SÁM HỐI LÀ GÌ ?

         Thưa quý vị và các bạn, chúng ta đang sống trong tuần lễ có chủ đề là:” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.( Mc 1, 15b)

Vậy tại sao phải sám hối ? Thưa , vì: “ Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đang đến gần”. ( c15a)

Vâng, đó là Lời của Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta, khi Người khởi đầu sứ vụ Cứu Chuộc thế gian.

Theo đó, chúng ta thấy chủ đề “sám hối “ thật quan trọng, vì chúng ta đang sống trong Mùa Thường Niên I, không phải Mùa Chay, nhưng Đoạn Tin Mừng theo thánh Marco được chọn đọc tuần nầy là Đoạn Tin Mừng nói về Chúa Giê-su đã trải qua thời kỳ chay tịnh trong sa mạc.

Vì vậy, tuy khởi đầu Mùa Thường Niên, nhưng, là năm B, vì vậy, Đoạn Tin Mừng theo thánh Marco tuần nầy cho chúng ta Chủ đề về “sám hối”.

Vậy sám hối là gì ?

Trước hết, cụm từ sám hối là “cụm từ” rèn luyện nhân tâm con người, con người dễ bị sai phạm, sa ngã, vì con người bất toàn. Nên chi, sám hối là phương tiện cần thiết giúp cho họ “trở về” với “tánh” thiện căn thuở ban đầu.

Trong Phật giáo, khi có lầm lỗi, tăng, ni phật tử thường phải sám hối. Sám hối thường có ý nghĩa là đền tội. Nhưng, quan trọng là để” rèn luyện “ tâm linh.

Phật giáo là tôn giáo không thuộc được Thiên Chúa mặc khải, nhưng, do một Vị sáng lập đó là Đức Phật. Vì vậy, Đạo Phật không mang chiều kích mặc khải, mà mang chiều kích tâm linh. Tâm linh là sự nhận biết điều thiện nơi tâm con người, linh là sự thiêng liêng, vô biên, không nhìn thấy bởi giác quan, nhưng, cảm nghiệm qua huyền bí.

Như vậy, bước theo Đức Phật là bước theo tâm linh bởi “TÂM” tức lòng người hướng thiện, theo đó, “THIỆN” là ánh sáng phải theo, tâm là lòng người hướng đến ánh sáng là điều thiện tốt lành. Như vậy, Phật giáo, do tâm con người hướng thiện là đường lối của Đức Phật để đạt cõi cực lạc có nghĩa là vui vẻ hạnh phúc, chứ Phật giáo không có cứu cánh, cứu độ.

Như vậy, Đức Phật là một vị thiền sư đã đạt được đến điều mình tìm kiếm và huấn giáo, tức tự giác ngộ và tha giác, chứ Đức Phật không phải là đấng toàn năng, toàn giác. Rõ ràng, Đức Phật toàn diện, toàn mỹ đến đâu thì ngài vẫn là thụ tạo trong bàn tay Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa. Trong kinh Phật và sáu pháp môn tu của ngài chứng minh điều ấy. Nhất là pháp môn cuối cùng là “Thiền Tông”.

Như vậy, Phật giáo là vô thường, mọi sự kể như là “KHÔNG”, chỉ có tâm linh tốt lành là chính yếu.

Theo đó, thật phù hợp với lời dạy của thánh Phao-lô hôm nay ( 1Cr 7, 29 -31).

Trở lại lời Chúa hôm nay, cho chúng ta một cái nhìn “sám hối” theo viễn cảnh Nước Trời. Vậy , Nước Trời là gì ? Thưa, đó là: “ Triều Đại Thiên Chúa”.

Triều Đại Thiên Chúa là “VƯƠNG QUỐC TÌNH THƯƠNG”, vâng, đó là “NƯỚC TRỜI”.

Như vậy, tại sao phải “sám hối và tin vào Tin Mừng ” ? Câu trả lời đã được giải đáp. Bởi vì, muốn được vào “ Nước Trời” phải sám hối và tin vào Tin Mừng.

Theo đó, tuy không phải Mùa Chay, nhưng, Tin Mừng khởi đầu Mùa Thường Niên lại mang ý nghĩa “SÁM HỐI”. Như vậy, sám hối ở đây không mang ý nghĩa tiêu cực, mà mang ý nghĩa tích cực. Sám hối có nghĩa là : BƯỚC THEO Chúa Giê-su.

Như vậy, thật phù hợp với Đoạn sau của Tin Mừng hôm nay. Có nghĩa là : Kêu gọi môn đệ. “Follow me” , “Hãy theo Ta”, “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Vậy, Đoạn Tin Mừng ( Mc 1, 14- 20) Chúa Nhật III TN (B) là Đoạn Tin Mừng “ Hãy bước theo Chúa Giêsu”.

Vì , cụm từ sám hối cũng có nhiều nghĩa như:

  • Cải tà qui chính
  • Quay đầu là bờ
  • Ăn năn cải đổi
  • Xét mình mỗi ngày
  • Tìm lại chính mình
  • Thức tỉnh lương tâm
  • Hối hận quá khứ
  • Lương tâm cắn rứt
  • Nhìn lại quá khứ
  • Thống hối lỗi lầm

Nhưng, cụm từ sám hối trong Tin Mừng hôm nay được đi cùng vế thứ hai, vì vậy, nó có một ý nghĩa riêng biệt là: “ Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Tin Mừng là chính Chúa Giê-su, có nghĩa là “Hãy bước theo Chúa Giê-su và hãy tin vào Người”. Amen

Tuần III TN 2021

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

 

 

 

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts