Thánh Fautina, tông đồ… cuối thời

Có nhiều quan điểm cho rằng, ẩn sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa diễn ra là cuộc chiến tâm linh giữa thiện và ác hay nói cách cụ thể hơn, giữa một bên là Phò Sự Sống ( Pro Live ) và bên kia là Phò Phá Thai ( Pro Choice ). Cuối cùng cái ác đã thắng với việc tuyên bố thắng cử của Joe Biden, tổng thống thứ 46 Hiệp Chủng Quốc.

Theo đức hồng y Carlo Maria Vigano, tgm Ulpiana, nguyên sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ thì cuộc chiến này tất cả là do Sa Tan điều khiển  qua tay sai của nó là Hội Tam Điểm.

Trong thư ngỏ gửi tổng thống Donal Trump khá lâu trước ngày bầu cử, ngài cho biết: “ Điều khá rõ ràng là  các cuộc biểu tình trên đường phố là công cụ cho mục đích của những ai đó muốn được bầu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, thể hiện các mục tiêu của thế lực nhà nước ngầm với những niềm tin khá chắc chắn. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong một vài tháng tới chúng ta thấy ẩn sau những hành động phá hoại và bạo lực này có những người sẽ thu lợi từ việc phá nát trật tự xã hội để dựng ra một thế giới mới không có tự do như câu: “ Phá vỡ để xây dựng lại ( Solve et coagula ) của Hội Tam Điểm ( Masonic ).

Mặt khác Tam Điểm cũng đã thâm nhập vào hàng ngũ cao cấp nhất của GH Công Giáo như một kẻ nội thù nguy hiểm. Trong thư đức hồng y viết tiếp: “ Mặc dù khó hiểu, những tương phản mà tôi đã mô tả cũng được  thấy trong Giáo Hội. Có những chức sắc trung thành  chăm sóc đoàn chiên  Chúa nhưng  cũng có những kẻ phản đạo tìm cách phân tán đoàn chiên và trao cho lũ sói hung ác nuốt chửng. không có gì đáng ngạc nhiên khi những lính đánh thuê này là đồng minh với những đứa trẻ của bóng tối và đối nghịch với những đứa trẻ  của ánh sáng giống như một thế lực ngầm. Cũng có loại Giáo Hội ngầm phản bội nhiệm vụ của mình và từ bỏ những cam kết đúng đắn trước Chúa. Do đó kẻ thù vô hình, những kẻ đang điều hành cuộc chiến chống lại nhân loại  cũng chiến đấu chống lại những vị chức sắc tốt trong Giáo Hội. Đó là một cuộc chiến tâm linh mà tôi đã  nói gần đây  trong kháng thư được công bố vào ngày 08/5/2020” ( Nguồn ĐKN – Hương Thảo dịch – 10/6/2020 ).

Cuộc chiến tâm linh  thực sự đã diễn ra ngay từ thuở Sáng Thế khi rắn Sa Tan  thành công trong việc cám dỗ Nguyên Tổ …ăn Trái  Cây Phân Biệt Thiện Ác ( St 3, 6 ). Bất cứ cuộc chiến nào  đã có khởi đầu thì cũng phải có ngày kết thúc và sự kết thúc ấy chính là Ngày Chúa đến để phán xét kẻ lành, kẻ dữ. Thánh Fautina  chính là người  được Chúa trao cho sứ mạng chuẩn bị cho Ngày ấy: “ Chúa nói: Con sẽ chuẩn bị  thế giới cho lần đến sau cùng của Cha. Còn Đức Mẹ  thì nói: Mẹ đã ban Đấng Cứu Độ cho thế giới, còn con, con phải nói cho thế giới biết về Lòng Thương Xót bao la  của Người và chuẩn bị thế giới  tiếp đón Người đến  lần thứ hai. Ngài không đến trong tư cách Đấng Cứu Độ Nhân Lành nhưng trong tư cách  Thẩm Phán Chí Công” ( NK 635 ).

