Vào ngày 12 và 13/11/2015 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo trường đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo quốc tế nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Đức ở các trường đại học. Tại cuộc hội thảo đó TS Phạm Huy Thông đã có bài tham luận “ Có triết lý, triết học Ki Tô giáo không? Quan niệm về giảng dạy tại các chủng viện Công giáo Việt Nam” ( Nguồn Lam Hong. Net – 18/11/2015 ). Với câu hỏi được đặt ra như vậy ta thấy đúng là nó…có vấn đề. Thực sự không thể gộp triết lý, triết học làm một để đặt ra câu hỏi bởi lẽ đó là hai lãnh vực khác nhau. Triết lý là thái độ sống nói chung của con người còn triết học là tri thức có hệ thống của một cá nhân chẳng hạn triết học Khổng tử, triết học Platon, triết học Các Mác v.v… Mặt khác cũng không thể lẫn lộn giữa hai danh xưng Ki Tô giáo và Công giáo được. Cái tên Ki Tô giáo chỉ được dùng trong thần học còn thực tế đó không phải là tôn giáo theo nghĩa là có giáo hội có cơ cấu phẩm trật….Một khi đã không phải tôn giáo thì nó có triết học hay không có triết học đâu cần phải đặt ra làm gì ?
Một khi tiền đề tức cách đặt câu hỏi đã không chính xác như thế thì đương nhiên không thể giải quyết vấn đề một cách đúng đắn được. Để cho vấn đề được chính danh theo tôi câu hỏi cần đặt lại như sau = Đạo Công giáo có triết học hay không ? Nên nhớ danh xưng Ki Tô giáo mới được phổ biến rộng rãi từ sau Công Đồng Vatican II và nó được dùng để ám chỉ cho cả ba hệ phái ngoài Công giáo là Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo. Sở dĩ có sự gộp chung thành một hệ Ki Tô như thế là do nhu cầu Đại Kết. Tuy nhiên trên thực tế Tin Lành vẫn cứ là Tin Lành, Anh giáo vẫn cứ là Anh giáo và Chính Thống vẫn cứ là Chính Thống. Duy chỉ có Công giáo thì không còn là Công giáo vì đã để mất đi tính Tông Truyền của mình. Lý do không có được tính chất chung nhất là bởi để có được tính chung nhất ấy thì phải có sự đồng thuận về triết lý. Chính bởi không có sự đồng thuận thế nên mới có những cuộc ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo là đạo tôn thờ một Đấng Thiên Chúa Duy Nhất “ Hay là ĐCT chỉ là ĐCT của dân Do Thái thôi sao ? Há chẳng phải cũng là ĐCT của dân ngoại bang nữa ư ? Phải, cũng là của dân ngoại bang nữa vì ĐCT vốn là duy nhất. Ngài sẽ do đức tin mà nên công chính cho kẻ chịu cắt bì. Cũng sẽ do đức tin mà nên công chính cho kẻ không chịu cắt bì.”( Rm 3, 29 -30).
Mặc dâu có sự khác biệt về cách diễn tả nhưng Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất,không thể có hơn một Thiên Chúa mà là Thiên Chúa chân thật bao giờ. Thiên Chúa vốn là duy nhất thế nhưng do bởi triết học mà đã khiến Thiên Chúa thành ra những khái niệm khác biệt. Khái niệm về Thiên Chúa của người Do Thái thì khác biệt với khái niệm về Thiên Chúa của Hồi giáo. Khái niệm về Thiên Chúa của người Hồi giáo thì chắc chắn phải khác với khái niệm Thiên Chúa của người Công giáo. Bao lâu còn thấy Thiên Chúa như một khái niệm thì bấy lâu còn có hận thù chiến tranh tôn giáo. Bất luận là triết học nào cũng chỉ có thể đưa ra những khái niệm về Thiên Chúa chứ không thể có Thiên Chúa như thực tại Ngài là.
