Ước Nguyện Thiên Đàng

          Trước nguy cơ trái đất bị hủy diệt hay còn gọi là Tận Thế ấy người ta đang có nhiều kế hoặch  hoặc để cứu vãn hoặc rời bỏ nó. Sự hủy diệt được báo trước  bằng hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và tác hại sẽ ngày càng gia tăng  khi lớp băng trên Bắc Cực  bị tan ra. Để cứu vãn hậu quả  sự…tan băng  ấy  hiện đang có  đề nghị lắp đặt mười triệu chiếc quạt chạy bằng sức gió  để vào mùa đông  sẽ bơm nước lên  khắp bề mặt hầu tạo một lớp băng dày trên một mét….Dự án này dự trù một kinh phí cần có là 500 tỷ USD. Tuy nhiên dù tốn kém  như vậy nhưng  giới khoa học cho rằng đó chỉ là một tham vọng điên rồ  chẳng những không thực tế  mà cũng chẳng thể làm bớt đi hiệu ứng nhà kính có nghĩa  trái đất này rồi ra sớm hay muộn cũng sẽ bị hủy diệt.

Nếu không thể cứu vãn thì chỉ còn có cách là… rời bỏ nó. Từ nhiều năm nay  con người đã…rục rích chuẩn bị cho một nơi ở mới để phòng khi trái đất  quá tải hoặc  khi đại họa đến. Các nhà khoa học và thiên văn học  không ngừng  tìm kiếm  sự sống trên các hành tinh xa xôi trong hệ mặt trời. Một trong các điểm đến được hy vọng nhất chính là Sao Hỏa. Hiện đã có 200000 ( hai trăm ngàn ) người  trên khắp thế giới  đăng ký tham dự. Nhưng chỉ tuyển chọn được có…24 người đủ điều kiện để…lên sinh sống và ở lại  luôn trên đó không bao giờ còn trở về  nữa ??? ( Tin Mới. Com – 16/2/2017 ).

Vì sao  con người ngày nay chỉ muốn cứu vãn trái đất và khi nhắm không thể cứu được thì lại muốn rời bỏ nó ? Đó là vì người ta đã không tin vào sự hiện hữu của Nước Thiên Đàng. Một khi đã không tin  thì cũng không thể  có ước  nguyện về đó. Tin có Thiên Đàng có Hỏa Ngục và sự thưởng phạt vô cùng của Thiên Chúa đó là niềm tin cố hữu của người Công Giáo. Trong các kinh nguyện của  tín hữu  chúng ta vẫn tụng đọc hàng ngày  để ý sẽ thấy hầu hết đều thể hiện niềm tin  này.

Đức tin  là cánh cửa mở vào  Đạo, không có đức tin thì cánh cửa ấy sẽ bị đóng lại. Tình trạng thiếu hoặc mất đức tin như đang xảy ra  có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do nơi ảnh hưởng  não trạng duy lý của thời đại.  Với duy lý thì không thể có đức tin bởi lẽ tin cũng có nghĩa là đặt hy vọng vào những điều chưa thấy “ Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng nhưng sự hy vọng  đã thấy được thì chẳng phải là hy vọng. Vì có ai lại hy vọng vào điều  mình đã thấy rồi ư ? Song nếu hy vọng vào điều mình chưa thấy thì  chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông” ( Rm 8, 24 -25 ).

Người có đạo đặt  tất cả hy vọng vào điều mình chưa thấy nhưng với những người chủ trương duy lý thì đó chẳng qua chỉ là sự bịp bợm  như lời Các Mác nói “  Tôn giáo là sự thể hiện bản chất của con người trong tưởng tượng bởi vì bản chất của con người  không có  tính hiện thực chân chính. Vì thế đấu tranh  chống tôn giáo gián tiếp cũng là đấu tranh chống các thế giới mà tôn giáo là hương thơm tinh thần. Cảnh khốn cùng của tôn giáo vừa là cách diễn tả cảnh khốn cùng thực sự vừa là sự phản kháng cảnh khốn cùng thực sự. Tôn giáo là tiếng than vãn của  thọ tạo bị áp bức là tâm hồn của  một thế giới vô hồn cũng như tôn giáo là tinh thần của những tình huống vắng bóng tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” ( Karl – Heinz Weger – Phê Phán Tôn Giáo Qua Các Tác Giả ).

