Nhà văn Stephen Gill: “Chúa Kitô đã xoa dịu cơn khát hòa bình trong tôi”

Nhà văn Stephen Gill xuất thân từ một gia đình Kitô, nhưng không xác tín vào niềm tin mà ông đã lãnh nhận. Sau một quá khứ đầy những hoài nghi và nỗi đau tinh thần ông tìm kiếm Thiên Chúa ở các tôn giáo khác, nhưng tất cả đã không xoa dịu cơn khát hòa bình trong ông. Cuối cùng ông nhận ra rằng chỉ có “Chúa Kitô là Thái tử hòa bình”.

Ông Stephen Gill, nhà văn người Canađa gốc Ấn, sinh ở Pakistan. Ông sống thời thơ ấu ở New Delhi cùng gia đình, xa những người thân còn ở Pakistan. Những cuộc bách hại tôn giáo buộc hàng ngàn Kitô hữu phải chạy trốn để lại trong ông dấu ấn sâu sắc, trong nhiều năm nó vẫn là một điều không yên ổn trong cuộc tìm kiếm cho sự bình an nội tâm. Từ khi còn nhỏ ông luôn tìm kiếm Thiên Chúa và vì lý do này ông tiếp xúc các tôn giáo. Không có tôn giáo nào thỏa mãn ông. Cuối cùng, ông hiểu rằng chính Chúa Kitô đã làm dịu “cơn khát” của ông, đặc biệt là “khao khát hòa bình”. Dưới đây là câu chuyện của ông được chính ông kể lại:

Cuộc sống của tôi là một cuốn sách mở, và tôi muốn nó vẫn như vậy. Đối với di sản tôn giáo của tôi, tôi biết được qua mẹ tôi. Bà kể lại rằng ông bà của tôi là Kitô hữu. Họ đã trở về với Kitô giáo sau khi gặp một số nhà truyền giáo và các nhà truyền giáo đó đã dạy mẹ tôi trở thành giáo viên tiểu học.

Mặc dù tôi được sinh ra trong một gia đình Kitô giáo, tôi vẫn có những hoài nghi. Tôi đã từng tự hỏi tại sao các Kitô hữu bị bắt hại khắp nơi. Phải có một cái gì đó sai trong Kitô giáo. Khi tôi đến Canada, trong nhiều năm, tôi đã từ bỏ Kitô giáo cùng với những hoài nghi. Trước đó tôi không học về Kitô giáo cũng như đến với những sinh hoạt Kitô giáo. Ở nhà, chúng tôi không đọc Kinh thánh hay cầu nguyện, ngoài việc vào các ngày Chúa nhật đi đến nhà thờ Công giáo. Chúng tôi không có cử hành nào đặc biệt cho Giáng sinh và Phục sinh. Nói tóm lại, tôi không được thừa hưởng bất kỳ quá khứ mạnh mẽ và ảnh hưởng của Kitô giáo.

Kết quả từ những câu chuyện của mẹ tôi về các Kitô hữu bị bách hại đã thúc đẩy tôi bắt đầu đọc các bài viết về tôn giáo để hiểu nếu Kitô giáo thực sự xấu. Đó là thời gian tôi bắt đầu ghét tất cả các tôn giáo. Tôi cảm thấy đồng cảm hơn với những người theo chủ nghĩa Marxist và xã hội chủ nghĩa vì họ có ác cảm với tôn giáo.

Tôi rất thất vọng khi thấy sự đau khổ và trên hết là gia đình tôi phải chịu đựng vô lý; tôi trở thành người vô thần. Tôi tham gia các vào các nhóm Marxist và vô thần, đọc các bài viết của họ và tham gia các cuộc họp của họ. Tôi tìm thấy một bộ sách hay về chủ nghĩa vô thần. Tôi không biết làm thế nào cha tôi phát hiện ra sự quan tâm của tôi. Một ngày nọ, khi tôi vắng mặt, ông đốt tất cả các tờ rơi và sách và bắt đầu kiểm soát tôi tránh xa những người bạn vô thần.

Tôi không phải là một người vô thần thực sự bị thuyết phục, giống như tôi cũng không phải là một Kitô hữu bị thuyết phục. Rõ ràng, tôi vẫn khát. Mối quan tâm của tôi đối với hòa bình tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa. Tôi đã nghĩ đến việc bắt đầu dần dần trở lại với Thiên Chúa, nhưng việc tôi tìm kiếm một tôn giáo chỉ cho tôi con đường đúng đến với hòa bình không bao giờ chậm lại. Kết quả của những lời cầu nguyện của tôi với Chúa và với người khác, một số phép lạ đã bắt đầu xảy ra trong cuộc sống của tôi. Phép màu vĩ đại nhất là rời khỏi Ấn Độ, điều này thực tế là không thể.

Ở Canada, tôi bắt đầu quan tâm đến các tôn giáo Do Thái, Phật giáo, Baha-i và Hồi giáo. Có một lần tôi đã liên lạc với một người theo đạo Do Thái để theo tôn giáo của họ. Trong khi đó, niềm tin vào Baha -i mê hoặc trí tuệ của tôi vì cách giải quyết vấn đề hòa bình. Tôi đã thảo luận và nghiên cứu các cuốn sách của đạo này và cách tiếp cận hòa bình. Tôi vẫn duy trì một bộ sưu tập các luận văn về niềm tin Baha-i. Cuối cùng, tôi đã trở thành một Baha-i và nhận được thẻ thành viên. Dần dần tôi biết rằng họ không khuyến khích những người theo họ tham gia các hoạt động chính trị. Baha-i tốt không thực hiện quyền bầu cử. Họ tin rằng hệ thống chính trị là tham nhũng, do đó, không hoạt động chính trị là cách để đánh bại hệ thống này. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý tưởng của họ, nhưng không phải với phương pháp hòa bình mà họ sử dụng. Vì điều này và vì những lý do khác, tôi đã rời bỏ những người tốt này.

Tuy nhiên, tôi tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm đức tin để có chìa khóa cho hòa bình và tình yêu vô điều kiện. Mục tiêu của tôi là thuyết phục trí tuệ của tôi. Cuối cùng, các nghiên cứu của tôi đã thuyết phục tôi rằng những lời dạy của Chúa Kitô là cách để đạt được hòa bình, và con đường hòa bình này là con đường của Đấng toàn năng. Vì con đường của Chúa Kitô là con đường của Đấng toàn năng, và được ban cho cuộc sống thực tế không tì vết, nên Chúa Kitô được gọi là Hoàng tử của Hòa bình. Thay vì tự gọi mình là Kitô hữu, tôi tự gọi mình là tín đồ tái sinh của Chúa Kitô. Tôi trở nên trung thành với Chúa Kitô một lần nữa nhờ vào việc học và kinh nghiệm thần bí của tôi. Nghiên cứu về cuộc đời và giáo lý của Chúa Kitô trong gần 10 năm, tôi có thể nói một cách khách quan rằng Chúa Kitô là hiện thân của tình yêu vô điều kiện và tình yêu vô điều kiện là mẹ của hòa bình vượt xa sự hiểu biết của con người.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:

Related posts