Tội và Phúc

Vâng , thưa quý vị, thưa các bạn, nói đến TỘI và PHÚC là nói đến thiên đàng và hỏa ngục. Tội và Phúc là hai việc luôn gắn liền với con người trần gian. Tội Phúc khó lường, vì thế ai định được tội phúc, chỉ có Đấng Tối Cao là Thiên Chúa mới phân định Tội và Phúc. Tội là gì? Mặc nhiên, là điều cấm ký mà ta vẫn cứ làm, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều. Tội đầu tiên là tội nguyên tổ. Tội bất tuân sự Giáo Huấn của Thiên Chúa, nguồn gốc đầu tiên của tội là “không vâng Lời “ Thiên Chúa. Theo đó, chúng ta sẽ có ranh giới về tội. Từ đó, suy ra “TỘI “ là không làm điều “ PHÚC”. 

Vậy, nếu chúng ta không tạo ra “PHÚC ”thì chúng ta tạo ra “TỘI”. Nếu nói, “PHÚC” là do con người, chúng ta tạo ra, thì đôi khi người nghe nghĩ rằng : ” kiêu ngạo”. Nhưng, thật sự là như thế, tạo phúc là làm việc lành, lánh việc dữ. Tạo phúc là đem bình an, là xây dựng hòa bình. Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu  dạy chúng ta, và khi ta thực thi, đó là tạo phúc. Thiên Chúa ban “PHÚC”cho người tạo phúc, chứ Thiên Chúa không ban phúc cho kẻ gây họa. Như vậy, có “GÂY HỌA” thì cũng có “TẠO PHÚC”.

Tạo phúc có nghĩa là : “LÀM LÀNH ” “LÁNH DỮ”. Nhưng, vì chúng ta “vướng” tội, nên chi, chúng ta khó là “ việc lành”. Như thánh Phao-lô nói: “Khốn thân tôi, điều tốt tôi muốn làm, nhưng tôi lại không làm . Còn điều xấu tôi muốn tránh, nhưng tôi lại làm” .

     Theo đó, bậc thánh nhân còn nhìn nhận như thế huống chi chúng ta là những kẻ yêu đuối. Vì thế, chúng ta có Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu – Kitô. Đấng cầm cân “TỘI “ “PHÚC”.

Chúng ta, không thể định tội phúc cho mình, vì ngay khi chúng ta nghĩ rằng mình vô tội, thì chính là lúc chúng ta mắc lỗi nhiều nhất. Tội là điều chúng ta cố chấp, là tự kiêu, tội là điều chúng ta phủ nhận chân lý, tội là điều chúng ta không cố gắng thực thi Lời Chúa. Có bấy nhiêu ” lỗi ” là có bấy nhiêu “tội”. Tội là khi chúng ta từ chối làm việc lành. Có muôn nghìn thứ tội, tội trong tư tưởng, tội bởi lời nói, tội bởi việc làm. Lời thánh Phao-lô nói ở trên , theo tác giả là lời dùng để xét mình là tốt nhất. Từ tội nguyên tổ, chúng ta phải mang, nhưng được nhấn chìm trong Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta trở nên người mới, nhưng, nếu chúng ta lơ là, tự kiêu, không bước theo Đức Kitô, thì mọi cạm bẫy của satan giăng tràn, thì chúng ta khó thoát khỏi “ tội ”. 

Khiêm nhường là gương đứng đầu mọi nhân đức, khi và chỉ khi ta bước theo Chúa Giêsu, dựa vào Người một cách chân thật, thì chúng ta mới có thể thoát tội. Và, khi yếu đuối mà sa ngã, thì cũng có Chúa Giêsu nơi toà giải tội ban cho chúng ta cơ hội chuộc tội. vậy, khi đi xưng tội là chúng ta được tha tội, bởi lòng thống hối , ăn năn của chúng ta, chứ không thể trả lại cái đã mất. Chúng ta càng thống hối nhiều, thì chúng ta càng được tha nhiều. Thống hối là ăn năn một cách đau đớn vì những gì mình đã sai phạm. Tâm tình thống hối là hệ quả của sự khiêm nhường, khiêm nhường là cội nguồn tạo nên “PHÚC”. Nguồn cội của “PHÚC “chính là Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa. Như vậy, “PHÚC” có nghĩa “ TÌNH YÊU “. Vì thế, thánh Phao-lô nói : “Yêu thương là chu toàn lề luật “. 

Theo đó , chúng ta đừng nghĩ rằng: “ Tôi đâu có giết người, trộm cướp, gian dâm”, mà tôi phải đi xưng tội. Xưng tội chính là gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Bí Tích Hòa Giải qua vị linh mục đại diện. Vì vậy, việc đi xưng tội chính là tạo “PHÚC” cho mình, vì mình đã làm được một việc lành là nêu cao khiêm nhường. Chẳng thế mà các Đức Giáo Hoàng đều đi xưng tội, như Đức Fanxicos, ngài xưng tội trước khi giải tội cho người khác. Khi nhìn nhận mình là kẻ có tội, chính là mình đã lập công, lập công là tạo “PHÚC” cho mình. Khi mình đã có “PHÚC “, thì mình mới trao ban “ cái phúc “cho người khác, đó là ta tạo “ PHÚC “vậy ./. Mong thay !

 

 27/02/2015 ( tức mồng 09 tháng giêng Ất Mùi 2015)

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment