Có lẽ bạn cho đó là một câu hỏi “ngớ ngẩn”, vì ai là Kitô hữu cũng biết Ngài đến cứu độ nhân loại. Đúng vậy, nhưng vẫn có điều khác… Chúng ta đã đón lễ Giáng Sinh nhiều lần, nhưng có thể chúng ta chưa thắc mắc. Mời bạn khám phá điều mới lạ nhân dịp kính mừng lễ Giáng Sinh!
Thánh sử Gioan kể: Ông Philatô hỏi: “Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Ông Philatô nói với Người: “Sự thật là gì?” (Ga 18:37-38).
Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian?
Hằng năm, lễ Giáng Sinh đều đặt ra một câu hỏi: Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian? Hoặc: Ý nghĩa của Đức Giêsu Kitô là gì? Oặc mang tính cá nhân hơn: Người đàn ông này nên tạo sự khác biệt nào trong đời sống của tôi? Trong hôn nhân của tôi, trong đời tu của tôi, trong công việc của tôi, trong sự nhàn rỗi của tôi, trong suy nghĩ của tôi, trong cảm xúc của tôi, trong mọi sinh hoạt của tôi,…?
Khi Chúa Giêsu bị xét xử, Ngài đã trả lời rõ ràng cho chúng ta về câu hỏi đó: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật” (Ga 18:37). Sự Thật chính là Chân Lý.
Lời đó được Chúa Giêsu nói ra vào cuối đời Ngài, nhưng vẫn nói về lễ Giáng Sinh: “Tôi sinh sa vì lý do đó”. Vì vậy mà có lễ Giáng Sinh. Có lễ Giáng Sinh vì Chúa Giêsu đến làm chứng cho Sự Thật. Chúng ta hãy tập trung vào hai điều liên quan trong câu này, hai điều liên quan lễ Giáng Sinh, và kết thúc bằng lời động viên.
ĐIỀU LIÊN QUAN 1: Lễ Giáng Sinh nghĩa là có Sự Thật – Sự Thật mà mọi người nên tin.
Có Sự Thật đến từ bên ngoài thế giới này và cho thế giới biết ý nghĩa. Thế gian không làm nên Sự Thật này, cũng không định dạng hoặc thay đổi Sự Thật này. Đó là SỰ THẬT, không phải là một sự thật cho tôi và một sự thật khác cho bạ, nhưng là SỰ THẬT cho tất cả chúng ta. SỰ THẬT đó tuyệt đối và bất biến.
Có thể có một thế hệ hoặc một thế kỷ mà điều gợi ý của câu nói này không cần nhấn mạnh: Có Sự Thật, Sự Thật ngoài trí óc của chúng ta, Sự Thật mà chúng ta không tạo ra nhưng chúng ta phát hiện, Sự Thật mà chúng ta không thể kiểm soát nhưng quy phục. Cũng có thể có một thời gian chúng ta không coi điều này là một phần trong sứ điệp của Kitô giáo. Nhưng chưa phải là lúc này.
Người đương thời khước từ Sự Thật tuyệt đối
Ngày nay, lời xác định đơn giản này lại chính là lời mặc khải tuyệt vời và gây nhiều tranh luận. Nhiều người không tin như thế. Nếu ngày nay bạn muốn nói rằng có Sự Thật – Sự Thật mà mọi người nên tin và theo, rất có thể bạn bị coi là sai lầm và trái luân lý.
Người ta nói bạn sai lầm vì Thiên Chúa không trao sự tuyệt đối cho Sự Thật, hoặc nếu có Thiên Chúa thì không có cách để nhận biết Ngài làm gì và Ngài nghĩ gì. Người ta nghĩ việc Ngài làm cũng tốt như công việc của ai đó.
Bạn không chỉ bị coi là sai lầm, bạn còn bị coi là trái luân lý nếu bạn cứ khăng khăng cho rằng có Sự Thật tuyệt đối. Tại sao? Vì để nói có Sự Thật tuyệt đối sẽ gây khó chịu và định kiến với điều người khác nghĩ.
Ngày nay, luân lý được xác định theo tính tương đối. Nếu bạn không tin Sự Thật mà bạn thấy thì sẽ buộc tội chính mình, rồi bạn khiêm nhường, sống tốt và có luân lý. Nhưng nếu bạn tin Sự Thật mà bạn thấy thì sẽ kết tội mình, rồi bạn kiêu ngạo, cố chấp và trái luân lý. Ngày nay, nhân đức và luân lý đòi hỏi tính tương đối.
Với thế giới của thế kỷ 21 này, Chúa Giêsu cũng vẫn nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật”. Đó là thế giới mà sứ điệp của Ngài bị vô hiệu hóa ngay trước khi được nói ra, vì SỰ THẬT bị coi là nguồn gốc của niềm tin mù quáng (bigotry), sự cố chấp và định kiến. Nhưng về mặt khác, tính tương đối được coi là mẹ đẻ của lòng tôn trọng văn hóa, sự khoan dung và hòa bình.
Tràn lan quan điểm tương đối về Sự Thật
Nói cách khác, sứ điệp của Kinh thánh về lễ Giáng Sinh ngày nay tại Hoa Kỳ không chỉ gặp trở ngại là Đức Kitô bị bỏ ra ngoài lễ Giáng Sinh, mà còn có vấn đề nghiêm trọng hơn là Sự Thật cũng bị bỏ ra ngoài thực tế. Rất nhiều người cho rằng không còn Sự Thật tuyệt đối nữa. Họ không tìm kiếm SỰ THẬT có ý nghĩa đối với cuộc sống và lịch sử.
Thay vì người ta cố gắng trải nghiệm cuộc sống ở mức trọn vẹn và gọi sự trải nghiệm này là SỰ THẬT đối với họ, chứ không là Sự Thật tuyệt đối, chỉ là sự thật đối với họ thôi. Hướng dẫn chung trong văn hóa này đơn giản lắm: “Hãy bỏ con khỉ xuống khỏi lưng!”. Nếu điều đó tác dụng đối với bạn thì rất tốt. Nhưng đừng đặt nó lên người bạn nữa.
Chúng ta cần biết quan điểm về Sự Thật này như thế nào trong đời sống phụ nữ Mỹ ngày nay. Nó ảnh hưởng nhiều hoặc ít. Bạn có thể thấy nó trong nhà thờ, nơi người ta cũng không muốn nghĩ về sự tuyệt đối của Kinh thánh. Hãy nghe Alan Bloom nói trong cuốn sách bán chạy như tôm tươi của ông là cuốn The Closing of the American Mind, tr. 25,
Có một điều mà giáo sư có thể chắc chắn: Hầu như mỗi sinh viên đại học đều cho rằng Sự Thật chỉ tương đối thôi. Nếu sự thật này được trắc nghiệm, người ta có thể tính theo phản ứng của sinh viên: Họ sẽ không hiểu. Bất kỳ ai cũng nên coi [tính tương đối] không là điều hiển nhiên làm họ ngạc nhiên, như thể họ đang tính toán 2 + 2 = 4. Đây là những điều bạn không hề nghĩ tới. Nền tảng của sinh viên cũng đa dạng như những điều Hoa Kỳ có thể cung cấp. Một số người có tín ngưỡng, một số người vô thần; một số người theo cánh Tả, một số người theo cánh Hữu; một số người muốn làm khoa học gia, một số người muốn làm người hoạt động vì nhân quyền, làm chuyên gia hoặc thương gia; một số người nghèo, một số người giàu. Họ chỉ kết hợp theo tính tương đối của họ và trung tín với sự bình đẳng. Hai cái đều liên quan trong khái niệm luân lý. Tính tương đối của sự thật không là sự thấu hiểu lý thuyết mà là nguyên lý luân lý, tình trạng của một xã hội tự do, hoặc họ hiểu điều đó.
Bản chất tự mâu thuẫn của tính tương đối
Xã hội của chúng ta là thế. Vấn đề về thuyết tương đối này là nó tự mâu thuẫn và không thuộc về Kinh thánh.
Thuyết tương đối tự mâu thuẫn. Nếu bạn nói: “Không có Sự Thật tuyệt đối để người ta nên tin”, bạn tự mâu thuẫn với chính mình, vì bạn nói rằng bạn muốn người khác tin, nhưng câu đó lại không có điều mà người ta nên tin. Sự ẩn giấu của thuyết tương đồi là nó muốn tương đối hóa yêu cầu của mọi người đối với sự thật, nhưng không là chính nó.
Điều này có trong thực tế “thật”. Hai tuần trước, tại Atlanta có khoảng 500 giáo sĩ và tu sĩ đã họp nhau để thảo luận về cách cứu vãn trong phong trào ủng hộ sự sống mà người ta muốn đóng cửa các điểm phá thai bằng cách. Những người ủng hộ sự sống ở Atlanta kêu gọi chống phản đối và phân phát tờ rơi.
Người ta lưu ý thông điệp: “Hãy bảo vệ Quyền Sinh Sản” (Defend Reproductive Rights). Nói cách khác, nếu những người ủng hộ sự sống muốn coi phôi thai là con người có quyền sống, họ có thể có, nhưng đừng đặt con khỉ lên lưng phụ nữ của đất nước này. Đó là quan điểm cá nhân và tôn giáo. Đó là tương đối.