Để có được Thiên Chúa đúng như thực tại Ngài là thì duy chỉ có cách là phải hết lòng tìm kiếm “ Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được khi các ngươi kiếm tìm Ta hết lòng” ( Gr 29, 13). Phải hết lòng tìm mới gặp được Thiên Chúa chân thật. Ngược lại không tìm kiếm thì không bao giờ có thể gặp. Tuy vậy đối với triết học thì chẳng còn có chi để tìm để kiếm vì chưng tất cả đều đã được…giải nghĩa hết rồi. Có phải triết học là môn học giải nghĩa về Thiên Chúa hay không chúng ta cứ xem câu định nghĩa của Kinh Viện học sẽ thấy “ Triết học là khoa học về vạn vật lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La philosophie est la science des chose par leurs causes supremes )..
Nguyên nhân tối cao ở đây chính là Đấng Tạo Hoá. Lấy nguyên nhân tối cao để giải nghĩa vế căn nguyên sinh thành vũ trụ vạn vật đây là công việc của triết Hy Lạp. Có thể nói do nơi cái việc giải nghĩa của triết Hy Lạp như thế mà đã khiến Giáo Hội Công giáo lâm hết cơn khủng hoảng này tới cơn khủng hoảng khác do nạn ly giáo gây ra. Bất cứ cơn khủng hoảng nào dù là chính trị, kinh tế hay tôn giáo cũng cần phải tìm cho ra cái nguyên nhân gấy ra cho nó. Không biết nguyên nhân thì việc giải quyết khủng hoảng chỉ tốn công vô ích. Cuộc khủng hoảng của Đạo Công giáo diễn ra trong suốt hai mươi thế kỷ nay ngày càng trầm trọng suy cho cùng là do đã hội nhập với triết học Hy Lạp.
I/- Cuộc hội nhập của triết Hy Lạp
Hội nhập với triết Hy Lạp là điều không sao tránh khỏi. Thế nhưng chính do việc hội nhập ấy mà đã khiến cho Đạo Công giáo ngay từ buổi sơ khai xét trên bình diện triết học đã lâm vào một bước ngoặt nguy hiểm = Thay vì rao giảng Tin Mừng của Đức Ki Tô theo lệnh truyền “ Hãy ra đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu còn ai không tin sẽ bị luận phạt” ( Mc 16, 15 -16). Thì lại ra sức chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Quan niệm Đấng Tạo Hoá là của triết Hy Lạp hay nói đúng hơn là của hai triết gia hàng đầu Platon ( 427 – 347 ) và Aristote ( 384 – 322 ). Mỗi triết gia đều có ảnh hưởng nhất định đối với Thần Học chẳng hạn Augustin ( 354 – 430 ) thì chịu ảnh hưởng của thuyết Platon “ Trong quyển Tự Thuật thời danh của ông, Augustin đã viết về lý thuyết Platoniciens như con đường chuẩn bị dẫn ông tới Ky Tô giáo. Trong một đoạn văn nổi tiếng ông đã mô tả lý thuyết Platonisme mới ( Tân Platon ) như một lý thuyết hàm chứa những lý thuyết đặc biệt của Ki Tô giáo về Thiên Chúa và về vũ trụ của Ngài về công cuộc tạo dựng vũ trụ và về sự hiện diện của ánh sáng thần linh trong trần gian này và trong tâm hồn con người” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học Tây Phương – Quyển II ).
Ảnh hưởng của Platon với Thần Học nếu so với Aristote thì không mấy quan trọng nhất là sau cuộc du nhập học thuyết Aristoe vào Tây Phương của các triết gia Hồi giáo như Avicenne ( 980 – 1037 ) và Averroes ( 1126 – 1198 ). Thoạt đầu Giáo Hội tỏ ra rất dị ứng với học thuyết này với lý do là vì trước hết Aristoe là kẻ vô giáo và sau nữa học thuyết của ông lại được các đồ đệ của Mahomet bảo trợ và truyền bá. Do bởi nhnận thức được mối nguy hiểm lớn lao này nên vào năm 1210 tgm Sens và nhiều giám mục khác nhóm họp Công Đồng tại Paris đã lên án và cấm đọc Aristote và những tác phẩm về Thiên Nhiên Học của ông vào năm 1209 và Siêu Hình học vào năm 1215” ( LTN – Sđd ).
