Có ai rảnh thời giờ để tìm hiểu người già có đang cùng sống chung với chúng ta trong một mái nhà không nhỉ? Ồ nhất là người già hay than thở tối ngày. Sáng thì than con, trưa cháu đi học về thì than cháu và đối với người vợ/chồng thì sự than thở ấy không bao giờ ngừng bị nghe.
Một điều ở đây là xin chúc mừng cùng trao cho người vợ / chồng cái cúp chịu đựng ông / bà khó chịu và rất khó chìu này. Và chúc mừng trong sự bái phục cho tất cả mấy thế hệ đang sống chung với nhau. Nếu ai có học biết thì hiểu được ông/ bà ngày càng cao tuổi thì lại rất hợp với tuổi của chúng cháu nhỏ. Vì người già thì đang trở thành con nít lý do vị họ dần không còn tinh anh nữa và mất đi rất nhiều khả năng như khi còn trẻ.
Trước nhất là tóc từ mầu đen đổi thành mầu trắng, kế đến là mất răng để nhai, tai thì ngãng, trở trời thì khớp xương ở tay chân bị đau nhức. Mắt bị mờ rồi dần không còn thấy được nữa (legally blind) và hẳn nhiên sẽ không còn thị lực hay thể lực để lái xe được nữa. Có người phải ngồi xe lăn rồi vì không thể đi được nữa. Nói chung thì khi trong nhà có ông bà hay cha mẹ già và con mọn thì cả là một gánh nặng không thể tưởng!?.
Người ngoài nếu không có chung một tình cảnh thường hiểu lầm là gớm sao cái nhà này có con cái hay cháu chắt chúng mất dạy và hỗn hào quá!? Nhưng không hiểu rằng nó như là một cái xã hội nhỏ và tất cả cố gắng sống chung với nhau trong một căn nhà đông đúc, không có chỗ để đi đứng mà không đụng mặt nhau.
Người ta ví vợ chồng như sống chén lâu ngày cũng phải va chạm nhau thì huống chi một gia đình mà có đến ba thế hệ khác nhau ở chung. Nói chuyện với ông bà hay cha mẹ thì như la hét thì ông bà mới có thể nghe được. Rồi thì những lúc giận dỗi không thuận lòng thì tiếng la nghe giống như chửi lộn nhau là chuyện thường tình mà. Do đó ta cũng không nên phê phán người là điều Thiên Chúa dạy nghe rất đúng thôi … Trừ ở những trường hợp mà người già bị con cái, cháu chắt chúng bỏ bê cho đói khát, để cho ông/ bà dơ dáy hay đánh đập thì phải cần có pháp luật can thiệp.
Thường chúng ta cũng thấy rằng người già sống trên đất Mỹ về hưu ở tuổi 65 là chính xác lắm đó nhưng ngày nay về vấn đề sức khỏe cho thấy con người ngày càng biết ăn uống kiêng khem, biết tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, không rượu chè, không chơi bời lăng nhăng thiếu kiểm soát và chịu đi gặp bác sĩ định kỳ nên người Mỹ họ đã đồng ý tăng tuổi hưu trí đến 67 tuổi lận.
Rồi sau khi về hưu thì tuổi CHẾT trung bình ở tuổi 85 có nghĩa khi họ nghỉ hưu là thời gian họ phải được thật sự nghỉ ngơi. Đi chơi xa những nơi mà họ cả đời ao ước được đến. Có nghĩa họ chỉ còn có 17 năm để đi chơi, để hưởng thụ, để làm, hay để hoàn thành giấc mơ trước khi họ nhắm mắt lìa trần. Còn những trường hợp người già sống thọ đến hơn 100 tuổi thì ta miễn bàn ở đây. Chúng tôi thật rất thông cảm cho những ai không từng có kinh nghiệm trông nom người già thì một là họ rất khổ sở và dần sẽ mang chứng bệnh căng thẳng (STRESS) hai là họ trở thành những người hành hung người già cách dã man lắm vị chịu đựng không nổi.
Ở Mỹ được cái là những ông bà già khi về hưu họ cũng có những nơi chỗ hay nhà riêng của họ để ở. Như nhà Dưỡng Lão hoặc nơi giải trí thường nhật có cho ăn, cho uống với giá rất rẻ trong khả năng tiền hưu rất khiêm nhường của họ có là Senior Center. Do đó mà khi người già về hưu họ cần phải có nơi có chỗ cho họ đi cho khuây khỏa đầu óc. Dù là gặp nhau chỉ nói chuyện trời đất, đem thời vàng son ra nói ra khoe, hay khoe những gì mà họ đang có được hưởng. Như khoe con cái, cháu chắt thành đạt nếu không thì chắc họ sẽ làm cho cả nhà điên hết lên được vì sự than thở không ngừng hay bắt cả nhà tuân theo những gì họ muốn được nghĩ, được làm, v.v…
Ai bảo người già là họ hiền hết đâu? Vì nếu tất cả người già mà hiền lành dễ chịu thiệt thì trong Viện Dưỡng Lão sẽ không có đầy và có chật chỗ cho họ đâu. Con cái ai cũng hiểu biết công ơn cha mẹ như biển trời nhưng vì sức con người có giới hạn vả ai cũng trong tuổi phải đi làm kiếm cơm nên buộc phải đem cha mẹ vào đấy cho có người trông nom và cho có bạn. Có nơi gởi chỉ nửa ngày và được trông nom cho rất đầy đủ từ giờ giấc cho các cụ thuốc uống cho đến giờ tập thể dục, sinh hoạt chung rồi ăn sáng ăn trưa. Có nơi các cụ cũng được xoa bóp, vật lý trị liệu, v.v… Sung sướng còn hơn là ở nhà nhiều khi đi ra đi vào mà chẳng có ai.
Hiểu được như thế thì ai trong chúng ta đang ở cái tuổi còn đi làm lo cho gia đình thì phải tự chuẩn bị trước cho mình tiền bạc, nơi chỗ ở sau này, những điều ao ước và ngay cả tiền bạc cho sự ước muốn được thiêu hay nơi chôn cất sau khi chúng ta lìa trần. Để khi ta đến tuổi về hưu chúng ta sẽ không là gánh nặng cho ai cả. Vì ai sống cũng phải có trách nhiệm trên chính mình từ thân xác cho đến linh hồn sống đời của ta sẽ đi về đâu, thưa có phải?.
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
4 tháng 3, 2017