Sứ mạng được trao và cuộc đời ngắn ngủi của Thánh Fautina  trên dương thế vỏn vẹn chỉ có 33 năm nhưng đây quả thực là một ngôn sứ tiền định cho thời đại cuối cùng này: “ Trước khi tạo thành ngươi  trong lòng mẹ. Ta đã biết ngươi, Ta đã tách  riêng ngươi và đặt ngươi làm ngôn sứ cho các dân, các nước”  ( Gr 1, 6 ).

Nói Faustina  có ơn tiền định bởi vì ngay từ tấm bé và trong suốt cuộc đời ngài đã không ngừng bị thôi thúc trong việc tìm kiếm Thánh Ý Chúa: “ Khi mới lên  năm, Helen ( Tên thường gọi trong gia đình ) đã có lần kể với mẹ: Con được Mẹ TC  cầm tay dắt đi dạo  trong một khu vườn rất đẹp. Chưa đầy bảy tuổi, em đã nhiều lần thức giấc  và ngồi dậy lúc nửa đêm. Bà mẹ thấy con cầu nguyện và không muốn con mình  có một lối đạo đức  bất thường như thế, bà thường bảo: Nằm xuống ngủ đi thôi, không có thì…điên mất đấy, Helen  đáp lại: Ồ không ! Thưa mẹ, thiên thần bản mệnh đánh thức con dậy cầu nguyện đấy chứ”

Bà mẹ thương con, muốn con có một đời sống bình thường như bao người khác mà không biết rằng đứa con đó đã mang nơi mình ước vọng  vô cùng lớn lao là dâng hiến cuộc đời mình  để phụng sự Thiên Chúa. Vào năm 16 tuổi Helen vẫn sống tại gia đình, tuy vẫn chu toàn các bổn phận thường nhật nhưng lòng trí  thì đầy ắp những tư tưởng và ước muốn  thánh thiện. Chị không màng sống mãi tại gia đình vì lẽ một nếp sống khác đang cuốn hút chị. Chị muốn toàn tâm, tận lực phụng sự duy một mình Thiên Chúa. Mặc dù chưa mường tượng  nổi đời sống tu dòng là như thế nào nhưng Helen  biết đã có một nếp sống như vậy ở một nơi nào đó  và nếp sống ấy là để dành cho mình”.

Ước muốn là một chuyện, còn có thực hiện được  hay không lại là việc khác. Có hai trở ngại lớn cho ước nguyện sống đời tu trì. Một do hoàn cảnh khách  quan, hai là  sự xung đột nội tâm. Trở ngại trong ước nguyện của  Faustina  chẳng những về phần gia đình còn vì lý do không có…tiền hồi môn nộp cho nhà dòng  theo như thể lệ thời đó. Vì việc này mà chị đã phải đi ở mướn  cho một nhà giàu trong một năm trời chỉ để có được một cái tủ đựng quần áo !

Trong khoảng thời gian này đã có biết bao là cám dỗ, kể cả ý định muốn…bỏ cuộc: “ Quá chán nản, lúc này Helen đành quyết định  từ bỏ  cuộc sống tâm linh và bắt đầu một lối sống trần thế theo như lời kể của chị. Chị cố gắng không lưu tâm, thậm chí còn  ra sức trấn áp  những ơn soi động của Chúa  bằng cách bắt đầu lao vào những thú vui như mải miết chăm sóc ngoại hình, mua sắm đồ thời trang  và đua đòi  với bạn bè đi dự các buổi khiêu vũ. Dẫu vậy không một  thú vui nào làm cho tâm hồn  được vui thỏa và mãn nguyện”.

Không sự gì ở thế gian có thể làm thỏa mãn  những tâm hồn tìm kiếm chân lý bởi tính chất vô thường chóng qua của  nó. Sau mỗi cuộc vui thì liền đó là sự chán chường và cũng chính vì vậy  mà đã khiến cho  con người có được tinh thần xuất thế.