Trước thì ra sức cấm đoán nhưng chỉ sau đó ít lâu thì Giáo Hội lại dần dà tự kiểm thảo và đồng ý cho mở những giảng trình công khai về Aristoe tại Paris và năm mươi năm sau triết gia Stagirite đã trở thành triết gia chính thức của Giáo Hội và từ đây bất cứ ai cũng không thể chủ trương ngược lại với ông mà không bị nghi ngờ là tà đạo vì Giáo Hội đã coi ông là Proecurior Christi in rebus naturalibus. Si cut Joannes Baptista in rebus gratuitis” ( Tiền hô của Đức Ki Tô trong những gì thuộc lãnh vực thiên nhiên không khác gì Gioan Baotixita trong lãnh vực ơn sủng – LTN – Sđd).
Lấy Aristoe để làm Tiền Hô cho Đức Ki Tô trong lãnh vực thiên nhiên còn Gioan Baotixita trong lãnh vực ơn sủng. Như vậy chẳng hoá ra có tới …hai Đức Ki Tô sao ? Đang khi đó Đức Ki Tô chỉ có một và Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất “ Vì chỉ có một ĐCT và cũng chỉ có một Đức Giê Su Ki Tô cũng là người. đấng ấy đã phó mình làm giá cứu chuộc mọi người” ( 1Tm 2, 5 -6). Thiên Chúa chỉ có một và Ngài là Đấng Nội Tại “ Ở trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 5 -6). Chính bởi Thiên Chúa là Đấng Nội Tại như thế nên mới cần có Đức Ki Tô Trung Gian.Trái lại với quan niệm Đấng Tạo Hoá thì Ki Tô Trung Gian là vô nghĩa. Tính chất trung gian ở đây có nghĩa con người phải nhờ có Đức Ki Tô dẫn đường chỉ lối mới có thể nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha mình. Sự dẫn đường chỉ lối ấy đức Ki Tô đã thực hiện bằng cách kêu gọi con người ăn năn sám hối tội lỗi và hết lòng tin tưởng vào Tin Mừng của Ngài “ Thời đã mãn Nước Trời đã gần đến các ngươi hãy sám hối ăn năn và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ).
Sám hối tội lỗi và tin vào Tin Mừng đó là hai điều kiện cần có để nhận biết Nước Trời. Đức Ki Tô nói cần phải tin vào Tin Mừng mà Ngài rao giảng bởi vì lòng tin ấy là tin vào sự hiện hữu của Nước Trời ở nơi chính mình. Có được lòng tin ấy là rất khó thế nên nó phải đi đôi với với sự ăn năn sám hối. Có thực lòng ăn năn chừa cải tội thì đức tin mới nảy nở và lớn lên được. Trái lại không sám hối thì đức tin không thể có. Đức Ki Tô nói Nước Trời đã gần chính là theo ý đó. Càng có lòng ăn năn sám hối thì đức tin càng vững mạnh để rồi khi thời cơ đến Nước Trời sẽ hiển hiện.
Ý nghĩa sâu xa của việc rao giảng Tin Mừng đó là Đức Ki Tô đem đến cho nhân loại một cái TIN và những ai chấp nhận nó thì sẽ có được lòng Mừng vui lớn. Nghe và tin vào Tin Mừng của Chúa là niềm hạnh phúc lớn lao “ Quả thật Ta nói cùng các ngươi có nhiều tiên tri và người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy mà chẳng được. Ước ao nghe điều các ngươi nghe mà chẳng được. ( Mt 13, 17).
Điều các tiên tri và người công chính ước ao thấy mà không được thấy. Uớc ao nghe mà không được nghe đó chính là công cuộc rao giảng Tin Mừng của Đức Ki Tô. Sở dĩ có sự ước ao ấy là vì con người ở trong bất kỳ không gian thời gian nào cũng nuôi một khát vọng lớn lao là làm sao để đạt tới Thực Tại viên mãn hằng cửu không còn khổ đau không còn sinh tử. Thực Tại viên mãn ấy minh triết Đông phương gọi đó là ĐẠO. Đức Khổng Tử đã rất thành thật tin ĐẠO ấy là chí thiện chí mỹ. Ngài cho là trong ĐẠO ấy có cái vui cái thú vô cùng. Hễ ai đã được nghe một lần rồi thì có chết cũng cho là không sống uổng một đời. Vậy nên ngài nói rằng = Triêu văn ĐẠO tịch tử khả hỹ” ( Buổi sáng nghe được ĐẠO buổi tối chết cũng thoả lòng – T.T. Kim – Nho Giáo – Quyển thượng ).