Ở phía dưới tờ rơi có hàng chữ lớn: “CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG THA THỨ CHO TÍNH CỐ CHẤP!”. Bạn có hiểu điều đó là gì? “Sự khoan dung” là cái tương đương về luân lý của tính tương đối. Nếu sự thật là tương đối và không tuyệt đối, nên có sự khoan dung hoàn toàn. Nhưng để làm co sự thật luân lý này stick, bạn phải đặt sức mạnh tuyệt đối phía sau nó. Câu “chúng tôi sẽ không tha thứ cho tính cố chấp” là điều tương đương của câu “Chúng tôi loại bỏ những điều tuyệt đối!”. Đó là tự mâu thuẫn. Đó là minh chứng rằng chúng ta không thể sống thiếu Sự Thật tuyệt đối.
Cũng chẳng ngạc nhiên khi tuyết tương đối không thuộc về Kinh thánh. Chúa Giêsu nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian để làm chứng cho sự thật”.
Điều liên quan thứ nhất về lễ Giáng Sinh là có Sự Thật – Sự Thật này đến từ Thiên Chúa, Đấng ở ngoài trái đất và cho thế giới biết ý nghĩa của Sự Thật; Sự Thật này tuyệt đối và bất biến; Sự Thật mà mọi người nên tìm kiếm để tin tưởng và quy phục.
ĐIỀU LIÊN QUAN 2: Lễ Giáng Sinh nghĩa là Chúa Giêsu đến làm chứng cho Sự Thật – Ngài là nhân chứng chính.
Làm sao nghe lời chứng của Chúa Giêsu ?
Chúa Giêsu đã đi. Cái gì trở thành lời chứng đó? Câu hỏi này dành cho chúng ta. Chưa đủ để nói rằng Ngài đã gởi Thần Khí đến thay vào vị trí của Ngài. Đó là chủ yếu. Chúng ta tin Ngài có. Nhưng Chúa Giêsu nói rằng Ngài sinh ra trong thế gian để làm chứng cho Sự Thật. Nếu chúng ta muốn nghe lời chứng rằng Chúa Giêsu đã đến trao ban Sự Thật, chúng ta phải trở lại thời gian Ngài hiện diện và mặc xác phàm, khi Ngài bước đi, nói, lao động, yêu thương và chịu chết. Đó là những gì chúng ta phải thấy và phải nghe.
Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Giả sử bạn nói: “Tôi biết tôi cần khám phá và sống theo SỰ THẬT. Tôi biết thuyết tương đối không thực sự tác dụng. Nhưng làm sao tôi có thể có chứng cớ về Chúa Giêsu? Làm sao tôi có thể chắc chắn Kinh thánh có chứng cớ thật về Chúa Giêsu? Làm sao tôi chắc chắn chứng cớ về Chúa Giêsu là thật?”.
Bạn hãy đọc 1 trong 4 Phúc Âm và bắt đầu lắng nghe các lời chứng về Chúa Giêsu trong đó. Bạn hãy cầu xin Chúa giúp bạn hiểu Sự Thật. Bạn hãy nhìn những việc Ngài làm, lắng nghe điều Ngài nói, và nghĩ về thái độ của Ngài. Bạn hãy nhận định về các tác giả Phúc Âm và về chính Chúa Giêsu đã có tính chính trực hoặc úy tín dù thiên hạ là những người gian trá, nghèo khổ hoặc sùng kính.
Thông điệp tự minh chứng của Kinh thánh
Tôi tin rằng Thiên Chúa đã làm cho chúng ta phụ thuộc vào Kinh thánh đối với lời chứng về Chúa Giêsu ngày nay vì Kinh thánh có sức mạnh thuyết phục người ta rằng lời chứng về Chúa Giêsu là thật.
J. B. Phillips dịch Tân ước từ bản tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh hiện đại từ 40 năm trước và sau đó nói: “Tôi cảm thấy như việc đi lại đường dây điện cho một ngôi nhà cổ mà không thể tắt nguồn chính” (Letters to Young Churches, London, 1947, trang xii).
Khi hoàn tất bản dịch, dịch giả Phillips nói: “Có sự chân thật và sự giản dị như trẻ con, hiệu quả tổng thể rất nhiều. Không ai có thể bỏ qua những điều như vậy với sự kiện thật ở phía sau” (The Ring of Truth, London, 1967, trang 58).
Điều tôi đang nói đây là cách bạn tin lời chứng bằng cách nghe và hiểu nếu bạn cảm thấy Ngài đang nối kết với bạn hoặc nếu Ngài có “Chiếc Nhẫn Sự Thật”. Đó là điều bạn phải làm với Phúc Âm. Tiến sĩ E.V. Rieu là một học giả đã chuyển ngữ thơ cổ của thi sĩ Homer 4 cuốn Phúc Âm từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh hiện đại.