Tinh thần xuất thế là đòi hỏi của Tin Mừng. Ngược lại bao lâu còn mê đắm thế gian  thì vẫn còn bị nó trói buộc  trong sự cuốn lôi của dục vọng. Dẫu vậy để có được tinh thần xuất thế ấy  thì cần tuân giữ các giới răn cách nghiêm ngặt. “ Một hôm chị của Helen  là Josephine lúc này đã lập gia đình với ông Jasinska ghé thăm em. Bà Sadowaka  ( Chủ nhà ) đề nghị Helen đãi bà chị một  bữa ăn nhẹ. Helen vội vã ra cửa hiệu mua một ổ bánh ngọt. bà Sadowska ngạc nhiên  nói: Này Helen sao không mua thêm ít thịt ?

…Helen trả lời: Thưa bà, hôm nay không được  vì là ngày kiêng thịt. Bà chủ quay sang Jasinska và nói: Chị em nhà cô đúng  là các cô được dạy thế nào mà lại kiêng thịt khắt khe đến thế không biết, Helen suốt cả Mùa Chay chả động đến một miếng thịt nào ! Jasinska cười đáp: Chúng cháu đúng vậy thật. Bố chúng cháu nuôi dạy chúng cháu vậy đấy”

Luật kiêng thịt ngày thứ sáu của người Công Giáo  trước đây được tuân giữ  cách nghiêm chỉnh nhưng ngày nay trong thời Tục Hóa này thì việc ấy chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Đang khi đó việc tuân giữ các giới răn Chúa là hết sức quan hệ đến đời sống  giải thoát tâm linh. Giới răn ngoài mục đích  để kiềm chế dục vọng lăng loàn nó còn thể hiện Tình  Yêu đối với Thiên Chúa Đấng Giàu Lòng Thương Xót  ở nơi mình.

Thiên Chúa là Đấng Giàu Lòng Thương Xót và Lòng Thương Xót ấy cũng  chính là Đức  Hiếu Sinh dành cho toàn thể sinh linh vạn vật.  Nếu Đức Hiếu Sinh dành cho toàn thể vạn vật  thì làm sao có thể chấp nhận  việc ăn thịt như là một thứ lạc thú ở đời. Chính cái lạc thú do việc…ăn thịt ấy  là nguồn gốc đưa đến các cuộc chiến tranh đủ loại: “ Cứ nhìn vào bát canh thịt sẽ thấy mối hận ngàn năm  khó thể tiêu trừ. Nếu biết  nguyên do các cuộc chiến tranh trên đời thì hãy lắng nghe tiếng gào thét  của súc vật  lúc đêm khuya nơi  lò sát sinh”

Sống trong một gia đình đạo hạnh, biết tuân giữ Luật Chúa như thế đã khiến Faustina ngày càng trưởng thành trong ơn nghĩa Chúa. Tuy nhiên Chúa còn đòi hỏi nơi chị nhiều hơn nữa: “ Không bao lâu sau khi rời bỏ gia đình bà Sadowska, Helen cùng chị Josephine đến tham dự một buổi khiêu vũ. Mặc dù ai nấy  hết sức vui vẻ nhưng Helen lại cảm thấy vô cùng u uất. Khi điệu nhảy bắt đầu, chị cảm nhận một  kinh nghiệm thần bí. Bỗng nhiên Helen nhìn thấy  Chúa Giê Su  đứng kề bên mình. Thân mình Người trần trụi  và đầy những thương tích. Chúa Giê Su nhìn chị như oán than và nói: Cha còn phải chịu đựng con  cho đến bao giờ ? Con còn phụ rẫy Cha cho đến bao giờ nữa ?…

…Và lúc đó Helen chẳng còn nghe tiếng nhạc  và cũng chẳng còn thấy ai quanh mình nữa trừ một mình Chúa Giê Su. Chị xuống khỏi sàn nhảy, quay về chỗ ngồi bên cạnh người chị của mình và giả vờ như thể bị nhức đầu đột ngột. Sau đó Helen chuồn khỏi vũ trường cách êm thắm mà không ai hay biết  và nhắm thẳng hướng nhà thờ chính tòa Thánh  Stanislaus Koska. Bấy giờ trời đã nhá nhem tối. Trong nhà thờ  chỉ còn lại dăm ba người. Không cần biết  có ai đang ở chung quanh, Helen xấp mình trước Nhà Tạm. Từ thẳm sâu linh hồn đang tràn ngập  sầu thảm, chị van nài Chúa soi sáng cho biết việc phải làm và kế tiếp sẽ phải làm những gì. Bỗng nhiên chị nghe có tiếng nói: Con hãy lập tức đi Warsaw, con  sẽ vào một dòng tu ở đó” ( NK 10 ).