Các tiên tri, người công chính ước ao được nghe Tin Mừng thế nhưng thật đáng tiếc Đức Ki Tô đã từ trời xuống thế phó mình chịu chết để truyền trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng nhưng Giáo Hội lại không tiếp nhận để xoay qua theo đuổi triết Hy Lạp là một thứ triết chỉ khiến cho con người ngày càng xa rời con đường đức tin của Đạo Chúa là Đạo Đức Tin “ ĐẠO ở gần ngươi ở trong miệng ngươi và ở trong lòng ngươi. Vậy nếu miệng ngươi thừa nhận Giê Su là Chúa và lòng người tin ĐCT đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu. Vì bởi lòng tin mà được nên công chính và bởi lấy miệng thừa nhận mà được ơn cứu rỗi” ( Rm 10, 8 -10)
Ở đây bản dịch của nhà văn Phan Khôi dịch là ĐẠO còn của Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ thì dịch là Lời Của Thiên Chúa tức Ngôi Lời ( Logos ) một khái niệm của triết Hy Lạp. Giữa cách dịch “ĐẠO” và Ngôi Lời ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. “ĐẠO” theo nghĩa Đông Phương đó là một thứ Thực Tại không thể nói không thể gọi tên “ ĐAO khả ĐẠO phi thường ĐẠO. DANH khả DANH phi thường DANH” ( Lão Tử ĐĐK chương một)/ Còn Ngôi lời theo thần học được cho là Đức Ki Tô đó thuần tuý chỉ là một thứ khái niệm. Thay chữ “ĐẠO” bằng Đức Ki Tô ( Lời Thiên Chúa) như thế tức là đã phủ nhận Thực Tại cũng là Thiên Chúa nội tại không thể nói không thể gọi tên. Thực Tại ấy chỉ có thể nhận biết qua con đường đức tin chứ không thể bằng con đường triết học. Như đã nói bởi Thiên Chúa là Đấng Nội Tại thế nên mới cần đến Đấng Trung Gian là Chúa Giê Su. Tin Thiên Chúa là Đấng Nội Tại ở nơi mình sẽ đực nên công chính còn thừa nhận Chúa Giê Su là Đấng Trung Gian sẽ được cứu rỗi.
Đạo Chúa là Đạo Đức Tin và đức tin ở đây chính là đặt hết lòng tin nơi Đấng Trung Gian Giê Su Ngài sẽ dẫn đưa chúng ta đến với Đấng Cha,, ngoài Ngài không có Đấng nào khác “ Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không quya Thầy” ( Ga 14, 6). Tin vào Chúa Giê Su Ki Tô có nghĩa chúng ta tin vào những lời dạy của Ngài, tin vào các Bí Tích mà qua Giáo Hội Tông Truyền Chúa đã thiết lập. Những niềm tin ấy hoàn toàn không phải vu vơ nhưng có một cơ sở vững vàng.
II./ Cở sở thực hành đức tin của Đạo Công Giáo.
Đức tin và việc làm phải gắn bó với nhau nếu không đó chỉ là đức tin chết “ Hoặc có ai nói = Anh có đức tin còn tôi có việc làm. Hãy chỉ cho tôi đức tin của anh ngoài công việc rồi tôi sẽ chỉ cho anh đức tin bởi công việc của tôi. Ngươi tin rằng ĐCT duy nhất, ngươi tin phải. Các quỷ cũng tin mà run rẩy. Nhưng hỡi người hư phù kia ngươi muốn biết rằng đức tin ngoài công việc là son sẻ chăng ? Apraham tổ phụ của chúng ta khi dâng con mình là Isaac trên bàn thờ há chẳng phải bởi công việc mà được nên công chính hay sao ? Thế thì ngươi thấy đức tin đồng công với công việc của người và nhờ công việc mà đức tin mới có thể được nên trọn vẹn” ( Gc 2, 18 -22).
