Giữa đời sống đức tin của người Công giáo và vấn đề môi trường có mối quan hệ nào không ?
Để trả lời cho câu hỏi này, xin được nêu lên hai quan điểm khác biệt về thế giới. Theo thần học hiện nay thì thế giới chính là môi trường sống là ngôi nhà chung của con người. Còn của Đạo Công giáo trước đây thì thực chất cái gọi là thế giới chỉ là…cõi tạm và hơn nữa chỉ là…chốn khách đày…
Quan niệm về thế giới thế nào thì người ta sẽ có cách ứng xử với nó như vậy. Cũng bởi cho thế giới là…ngôi nhà chung do Thiên Chúa tạo dựng nên người ta mới ra sức hô hào bảo vệ nó chống lại việc tàn phá môi sinh, môi trường.
Trái lại, khi coi thế giới là …chốn khách đày thì việc sống đạo của người Công Giáo tất cả chỉ là nguyện ước thoát khỏi chốn trần gian khổ lụy để được về sống bên Chúa cùng chư thần thánh trên Thiên Đàng.
Với quan niệm cho thế giới là…ngôi nhà chung cần bảo vệ như thế thì thiết nghĩ chẳng cần chi tới đức tin. Tại sao ? Bởi vì đức tin chỉ thực sự cần thiết với những gì mà con người chưa gặp, chưa thấy chứ nếu đã thấy, đã gặp thì cần gì phải tin ? “ Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng. Nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là hy vọng. Vì có ai lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 -25 ).
Sống đức tin là sống niềm hy vọng vào Nước Thiên Đàng đời sau. Đang khi đó, bảo vệ môi trường mục đích là để xây dựng Nước Trời trần gian hay còn gọi là….Tin Mừng Hóa thế giới. Thế nhưng chính cái việc gọi là…Tin Mừng Hóa ấy đã đem đến cho thế giới nói chung và vùng Amazon nói riêng những tai họa khủng khiếp:
“ Hàng triệu người dân Châu Mỹ đã chết, Eduardo Galeano ước tính trong vòng khoảng 150 năm dân số của toàn châu lục đã giảm từ 70 -90 triệu xuống chỉ còn 3, 5 triệu. Đây là một thảm họa kinh hoàng còn được ghi lại trong sử sách của những kẻ chinh phạt. Những người Châu Âu xem thổ dân Châu mỹ như những người hạ cấp, gieo vào lòng họ ý tưởng rằng Châu Âu là xã hội thượng đẳng …
…Với những người thổ dân, sự hiện diện của Châu Âu là dấu chấm hết cho con đường sống của họ, buộc họ phải câm miệng và hủy diệt họ cách có hệ thống. Theo nhiều cách khác nhau , người Âu Châu đã cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc cả một Châu Lục dưới tay họ. Cả một thế giới sống bị hủy diệt và tàn phá. Những kẻ xâm lăng trở nên mù quáng bởi điều mà ngày nay chugn1 ta vẫn gọi là …tội xã hội. Họ nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của cả Châu Lục này như là phần thưởng cho công cuộc Tin Mừng Hóa của họ” ( Nguồn Vietcatholic- News – THĐ vùng Amazon – Thách thức và cơ hội mới cho toàn GH ).
Chúa Ki Tô Phục Sinh truyền cho các Tông Đồ: “ Hãy ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu. Ai không tin thì bị luận phạt” ( Mc 16, 15 ). Chúa đưa ra hai điều kiện rõ ràng đó là tin vào Tin Mừng và chịu Phép Rửa chứ hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến việc…Tin Mừng Hóa !
Tại sao lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa lại biến thành việc Tin Mừng Hóa ? Đó là do nơi ảnh hưởng của việc giải nghĩa Sách Sáng Thế theo mặt chữ ( Sens Litteral ) về Đấng Tạo Hóa. Theo nghĩa này thì quả thực có Đấng Tạo Hóa dựng nên trời đất muôn vật trong đó có con người.
Nếu cứ hiểu KT theo nghĩa ấy thì tất phải có …ông A Dong và bà E Và, con rắn đều là thật cả. Nhưng nếu thế thì không có cách chi hiểu được Tội Nguyên Tổ và hậu quả của nó đến nỗi Đức Ki Tô đã từ trời cao xuống thế để …chuộc tội thiên hạ ?: “ Vì bởi sự không vâng phục của một người ( Adam ) mà mọi người đều đã trở nên tội nhân thế nào thì bởi sự vâng phục của một người ( Đức Ki Tô )mà mọi người đều đã trở nên công chính cũng thể ấy” ( Rm 5, 19 ).
Nguyên tổ vì không vâng lời Thiên Chúa ….cố tình ăn Trái mà Thiên Chúa đã Cấm là trái cây phân biệt thiện ác nên đã bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng nên phải lê thân vào chốn trần gian khổ ải. Đàn bà phải cực khổ bội phần trong cơn thai nghén. Còn đàn ông thì phải đổ mồ hôi trán rán mồ hôi bụng mới có cái để ăn cho đến ngày trở về với đất là nơi ngươi đã sinh ra. Vì ngươi là đất bụi sẽ trở về với đất bụi” ( St 3, 16 -19 ).
