2. Giáo Hội Gia Ðình Giáo Hội Tại Gia

José và Immaculada (Tây Ban Nha)

“Khi José và tôi quyết định chia sẻ cuộc đời với nhau, cả hai chúng tôi đã dứt khoát nhận Ðức Kitô làm người chứng cho sự cam kết của mình và làm mối dây ràng buộc chúng tôi”.

Cái nhìn của tôi về Giáo Hội cách đây 10 năm thật mơ hồ và lộn xộn. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Kitô giáo: Phải, nhưng với một mớ nghi thức rỗng tuếch cùng với cái ý tưởng về một thiên đàng không-thể-nào-đạt-tới-được. Ðối với tôi, “Giáo hội” là một tòa nhà đồ sộ mà mỗi Chúa Nhật chúng tôi tập trung lại để xem lễ: “đó” là nơi mà người ta làm thủ tục cuới nhau, còn các linh mục thì cử hành những nghi thức rất rắc rối. Mới đây, trong một cuộc tĩnh tâm cuối tuần, tôi được nghe một bài nói chuyện về “những cặp vợ chồng Tông Ðồ” và về “Giáo Hội của người giáo dân”. Chỉ khi đó tôi mới hiểu và nhận thức được rằng có một Giáo Hội khác nữa mà tôi đã không chú ý tới đủ: Giáo Hội “tại gia” hay Giáo Hội “gia đình”.

Bây giờ tôi cảm thấy chính mình là giáo hội – trong mọi mặt của đời sống gia đình với con cái mình: đó là khi tôi đặt mình được vào trong trình độ của chúng để thông cảm với chúng nhiều hơn và để chia sẻ những buồn phiền lo lắng của chúng, dù đó là những buồn lo vụn vặt thế nào mặc lòng. Khi tôi trao cho các con tôi tình yêu thương và sự âu yếm mà chúng cần có, tôi thấy mình là Giáo Hội. Dĩ nhiên, tôi cũng nhận được từ nơi chúng rất nhiều yêu thương và trìu mến tương tự. Tôi là Giáo Hội khi tôi tranh đấu chống lại xu hướng riêng của mình là ưa xử sự như một bà chủ chuyên ban bố các mệnh lệnh và đòi hỏi sự tùng phục. Cũng vậy, khi tôi cần mẫn làm việc để cho chúng có một đời sống kinh tế xã hội và Tin Mừng tốt hơn, tôi thấy mình như là một Giáo Hội sống động tại gia.

Trong Giáo Hội “tại gia” nầy, tình yêu Thiên Chúa giữ một chỗ rất quan trọng. Tình yêu ấy mặc lấy xác thịt và hiện diện nơi mỗi người chúng tôi. Qua Macu – vợ tôi – và qua hai con trai chúng tôi, tôi cảm thấy thật dễ dàng cảm nghiệm điều đó. Tôi yêu mến và nói chuyện với Thiên Chúa một cách dễ dàng qua họ. Trong kinh nghiệm của mình, chúng tôi kể cho Người nghe những niềm vui cũng như những nỗi băn khoăn của mình. Người là nền tảng vững chắc của Giáo Hội “tại gia” nầy. Chúng tôi chạy đến với người để xin ơn kiến vững mỗi khi có những thử thách phải vượt qua.

Khi tôi đón nhận và yêu thương Macu – vợ tôi – đúng với sự thật của nàng, khi tôi cố gắng giúp đỡ nàng, khi tôi phát hiện ra rằng nàng là phản ảnh của hình ảnh Thiên Chúa, tôi cảm thấy mình là “Giáo Hội”.

Khi có người nghèo gõ cửa nhà tôi để xin ăn và tôi san sẻ của ăn cho họ, tôi lại xác tín mình đang là “Giáo Hội”. Khi tôi cố gắng giúp cho những người xung quanh được dễ chịu và hạnh phúc hơn đôi chút, tôi lại thấy mình là Giáo Hội của Ðức Kitô Phục Sinh.

Trong tư cách làm vợ, tôi đã có cảm thức mới thế nào là Giáo Hội. trước đây, tôi thấy Giáo Hội chỉ như một tổ chức hoặc một cơ chế trong đó có những điều răn được lập ra sẵn mà tôi phải tuân giữ, có những lễ mà tôi phải tham dự mỗi ngày Chúa Nhật; rồi tôi phải rước lễ trong mùa Phục Sinh, phải tham dự các tuần cửu nhật, phải đọc kinh trước bửa ăn…

Bây giờ tôi thấy Giáo Hội gần gũi hơn với cuộc sống của mình và tôi xác tính mình đang góp phần tích cực trong Giáo Hội.

Tôi không xem Giáo Hội chỉ là Hàng Giáo Phẩm. Tôi cũng không còn xem đó là một cơ chế cậy quyền và nhạt nhẽo nữa, đối với tôi. Giáo Hội đã trở thành một người bảo vệ và một cộng đoàn đang tự-thể-hiện-chính-mình. Có thể nói rằng khi tôi cảm nhận chúng tôi là Giáo Hội thì tôi cũng ý thức sâu sắc thế nào là được giải phóng và tự do: cùng với José và các con, tôi cảm thấy cần phải nỗ lực hơn nữa để chia sẻ cho những người chung quanh điều mình đã khám phá được: Chúng tôi là Giáo Hội của Ðức Kitô.

Tôi cũng là Giáo Hội khi gạt bỏ tự ái mà quyết định đối thoại sau khi cãi lộn gay gắt. Khi tôi quyết định yêu thật chứ không sống trong mộng mị, khi tôi chấm dứt cãi kiểu ừ hử qua loa và thật sự lắng nghe vợ mình, tôi thấy mình là “Giáo Hội”.

Chúng tôi cảm nghiệm Giáo Hội khi giáo dục con cái, khi trở thành bạn của chúng tôi để chơi đùa với chúng tôi, chấp nhận chúng và thông cảm chúng nhiều hơn.

Chúng tôi là Giáo Hội khi chúng tôi luôn cởi mở với bất cứ ai cần đến chúng tôi và chúng tôi đặt mình phục vụ họ, và khi chúng tôi đón nhận tình thương và sự giúp đỡ của người khác. Chúng tôi là Giáo Hội “tại gia” khi chúng tôi cầu nguyện với nhau và tha thứ cho nhau. Thật không dễ dàng. Vì tất cả những điều vừa nói trên, Chúng tôi phải chiến đấu để vượt qua những yếu đuối của mình hầu xây dựng một giáo hội tại gia đích thực, thậm chí có khi gặp thất bại và sơ suất.

Macu kết luận: Với sức mạnh chỉ có được nhờ cầu nguyện và nhờ chấp nhận chính mình, chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình, tôi đang xây dựng một Giáo Hội sao cho trở thành hình ảnh trung thực của Ðức Kitô. Khi tôi sửa soạn bữa ăn cho José với tất cả tình yêu – trong lúc anh trở về nhà bực mình với công việc của anh, tôi cảm thấy tôi là giáo hội cho anh, bởi vì Giáo Hội chính là biểu tượng và là lời nhắc nhở dây hôn nhân của chúng tôi, chính trong Giáo Hội đó, chúng tôi đã thề hứa giúp nhau hạnh phúc. Khi tôi tin cậy José, khi tôi trao hiến thân mình cho anh, khi tôi chia sẻ những buồn lo, những thất vọng, những thất bại và sự im lặng của anh… tôi cảm thấy chính mình là Giáo Hội.

 Trích Linh Ðạo Cho Giáo Dân Ngày Nay

LAY SPIRITUALITY TODAY

Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan

Chia sẻ Bài này:

Related posts