Ông nói: “Tôi cảm thấy sâu xa rằng tôi có thể hy vọng. Điều đó đã… thay đổi tôi; công việc của tôi đã thay đổi tôi. Tôi kết luận rằng những lời đó mang dấu ấn của Con Người Giêsu và Thiên Chúa. Đó là Magna Carta (hiến pháp cơ bản) của tâm linh con người” (The Ring of Truth, London, trang 56).
Nói cách khác, nếu bạn đọc Phúc Âm khi những điều đó có trong Kinh thánh, đồng thời cởi mở và chăm chú lắng nghe, sẵn sàng thực hiện Sự Thật nếu bạn thấy, lời chứng cảu các tác giả và lời chức về Chúa Giêsu sẽ cho bạn điều đáng tin.
Giáng Sinh nghĩa là Chúa Giêsu sinh ra và đến trong thế gian để làm chứng cho Sự Thật. Lời chứng về việc Ngài làm và lời Ngài nói được lưu lại trong Phúc Âm. Hãy đọc đi đọc lại với tâm hồn mở rộng, bạn sẽ biết được SỰ THẬT mà Chúa Giêsu đã đem đến.
LỜI ĐỘNG VIÊN: Đừng xử sự như Philatô khi bạn nghe nói về Sự Thật!
Khi bạn nghe Sự Thật, bạn đừng như Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Sự thật là gì?” (Gga 18:38).
Nếu Philatô đã nghe trước đó khi chúng ta phê bình tính tương đối của sự tự mâu thuẫn, tôi nghĩ ông ta có thể nói: “Tôi không bao gồm trong lời phê bình của bạn vì tôi không nói sự thật là tương đối, và tôi cũng không nói sự thật là tuyệt đối, mà tôi chỉ nói tôi không biết sự thật là gì. Sự thật có thể là tương đối, cũng có thể là tuyệt đối, nhưng tôi không biết. Và như vậy, tôi không thể bị kết tội tự mâu thuẫn vì tôi không biết. Thế nên tôi trì hoãn việc xét xử”.
Có thể bạn không kết án Chúa Giêsu không phải vì bạn nghĩ Ngài không thật mà chỉ vì bạn kông biết. Bạn sống với sự lưỡng lự về vấn đề đó.
Bạn có nghi ngờ sự phán đoán và viện cớ không biết về các vấn đề quan trọng? Hay bạn chỉ lưỡng lự những vấn đề có vẻ không quan trọng hoặc khó xử đối với bạn?
Tôi chưa gặp hoặc nghe nói về một người gặp rắc rối trong việc tin những điều tuyệt đối về luân lý khi người đó bị đấm vào mặt. Người đó chắc chắn rằng kẻ tấn công mình hoàn toàn có tội. Nếu quan tòa xử người đó vô tội vì sự thật chỉ tương đối và việc bị đấm vào mặt là tốt cho bạn, bạn không thể để những điều tuyệt đối của con khỉ lên lưng bạn, và bạn sẽ nói rằng quan tòa đó tồi tệ.
Có thể Philatô nói: “Tôi không biết sự thật tuyệt đối là gì, và tôi nghĩ mình không thể tìm được sự thật đó”. Chính chúng ta cũng có thể nói như vậy! Nhưng khi mối quan tâm của bạn gặp nguy hiểm, bạn thực sự sẽ không hành động như thể bạn không biết sự thật. Chúng ta có những cách kết án rất mạnh khi tài sản của chúng ta có nguy cơ, phải không? Lạ thay là thuyết bất khả tri và thuyết tương đối (agnosticism and relativism) lại bị “thổi bay” khi quyền lợi và cuộc sống của chúng ta còn mơ hồ!
Mùa Giáng Sinh này, bạn hãy nhận biết đòi hỏi của Chúa Giêsu đối với Sự Thật. Đó là vấn đề Sự Sống Đời Đời và Sự Chết. Một lần khác, Chúa Giêsu đã nói: “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người, thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. Ai tự mình giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình, thì là người chân thật, và nơi người ấy không có gì là bất chính” (Ga 7:16-18).
Chúa Giêsu không sinh ra để giữ bí mật về Sự Thật của Thiên Chúa. Ngài sinh ra và đến thế gian để làm chứng cho Sự Thật, Sự Thất hoàn toàn bất biến của Thiên Chúa. Hãy nhận biết mức độ nguy cơ. Hãy đọc Phúc Âm. Rồi bạn sẽ nhận biết Sự Thật, và chính Sự Thật sẽ giải thoát bạn!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ DesiringGod.org)
Giáng Sinh 2012