Nhờ công việc mà đức tin mới nên trọn vẹn . Nếu tổ phụ Apraham không sát tế Isaac đứa con thừa tự của mình thì ông không có được lòng tin chắc thật vào lời hứa của Thiên Chúa “ Ta sẽ làm cho ngươi trở nên một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi cùng làm nổi danh ngươi và ngươi sẽ trở thành nguốn phước đức.( St 12, 2).Tin vào lời hứa của Chúa là điều vô cùng quan hệ nhưng như thế chưa đủ. Tổ phụ Apraham do tin vào lời hứa thế nên không nghi ngại việc sát tế Isaac nhưng nếu chỉ có vậy thì chẳng nghĩa lý chi cả. tại sao ? Bởi vì việc làm của đức tin ấy còn phải trải qua muôn vàn thử thách mới có thể nhận được Lời Hứa “ Ấy vậy vì Aprham đã kiên nhẫn lâu dài nên mới nhận được điều đã hứa” ( Dt 6, 15).
Người Công giáo hết thảy đều là cháu con của tổ phụ bởi lẽ chúng ta đều là những người đã tin vào Lời Hứa “ Vậy anh em phải biết rằng kẻ nào có đức tin nấy đều là con cái của tổ phụ Apraham” (Gal 3, 7). Thiên Chúa có ba lời hứa cho tổ phụ. Một là Giao Ước thành lập Dân Riêng, hai là Giao Ước Ban Đất Hứa và ba là Giao Ước Ban Đấng Cứu Thế. Giao Ước Ban Đất Hứa trong Cựu Ước là miền đất Canaan “ Đượm Sữa và Mật” Còn trong Tân Ước là Nước Thiên Đàng đời đời mà Đức Ki Tô đã hứa “ Lòng các ngươi chớ bối rối đã tin vào ĐCT thì hãy tin vào Ta nữa. Trong Nhà Cha Ta có nhiều chỗ. Bằng chẳng vậy thì Ta đã nói rồi = Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ . Khi Ta đi mà sắm cho các ngươi một chỗ rối thì Ta sẽ trở lại tiếp các ngươi về với Ta hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó với Ta” ( Ga 14, 1 -3).
Thiên Chúa ban những Lời Hứa tức các Giao Ước và đã là Giao Ước thì luôn có kèm theo những điều kiện. Trước khi có Lời Hứa thành lập Dân Riêng thì Thiên Chúa Giê hova đã phán với Apraham “ Ngươi hãy ra khỏi quê hương vòng baà con ngươi mà đi đến xứ mà Ta sẽ chỉ cho ( St 12, 1) Còn Đức Ki Tô hứa ban Nước Thiên Đàng thì Ngài cũng đưa ra điều kiện = Ai yêu mến cha mẹ hơn Ta thì không xứng với Ta. Ai yêu mến con trai con gái hơn Ta thì không xứng cho Ta. Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta thì không xứng đáng cho Ta” ( Mt 10, 37 -38)
Chúa không cấm con người không được yêu mến cha mẹ con cái nhưng chỉ có ý nói không được yêu mến những người đó hơn Ngài. Lý do tại sao Chúa Giê Su lại đòi buộc con người phải hết lòng yêu mến Ngài ? Đó là vì tin yêu Chúa tức là tin yêu đấng đã sai Ngài “ Ai tin ta chẳng phải tin Ta nhưng là tin Đấng đã sai Ta. Còn ai thấy Ta tức là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đến với thế gian hầu hễ ai tin Ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm” ( Ga 12, 44 -46).
Yêu mến Chúa để “Ở” được trong Chúa đó là tất cả mục đích sống đạo của Ki Tô Hữu. Điều này nhờ ơn Chúa ai ai cũng làm được miễn là chúng ta hết lòng tuân giữ các giới răn của Ngài “ Ai yêu mến Ta thì vâng giữ đạo Ta. Cha Ta sẽ thương yêu người và chúng ta đều đến cùng người và lập cư với người” ( Ga 14, 23) ./.
Phùng Văn Hoá