trong hai điều răn ấy” ( Mt 22, 35 -40).
Mến Chúa và yêu ngươi tuy là hai nhưng thực chất chỉ là một. Tại sao ? Bởi vì yêu Chúa là yêu Chúa ở nơi người còn yêu người là yêu người ở nơi Chúa. Không thể tách Thiên Chúa và con người thành hai thực thể riêng biệt bởi như thế sẽ không thể có Tình Yêu dù là với con người hay với Thiên Chúa. Ngày nay người ta đang cổ xuý cho việc lấy bác ái để thay cho đức tin bằng cách chăm lo cho người nghèo người bị bỏ rơi hay kỳ thị..v.v.. mà chẳng cần chi tới sự hiện diện của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu thì tôn giáo không thể tồn tại. Lý do bởi vì tôn giáo cũng gọi là đạo tức con đường tâm linh tìm kiếm Thiên Chúa.
Chỉ có một thiên Chúa duy nhất nhưng lại có nhiều con đường để đến với Ngài. Đạo Chúa nhìn nhận Thiên Chúa là Tình Yêu bởi đó cho nên con đường đến với Thiên Chúa cũng phải là Con Đường Tình yêu. Trong thời mà đức tin hầu như bị cạn kiệt này. Chúa Giêsu đã mạc khải cho Consolata Betrone ( 1903 – 1946 ) nữ tu dòng Capucine một linh đạo mới mẻ gọi là “ Con Đường Nhỏ Của Tình yêu”. Tuy gọi là mới nhưng nó chỉ…mới trong cách hành trì chứ còn nội dung vẫn là con đường bước vào Nước Trời của các trẻ nhỏ “ Quả thật Ta nói cùng các ngươi hễ ai chẳng nhận lấy Nước Trời như một trẻ nhỏ thì hẳn chẳng được vào đó” ( Mc 10, 15 ).
Trẻ nhỏ ám chỉ cho những tâm hồn đơn sơ dễ tin dễ đáp nhận tiếng Chúa ở trong lòng. Consolata là một trẻ nhỏ theo cái nghĩa như thế “Trong tập nhật ký tự thuật chị kể rằng = Một ngày thứ hai nọ trong mùa hè 1924 cô Dina Richetto một trong các bạn đồng lứa tuổi của tôi nhờ tôi giữ dùm một cuốn sách. Đó là cuốn Truyện Một Linh Hồn . Sau cơm chiều tôi ra ngồi trên bao lơn trước cửa tiệm tạp hoá của gia đình tôi và dưới ánh đèn đường tôi khởi sự đọc truyện của chị Têrêsa HĐ Giêsu. Một cảm xúc xâm chiếm tôi. Tôi chính là linh hồn yếu đuối mà Chúa Giêsu đã khám phá ra “ Chúa sẽ tìm được linh hồn nào yếu đuối hơn linh hồn tôi ? Lời mời gọi các linh hồn nhỏ lôi kéo tôi = Sống Tình yêu = Yêu Chúa Giêsu. Tôi muốn yêu Chúa Giêsu như chưa hề có ai yêu được như vậy. Tôi gục đầu vào hai bàn tay và nghe có tiếng Chúa gọi trong lòng, một tiếng gọi luôn luôn thúc bách hơn mãi” ( Lm Lorenzoo Sales – Con đường nhỏ của Tình yêu).
Như một sự ngẫu nhiên tình cờ, cô bé Betrone được nhờ giữ dùm một cuốn sách truyện và cô đã đọc dưới ánh đèn đường trong lúc coi quán bán hàng. Thế nhưng ở đây chẳng có chi là…tình cờ Chúa đã chọn Betrone cho một sứ mạng lớn lao và chị đã đáp ứng lời mời một cách nồng nhiệt muốn yêu mến Chúa Giêsu như chưa hề có ai yêu như vậy. Yêu mến Chúa là một ơn huệ lớn lao và ơn huệ này sở dĩ có được không phải do mình muốn nhưng là ơn ban của Cha “ Nếu Cha chẳng cho thì chẳng ai đến cùng Ta được” ( Ga 7, 65).Ơn huệ đến từ Cha đang khi đó Cha lại là Đấng Tình yêu ở trong ta “ Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở trong Tình yêu là ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy” ( 1Ga 4, 16).
Do bởi ảnh hưởng của Tội Nguyên Tổ nên tâm trí con người luôn hướng chiều ra bên ngoài nơi thế giới ngoại vật để tìm cầu thế nên không “Ở” được trong Thiên Chúa Tình Yêu là Đấng vốn hằng hữu ở trong ta. Chúa Giêsu dạy chị Consolata một công thức rất vắn gọi là Tác Động Yêu Mến để cho ta có thể “Ơ” được trong Tình yêu = Giêsu Maria lòng con yêu mến xin cứu các linh hồn”.
Tac động yêu mến không phải là lời nguyện tắt nhưng đúng như tên gọi nó cần phải duy trì liên lỷ ở trong tâm. Sự liên lỷ này hết sức cần thiết bởi vì nó giúp cho ta “Ở” được trong Chúa. Hễ rời bỏ Tác Động khi nào thì khi ấy ta không còn được “Ở” trong Chúa nữa. Để “Ở” trong Chúa cách liên tục như thế là điều rất khó. Thế nhưng chính vì cái khó ấy mới đòi hỏi ta cần phải chiến đấu “ Ngày 16/9/1936 Chúa nói với Consolata = Con tưởng Cha không thể ban cho con Tình yêu liên tục hay sao ? Nhưng Cha thích con chiến đấu, ngã rồi chỗi dậy. Tóm lại Cha muốn con cố gắng và làm những gì con có thể làm được. Cha rất vui mừng thấy con gan dạ vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục TĐLLYM của con”. Chúa Giêsu cho chị thấy rõ TĐLLYM là một Thánh Giá và đòi hỏi tất cả tài năng của linh hồn phải cố gắng liên tục để thủ tiêu mọi tư tưởng và từng tư tưởng vô ích. Để khích lệ chị dấn thân vào con đường cam go này Chúa Giêsu khuyên chị đừng nghĩ đến tương lai nhưng sống và Thánh hoá giây phút hiện tại trong TĐLLYM “ Con hãy sống Tinh Yêu từng phút một chứ cả ngày thì dài quá cho con đấy”
Không nghĩ đến tương lai không nuối tiếc quá khứ mà chỉ sống trong từng giây phút hiện tại lúc này và ở đây ( Hic et Nunc ). Sống giây phút hiện tại với từng Tác Động Yêu Mến là điều rất khó đòi hỏi cần nhiều cố gắng. Thế nhưng mỗi cố gắng ấy dù âm thầm nhỏ nhít đã chứng tỏ lòng trung thành của ta trong Tình Yêu Mến Chúa và ắt sẽ được thưởng công xứng đáng “ Hỡi đầy tớ lương thiện trung tín kia ơi, tốt lắm. Ngươi đã trrung tín trong việc nhỏ Ta sẽ đặt ngươi trên việc lớn. Hãy vào mà hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” ( Mt 25, 21)
Phùng Văn Hoá