Tiếng nói nội tâm cũng là mệnh lệnh rõ ràng của Chúa nhưng để có thể được chấp nhận vào dòng  thì đâu có dễ dàng gì: “ Xế chiều hôm ấy xe lửa đến Warsaw, khi hòa mình vào dòng người xô bồ tại sân ga, chị rùng mình hoảng sợ.Biết làm gì bây giờ, đi đâu bây giờ ? Chị không hề quen biết một ai trong thành phố này. Trong cơn quẫn bách, Helen thở than cùng Mẹ Thiên Chúa, Lạy Mẹ Maria  xin dìu dắt con, hướng dẫn con” ( NK 11 ).

Những khi gặp những cơn gian nan, bĩ cực, nếu biết chạy đến  cùng Đưc Mẹ, than thở cùng Ngài thì chắc chắn sẽ được như ý sở nguyện. Nguyên do  khiến nhân loại ngày nay luôn phải sống trong  sợ hãi, hoang mang là vì chẳng những đã không có lòng cậy trông mà còn cố tình gạt bỏ vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Ngài.

Tính chất Đồng Công chính là ở chỗ dẫn đưa ta đến cùng Chúa Giê Su  con Mẹ ( Ad Jesum Par Maria ) chứ không phải để…tranh công nghiệp với Đức Ki Tô ! Faustina  đã được chấp nhận vào dòng nhưng chính ở nơi đây mà chị đã phải chịu đựng vô vàn đắng cay nhục nhã để làm trọn Thánh Ý Chúa.

Trong thời gian ở Tập Viện, Faustina bị cám dỗ rời bỏ  để đến Tu ở nơi khác vì thấy nơi này dường như…không hợp, cứ phải làm những công việc lặt vặt không còn giờ để cầu nguyện. Nhưng rồi trong một thị kiến, Chúa Giê Su lại hiện ra  trong  bộ dạng của một thân thể đầy thương tích và sầu não. Faustina thưa với Chúa: Vì sao Ngài lại phải đớn đau như vậy ? Chúa trả lời: Chính con đã gây ra cho Cha nỗi đau này nếu như con rời bỏ tu viện. Đây là nơi Cha  đã gọi con chứ không phải nơi nào khác và Cha đã dọn nhiều Ơn Thánh cho con” ( NK 19 ).

Chúng ta thường không nhận ra Thánh Ý nhiệm mầu để rồi chối từ Ơn Chúa. Ơn Thánh Chúa hứa ban cho Faustina  đó là vui lòng chịu đựng tất cả những đau đớn phần hồn, phần xác: “ Một hôm trong lúc đang sấp mình  trước Nhan Thánh Chúa  thì chị  bỗng có một ý nghĩ khủng khiếp là Thiên Chúa đã ruồng bỏ mình. Nỗi tuyệt vọng đầy ứ linh hồn. Chị trải qua tình trạng thống khổ của các linh hồn bị trầm luân. Cả buổi sáng hôm ấy, chị cố gắng cầm cự trong tình trạng tối tăm dày đặc trong linh hồn. Đến chiều, những nỗi  sợ hãi ghê rợn bao chiếm và làm cho chị hoàn toàn rã rời. Chị bị bất động như thế gần một giờ đồng hồ. May mắn thay, một người chị em đến phòng và phát hiện chị trong tình trạng ấy nên lập tức báo tin cho mẹ Giám Tập”.

Tình trạng Faustina phải trải qua gọi là “ Đêm dày đức tin” mà tất cả những linh hồn Thần Hiệp đều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng chính sự thử thách ấy mới chứng tỏ đức tin nơi sự hiện hữu của Thiên Chúa là xác thực. Có trải qua đêm  tối mịt mùng mới hân thưởng được ánh sáng là cần thiết cho sự sống biết là ngần nào !