Qua sự phê phán này cho thấy không hề có Thiên Đàng, đó chỉ là sự bịa đặt của tôn giáo về một thứ đời sau vô vọng. Không có đời sau, điều ấy nghĩa là gì nếu không phải là chủ trương con người chết là hết ? Tuy nhiên nếu bảo rằng chết là hết thì chẳng những tôn giáo mà ngay đến cả ý hệ Cộng Sản với chủ trương xây dựng thế giới đại đồng cũng là vô nghĩa. Dĩ nhiên chết không phải là hết mà vẫn tồn tại một cái gì đó và cái chi đó mỗi một tôn giáo mỗi một chủ nghĩa đều có cho mình một quan niệm khác nhau. Với Phật Giáo thì đó là Nhập Niết Bàn, với Hồi Giáo  là Thiên Đàng với đầy đủ dục lạc gái trai này nọ. Với Hiện Sinh vô thần  là để xây dựng một thứ trần gian với những giá trị của nó “ Anh em phải luôn luôn trung thành với trái đất, trung thành với tất cả sức mãnh liệt của  nhân đức anh em. Tình yêu và trí thức của anh em phải phụng sự ý nghĩa của trái đất. Tôi nài xin anh em điều đó. Từ nay nhân đức và tinh thần của anh em chỉ phụng au75 ý nghĩa của trái đất thôi. Nhờ đó tất cả mọi sự sẽ co`1 một giá trị mới. Tôi cậy vào anh emm anh em phải là những vị sáng tạo” ( T.T. Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ).

Không có đời sau chỉ có cõi đời này, đây không phải quan điểm  chỉ riêng của duy vật vô thần hoặc Hiện Sinh nhuj7ng là cho cả nền Thần học hiện nay khi nó bước vào con đường Tục Hóa “ Loan báo Tin Mừng cũng là một thành phần của công trình giải thoát. Nội dung của nó là Nước Thiên Chúa đã đến, đến cho người nghèo khổ và bị áp bức. Nền tảng của nó là các mối phúc ( Lc 6, 20 ) Nước Thiên Chúa này ở ngay giữa trần gian khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức thoát ách khốn khổ” ( Đgm Phao Lô Bùi Văn Đọc và các linh mục khác )

Công trình giải thoát mà thần học đề cập đến ở đây thực chất đó chỉ là giải thoát mang tính chính trị và như thế nó chẳng có quan hệ gì đến cái ước nguyện Thiên Đàng của người Công giáo. Ước  nguyện và lòng tin luôn gắn bó mật thiết với nhau. Một mặt ước nguyện do lòng tin thúc đẩy mặt khác lòng tin có được  tăng trưởng hay không lại do  có ước nguyện. Là người Công giáo mà không có ước nguyện được về sống với Chúa cùng với Đức Mẹ và chư thần thánh thì  cuộc sống đạo ấy chỉ là vô bổ. Tại sao ? Bởi như thế tức là ta đã vô tình phủ nhận công ơn cứu chuộc của Đức Ki Tô khi Ngài đã có lời hứa trước khi đi nộp mình chịu chết “ Lòng các ngươi chớ bối rối, đã tin ĐCT thì cũng hãy tin Ta nữa. Trong Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, bằng chẳng vậy Ta đã nói với các ngươi rồi Ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi thì Ta sẽ trở lại tiếp các ngươi về với Ta  hầu cho Ta  ở đâu  thì các ngươi cũng sẽ ở đó với Ta” ( Ga 14, 1 -3 )

Đức Ki Tô từ trời xuống thế  chịu người đời sỉ nhục rồi giết chết  tất cả cũng chỉ vì  Đại Nguyện muốn cứu vớt hầu cho ta được về sống với Ngài trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. “ Phần Ta khi được treo lên Ta sẽ lôi kéo các ngươi lên cùng Ta” ( Ga 12, 32 ). Chúa chết là vì phần rỗi của con người do đó điều kiện trước hết Ngài đòi hỏi ở nơi chúng ta là phải đặt hế niềm tin vào Ngài “ Ta là sự sáng đếnvới thế gian hầu hễ ai tin vào Ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ thì Ta chẳng xét đoán kẻ đó vì Ta đến chẳng phải để xét đoán nhưng là để cứu rỗi thế gian” ( Ga 12, 46 -47 ).