Qua câu chuyện có tính biểu tượng diễn ra nơi Vườn Địa Đàng cho thấy Tội Nguyên Tổ chính là mấu chốt của công cuộc Cứu Độ của Đức Ki Tô. Thật vậy, nếu giả thử như E Và không nghe theo cám dỗ của rắn Sa Tan ăn trái cấm thì hai ông bà vẫn sống vui vẻ hồn nhiên nơi Vườn Địa Đàng. Nhưng như thế thì A Đam đâu có là nguyên tổ của loài người và E Và đâu có là mẹ của chúng sinh ? ( St 3, 20 ).
Sự thật không phải vậy. Nguyên tổ đã phạm tội và vì thế nên mới có cõi trần gian đầy khổ lụy. Đức Ki Tô là Đấng Cứu Thế nghĩa là Đấng Cứu thoát nhân loại ra khỏi cõi thế trần hầu trở về nơi Cõi Phúc đời đời.
Như vậy, để hiểu Sáng Thế Ký thì nhất định cần theo lối huyền nghĩa. Đang khi đó thần học từ bấy lâu nay bởi là Duy Lý nên đã không sao thoát khỏi quan niệm cho rằng thế giới này là do Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên. Thật ra quan niệm Đấng Tạo Hóa từ lâu đã bị …khai tử bởi chính thần học ( Theologie de la mort de Dieu ).
Lý do đưa đến…sự khai tử này là bởi vì nếu cứ chấp chặt vào quan niệm Đấng Tạo Hóa thì sẽ không sao có thể giải thích được nguyên nhân của …sự dữ: “ Nếu Thiên Chúa hiện hữu sẽ không còn sự dữ trong thế gian. Nhưng người ta lại thấy sự dữ lan tràn trong thế giới. Do đó Thiên Chúa không thể hiện hữu. Còn E. Kant lại nhấn mạnh: Sự dữ sẽ trao nộp cho sự thất bại tất cả những cố gắng để minh chứng cho Thiên Chúa” ( Bruno Chenu – TC ở TK XXI ).
Thần học tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa nhưng chính sự dữ lại chứng minh điều ngược lại. Đang khi Thiên Chúa chắc chắn không bao giờ tạo nên sự dữ bởi đó là điều phi lý không thể chấp nhận. Nếu vậy thì sự dữ bởi đâu mà ra ?
Trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này sẽ là …chìa khóa để mở ra ý nghĩa chân thực của Kinh Thánh cũng như mục đích của Ơn Cứu Chuộc. Căn nguyên của mọi sự dữ là do Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt thiện ác mà ra. Sở dĩ phân biệt thiện ác là…tội đem đến sự dữ là vì nó xuất phát từ nơi Ý Thức chủ quan, cho đây là thiện, kia là ác để rồi sanh tâm thuận nghịch. Thuận với mình thì cho là đúng là tốt, cần bênh vực. Trái lại…Nghịch với mình thì cho là sai là xấu để rồi đi đến chỗ loại trừ, ghét bỏ, khinh khi…
Chẳng phải là cái ý thức chủ quan cho đây là thiện kia là ác mà phát xít Đức đã cho chỉ dân tộc mình là thượng đẳng còn các dân tộc khác là hạ đẳng để đi đến việc diệt chủng người Do Thái đó sao ? Chẳng phải CS Bolchevic đã kết án chủ nghĩa Tư Bản cho đó là chế độ người bóc lột người để phóng tay đấu tranh giai cấp giết hại biết bao người vô tội hay sao ? Chẳng phải các tôn giáo chỉ vì cho mình nắm giữ được chân lý để rồi gây ra các cuộc chiến tranh dai dẳng khốc liệt đó ư ?
Căn nguyên của mọi sự dữ là do ý thức chủ quan đưa đến phân biệt thiện ác và đồng thời nó cũng khiến cho con người ngày càng xa cách Thiên Chúa, Đấng ở nơi mình. Sự xa cách Thiên Chúa đó chính là nỗi bất hạnh khôn nguôi của con người. Bởi đó cho nên tôn giáo chỉ thực sự mang lại ơn ích nếu nó thực hiện được mục đích khiến cho con người có thể …làm hòa được với Thiên Chúa: “ Mọi sự đều ra từ ĐCT, Ngài đã nhờ Đức Ki Tô mà khiến chúng ta hòa lại với Ngài và trao cho chúng tôi chức dịch giải hòa” ( 2C 5, 18 ).
Đạo Công Giáo chỉ có thể là Duy Nhất, Thánh Thiện và Tông Truyền khi nó mang nơi mình sứ mạng…Làm Hòa với Thiên Chúa. Hòa với Thiên Chúa đó là sống thuận theo Thánh Ý. Thuận theo Thánh Ý sẽ sống. Trái lại nghịch với Thánh ý sẽ bị diệt vong “ Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong”.
Chúa Giê Su…thuận theo Thánh Ý đến nỗi đã vâng lời chết treo trên cây thập tự hầu cho chúng ta có được lòng tin nơi Ngài: “ Ta là sự sáng đến thế gian hầu hễ tin Ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không vâng giữ thì Ta chẳng xét đoán kẻ đó vì Ta đến chẳng để xét đoán nhưng để cứu rỗi thế gian” ( Ga 12, 46 -47 ).
Chúa đến để cứu rỗi thế gian nhưng Ngài chỉ có thể cứu được những ai có lòng tin và muốn thoát khỏi chốn khách đày để được về nơi vinh phúc đời đời: “ Các con đừng yêu mến thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào để lòng yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không thể có lòng yêu mến Thiên Chúa” ( 1Ga 2, 16 ).
Phùng Văn Hóa