Đối với chúng ta thì cuộc đời các Thánh dường như lúc nào cũng an thỏa trong ánh sáng Chúa Ki Tô nhưng thực ra hoàn toàn không phải vậy. Bao lâu còn sống trên cõi…dương gian này, các ngài luôn phải sống trong tình trạng thử thách  về đức tin và có như thế, các  ngài mới cần đến Lòng Thương Xót Chúa hầu mau mắn vâng theo Thánh Ý Chúa. Mẹ Giám Tập  có ý an ủi Faustina: “ Chị hãy vững lòng tín thác. Thiên Chúa lúc nào cũng là Hiền Phụ của chúng ta  kể cả khi Người  gửi thử thách đến cho chúng ta”.

Thử thách nếu chỉ nói  cho qua thôi thì không thấy có chi…là khó bởi vì đó còn là  phải chịu sự sỉ nhục đến ngay từ những vị bề trên của mình. Faustina bị các chị em trong nhà dòng  dị nghị cho rằng đó là con người dị hợm, dối trá bởi vì có đời nào Chúa Giê Su lại  có thể…hiện đến với chị. Rồi một ngày kia mẹ bề trên cho gọi chị vào phòng và mắng xối xả: “ Cái chị dở hơi, đồ thị kiến điên khùng, hãy cút xéo ra khỏi phòng này ngay, đừng có mà nói vớ nói vẩn. bề trên ấy tiếp tục trút  xuống đầu Faustina  mọi thứ bà co thể nghĩ ra. Faustina lui về phòng riêng, gục mặt  trước tượng Thánh Giá rồi ngước nhìn Chúa Giê Su mà không sao thốt lên được nửa lời…

…Bề ngoài chị Thánh giấu mọi chuyện  không cho ai biết và giả bộ như không có gì xảy ra giữa bề trên ấy và chị. Tuy nhiên Sa Tan luôn luôn lợi dụng những giờ phút như thế. Những tư tưởng chán chường  bắt đầu nổi lên xâm chiếm  tâm trí chị. Chị tự hỏi phải chăng đây là phần thưởng dành cho mình vì sự trung thành và thực tâm hay sao ? Làm sao có thể  chân thành trong khi lại bị hiểu lầm như thế  được ? Và chị đã thở than: Lạy Chúa Giê Su, lạy Chúa Giê Su con không thể tiếp tục được nữa. Chị ngã gục xuống đất vì sức nặng ấy, mình đẫm mồ hôi và nỗi sợ hãi bắt đầu chụp xuống. Trong lòng Chị Thánh  thấy không con một ai để nương tựa. Đột nhiên chị nghe được tiếng nói trong linh hồn: “ Đừng sợ, Cha ở với con” ( NK 129 )

Ngay từ tấm bé, Faustina đã nguyện vâng theo Thánh Ý Chúa. Thế nhưng sự vâng theo ấy thực là khó biết bao khi bị chính bề trên của mình nhục mạ xua đuổi. Lời Chúa nói: Cha ở với con có khi chỉ an ủi được phần nào. Đang khi đó con đường  Vác Thánh Giá theo Chúa…còn dài nhất là kế hoạch  của Chúa trong việc thiết lập  Cộng Đoàn mới chuyên lo việc nài xin Lòng Thương Xót Chúa cho toàn thế giới. Việc này đòi hỏi rất nhiều  can đảm và vâng phục  đối  với Chúa Giê Su, Đấng là Bề Trên duy nhất của chị…

Vì lý do nào mà Chúa Giê Su muốn thiết lập Hội Dòng mới chuyên lo việc nài xin LTX Chúa ? Đó là vì thời đại này rất cần đến LTX của Chúa hơn bao giờ hết. Người đời, kể cả hàng tu sĩ nam nữ chẳng những không còn  lòng tin vào Thiên Chúa Giầu Lòng Thương  Xót mà còn  không tin sự hiện hữu của Ngài. Đức Ki Tô nói: “ Dẫu vậy khi Con Người đến há còn tìm được đức tin trên mặt đất này chăng ?” ( Lc 18, 8 ).