Tin Chúa thì phải tuân giữ Lời Chúa và Lời Chúa chính là Mười Điều Răn ĐCT và sáu luật điều Hội Thánh. Tất cả các giới răn  được lập ra cũng không ngoài mục đích để cho ta thực hiện con đường của Đức Ki Tô là trở về với Cha “ Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).

Ngoài lòng tin vững chắc vào con đường của Đức Ki Tô, nhất thiết chúng ta cần phải có ước nguyện thiết tha thì mới về được Nhà Cha cũng là Nước Thiên Đàng đời đời. Nhưng để có được ước nguyện này con người cần phải nhận ra thân phận  khốn khổ của mình. Người con trong dụ ngôn “ Đứa Con Hoang Đàng” chỉ có được cái quyết tâm trở về khi nó nhận ra tình trạng khốn nạn của mình “ Khi đã xài phí hết cả rồi lại xảy ra trong xứ cơn đói kém lớn nó mới phải đi ở đợ cho một công dân của xứ đó. Người ấy sai nó ra đồng chăn heo. Nó rất mong  lấy vỏ đậu của heo ăn mà thồn cho đầy bụng nhưng chẳng ai cho” ( Lc 15, 14 -16 ).

Có khổ mới mong thoát khổ, có bị xiềng xích mới mong giải thoát. Con người chỉ có thể có ước nguyện Thiên Đàng một khi nhận ra cõi đời này là cõi  khổ: Khổ vì sinh lão bệnh tử,  khổ vì phải sống xa người thân yêu  lại  phải gần kẻ thù nghịch v.v…Thế nhưng trên hết những nỗi khổ đau ấy  không phải  vì sự bức bách của áo cơm  bạc tiền hay là bị áp bức bất công  mà là do ngu si không biết  con đường về với  Đấng Cha cũng là bản tâm bản tính mình.

Để có thể nhận biết con đường về này thì  như lời Thánh Gioan nói phải đặt hế lòng tin  nơi Chúa Giê Su Ki Tô Đấng Dẫn Đường “ Hỡi kẻ yêu dấu  chớ tin mọi thứ Linh nhưng hãy thử nghiệm các Linh ấy có phát ra từ ĐCT  chăng vì chưng có nhiều tiên tri giả đã đến trong thế gian. Nhơn điều này anh em nhận biết Linh của ĐCT. Hễ Linh nào thừa nhận Giê Su Ki Tô đã đến trong xác thịt thì đều ra từ ĐCT còn hễ Linh nào không thừa nhận Giê Su thì chẳng phải ra từ ĐCT. Đó là Linh của Anti Christ mà anh em đã nghe nó phải đến và hiện nay đã ở trong thế gian rồi” ( 1Ga 4, 1 -3 ).

Để nhận biết Chúa Giê Su Đấng Cứu Độ cũng là Đấng dẫn đường chỉ lối cho mình  thì không thể không biết đến vai trò  có tính quyết định của Đức Maria bởi vì Ngài chính là Người Nữ đạp giập đầu rắn Sa Tan. Đức Chúa Gie6hova có lời phán với con rắn “ Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, Dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau, Người Nữ sẽ dày đạp đầu mày còn mày  thì sẽ rình cắn gót chân Người” St 3, 15 ).

Sở dĩ nói vai trò của Đức Maria có tính quyết định cho việc nhận biết Chúa Giê Su là Đấng Cứu Dộ  là vì mỗi một người trong chúng  ta cần phải trải qua một cuộc chiến cam go lâu dài với Sa Tan đức lừa dối cả và thiên hạ bằng sự kiên trì nhẫn nại “ Vì ngươi đã giữ đạo của sự nhẫn nại Ta. Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách là giờ sắp  đến trong khắp thiên hạ để thử thách  những người ở trên mặt đất này” ( Kh 3, 10 ).

Đạo Chúa là Đạo Đức Tin  nhưng để có thể giữ vững được đức tin ấy  Đức Mẹ  đã ban cho chúng ta  một phương thế vô cùng hiệu nghiệm  để chống trả lại mưu chước của ba  thù thế gian ma quỷ và xác thịt  đó là thi hành ba mệnh lệnh Phatima mà trong đó  việc siêng năng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày chính là để thể hiện sự nhẫn nại  và những ai có lòng nhẫn  nại thì chắc chắn  sẽ không bao giờ  mất đi niềm hy vọng mình hằng đợi trông./.

 

Phùng  Văn Hóa

Chia sẻ Bài này:

Related posts