Sống đạo là sống niềm tin tôn giáo. Nếu đức tin không còn  thì  con người sẽ trở thành những kẻ phản bội, sỉ vả đánh đập Chúa bằng những tội lỗi  xấu xa của mình. Trong một thị kiến Chúa Giê Su nói với Faustina: “ Con hãy xem nhân loại  trong tình trạng hiện thời. Ngay  lúc đó tôi nhìn thấy những điều kinh hoàng . Các lý hình bỏ mặc Chúa Giê Su ở  lại đó và có những người khác tra tay đánh đập Người. Họ nắm chặt những  chiếc roi tua và đánh đập Ngài cách  dã man. Những người này là các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ và những vị  có thẩm quyền cao sang trong Giáo Hội. Điều này làm tôi thất kinh. Cũng có những giáo dân đủ mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh sống . tất cả đều trút  những lời thóa mạ vào Chúa Giê Su vô tội…

…Nhìn thấy cảnh trượng này, trái tim tôi như lâm vào tình trạng hấp hối. Trong khi chịu những lý hình đánh đập, Chúa Giê Su  vẫn im lặng và  nhìn vào khoảng không nhưng khi những linh hồn mà tôi vừa nói đến, đánh đập Chúa  thì Người nhắm nghiền mắt lại và có tiếng rên rỉ thống thiết phát ra  từ Trái Tim Người” ( NK 445 – 446 ).

Chúa Giê Su bị sỉ nhục, đánh đập vì tội lỗi nhân loại  và  những cực hình đau đớn nhất lại đến từ  hàng ngũ  gọi là tu sĩ nam nữ những người được tuyển chọn !!!. Sự thật này đã không bao giờ được nói ra và có lẽ cũng chẳng mấy ai tin vì rằng con người ngày nay đã hoàn toàn mất ý thức về tội. Cũng bởi đã không còn ý thức về tội  thế nên việc phá thai, kết hôn đồng tính, cho phép người Tin Lành, người ly dị tái hôn Rước Lễ như là một thứ… quyền chính đáng của con người cần bảo vệ !

Một khi đã đánh mất ý thức về tội  thì người ta cũng chẳng còn tin vào sự hiện hữu của Thiên Đàng của Hỏa Ngục và sự thưởng phạt đời đời.  Không tin có sự thưởng phạt  có nghĩa là không tin vào Lẽ Nhân Quả. Đã gây Nhân thì ắt có Quả, không  thể nào khác được. Gây Nhân xấu, ác thì phải lãnh quả xấu ác. Chúa đã cho Faustina thị kiến Hỏa Ngục và buộc chị phải viết ra: “ Những điều tôi viết ra chỉ là một bóng mờ nhạt nhòa so với những gì tôi đã nhìn thấy. Nhưng xin lưu ý một điều: Hầu hết  các linh hồn trong Hỏa Ngục đều là những người  đã không tin có Hỏa Ngục. Khi tôi đến đó, tôi hầu như  không thể trở lại như bình thường  sau khi thấy cảnh hãi hùng ấy.  Trong đó các linh hồn  chịu đau khổ kinh khủng biết là bao. Vì vậy tôi càng  ra sức cầu nguyện  tha thiết xin cho các tội nhân hoán cải” ( NK 741 ).

Hoán cải là ơn ban của Lòng TX Chúa dành cho những kẻ tội lỗi biết ăn năn trở lại. Phải nhận biết tội thì mới  có sự hoán cải thật sự. Trong dụ ngôn người con hoang đàng, hắn ta chỉ trở về một khi đã nhận biết tội mình: “ Ta sẽ đứng dậy  trở về cùng cha  mà thưa rằng: Cha ôi ! Con đã lỗi phạm với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” ( Lc 15, 18 -19 ).Hoán cải khác với hối hận ở chỗ. Hoán cải tức là tin rằng mình còn có chỗ để…về. Trái lại hối hận tức chỉ nhìn thấy tội mình và thấy nó…lớn hơn cả lòng Chúa xót thương vẫn luôn chờ đợi mình trở về.Hoán cải  có nghĩa còn tin rằng mình còn có nơi chốn để …về và nơi chốn để về ấy  chính là Đấng Thiên Chúa Giàu  Lòng TX vôn vẫn hằng hữu ở  nơi mình. Đấng Giầu Lòng TX ấy ví như người cha trong dụ ngôn: “ Khi  còn ở đàng xa, cha đã thấy nó  thì động lòng thương xót  vội chạy ra ôm lấy cổ nó mà hôn riết” ( Lc 15, 20 ).

Cha luôn nhớ con, đón đợi con về. Còn con nếu cũng nhớ cha và quyết tâm trở về thì thế nào cha, con chắc chắn sẽ được gặp gỡ. Sứ mạng của Faustina là truyền bá Lòng TX của Chúa cho thời đại hôm nay và để thực thi Lòng Thương  Xót ấy Chúa Giê Su  đã đưa ra một phương thức cầu nguyện hoàn toàn mới nhưng bảo đảm chắc chắn cho phần rỗi mỗi người như lời Chúa hứa: “ Lời kinh này có thể làm nguôi cơn nghĩa nộ của Cha. Con hãy đọc kinh này liên tiếp trong chín ngày theo Tràng Chuỗi Mân Côi. Trước tiên con hãy đọc Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng và Kinh Tin Kính……Sau đó với những hạ Kinh lạy Cha con h4y đọc: Lạy Cha Hằng Hữu con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính  của con rất yêu dấu Cha là Đức Giê Su Ki Tô Chúa chúng con để đền  vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Khi gặp những hạt Kinh Kính Mừng  con hãy đọc: Vì cuộc khổ nạn  đau thương  của Chúa Giê Su Ki Tô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới. Để kết thúc con hãy đọc ba lần câu: “ Lạy Đấng Chí Thánh  là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, xin  thương xót chúng con và toàn thế giới” ( NK 474 -476 ).

Chuỗi Kinh LTX  do chính Chúa Giê Su   truyền cho Faustina  cùng với lời hứa chắc chắn: “ Linh hồn nào  đọc Chuỗi Kinh này  sẽ được Lòng Thương Xót Cha ấp ủ trong cuộc sống  và nhất là trong giờ sau hết” ( NK 754 ).

Giờ chết là giờ quan trọng nhất của cuộc đời  mỗi người., Thiên Đàng vĩnh phúc hay Hỏa Ngục khốn nạn đời đời, tất cả đều được quyết định  trong giờ phút ấy: “ Hãy tỉnh thức sẵn sàng vì các ngươi không biết Chúa các ngươi đến nhằm ngày nào, giờ nào” ( Mt 24, 42 ).

Nghĩa của Tỉnh Thức là  Nhớ cũng là Chánh Niệm. Sở dĩ Chuỗi  Kinh LTX   có giá trị lớn lao như thế  là vì nó khiến cho ta  được …nhớ đến Chúa. Con người chỉ vì…quên Chúa  nên đã sống trong u mê lầm lạc  gây khổ đau cho mình  cho người.

          Như vậy ơn ích việc thực hành Chuỗi Kinh LTX tất cả hệ tại  ở cái việc…Nhớ. Do việc ..Nhớ Chúa ấy mà ta đã được làm hòa  với Thiên Chúa, Đấng ở nơi ta nhờ vào công nghiệp của  Chúa Giê Su Ki Tô: “ Thiên Chúa đã chứng tỏ Tình Yêu của Ngài đối với chúng ta đang khi chúng ta còn là tội nhân thì Đức Ki Tô  đã vì chúng ta mà chịu chết. Huống chi bây giờ  đã nhờ Máu Châu Báu của Ngài  mà được nên công chính thì lại sẽ  nhờ Ngài  mà được cứu khỏi  cơn thịnh nộ hầu đến là dường nào” ( Rm  5, 8 -9 )./.

Phùng  Văn  Hóa

 

 

 

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts