Vâng kính thưa quý vị, thưa các bạn. “ Phêrô ” có nghĩa là ”Đá Tảng”, đó là tên mà chính Chúa Giêsu đã đặt cho thánh Phêrô ( Mt 16, 18).
Vậy thì “Đá Tảng” Phêrô chính là “Tảng Đá Hội Thánh “ mà Chúa Giêsu đã thiết lập ngay tại trần gian nầy, hầu chính là Bước Đầu của NƯỚC TRỜI mai sau. Từng Lời rao giảng của Chúa Giêsu đều quy chiếu về Nước Trời. Nhưng trong muôn người, mỗi người mỗi đặc sủng, mà Bài đọc I hôm nay ( Is 22, 19- 23) cho chúng ta biết ý nghĩa: “Cho ai nấy được”. Vâng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, nhưng Ngài cũng rất mực công minh. Ngài không theo ý muốn của loài người, nhưng luôn thực thi theo kế hoạch của Ngài, vì Ngài là Thiên Chúa.
Theo đó, chúng ta thấy việc thánh Phêrô tuyên xưng đức tin, thì không phải do bởi xác thịt, mà là do bởi Thần Khí. ( Mt 16, 17). “ Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống ” ( Mt 16 ,16).
Như vậy, lời tuyên xưng của thánh Phêrô vào Chúa Giêsu, không phải do bởi phàm nhân, mà do bởi Thiên Chúa mặc khải. Qua đó, chính nhờ lời tuyên xưng nầy, Chúa Giêsu đã nói với Phêrô : “Này anh Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.” ( c 17)
Từ đó, chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu đã nói : ” Phàm ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì thầy sẽ tuyên xưng kẻ ấy trước mặt Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” ( Mt 10 , 32); ( Lc 12, 8).
Theo đó, Đọan Tin Mừng hôm nay có nhiều ý nghĩa để chia sẻ, nhưng ý nghĩa chủ chốt là chúng ta nhận ra và tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời , mà còn bằng cả cuộc sống nữa. Vì chúng ta thấy, Chúa Giêsu luôn đề cập đến điều kiện ban thưởng cho những ai bước theo Người. Điều đó cũng là lẽ công bình của Thiên Chúa. Như : “Ai muốn theo Ta , hãy từ bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo ” ( Lc 9, 23). Nhưng ai đã bỏ mọi sự mà theo Người thì sẽ được lời lãi gấp trăm ngay cả đời nầy và nhất là đời sau. ( Lc 18, 29- 30)
Chúng ta thấy, hình ảnh thánh Phêrô, một nhận vật cột trụ của giáo hội, cũng nhờ bởi lòng tuyên xưng trên. Nhưng con người Phêrô, không phải là con người “Đá Tảng”, bởi vì ông đã mang tội chối Thầy. Nhưng đó là con người Phêrô, còn thánh nhân Phêrô thì vững như bàn thạch , bởi vì chính Chúa Cha đã chọn ông. Từ đó, cho chúng ta một sự “phân biệt “, đó là khi chúng ta ” không có “ và khi chúng ta “ có “ Thiên Chúa. Hình ảnh thánh Phêrô không phải là hình ảnh của riêng ai, không phải dành riêng cho Đức Giáo Hoàng, hay Giám Mục, Linh mục, mà là dành cho những ai bước theo Chúa Kitô. Vì trước khi trở thành hàng giáo sĩ, thì phải là người Kitô hữu. Từ đó, cho dù là thiếu can đảm , sợ hãi, dẫn đến chối Chúa đi nữa, thì chúng ta hãy nhớ hình ảnh ăn năn, khiêm tốn , sửa mình đến thật lòng như thánh Phêrô. Hay khi chúng ta can đảm tuyên xưng Chúa Giêsu, thì chúng ta không tự cao, tự đại, mà chúng ta hãy nhớ lại những lúc chúng ta yếu đuối, sắp chìm, lúc chúng ta chối bỏ Chúa. Như vậy, thánh Phêrô thật là một con người đặc biệt, một phong cách trung thực thẳng thắn, nhưng nhiều lần yếu đuối, nhưng lại mạnh tin.
Rõ ràng , Thiên Chúa muốn chọn những người có phong cách cách “PHÊ-RÔ” để lãnh đạo Giáo Hội, hầu những giai đoạn phong ba, bão táp, hay lúc bình yên, hoặc lúc nguy khốn của Giáo Hội , chúng ta đừng quên và đừng phủ nhận “PHONG CÁCH PHÊRÔ” là vị Thuyền Trưởng thay mặt Chúa Giêsu ở trần gian nầy.
Vậy, Tin Mừng ( Mt 16, 13 -20) hôm nay có thể chia ba phần.
1/ Bối cảnh và địa danh Phêrô tuyên xưng Đức Tin ( Mt 13, 13- 15)
2/ Phêrô tuyên xưng đức tin ( c 16 )
3/ Chúa Giêsu khen Phêrô, tuyên bố thành lập Giáo Hội và trao quyền cho thánh Phêrô ( c 17 -20)
Như vậy, phần thứ ba là phần nói về Quyền bính của Giáo Hội và Nước Trời.
a/ Sự Tháo cởi và Cầm Buộc :
Quyền bính của Giáo hội là quyền bính của Phêrô, quyền bính của Phêrô là quyền bính của Giáo Hoàng, quyền bính của Giáo Hoàng là quyền bính của Đức Kitô, mà quyền bính của Đức Kitô là “Phục Vụ “. Vâng, “PHỤC VỤ” là “QUYỀN BÍNH ” lớn nhất , vì : “Thầy đến không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình, để làm giá chuộc mọi người.” ( Mt 20, 28): ( Mc 10, 45)
Vì quyền bính được xây dựng trên sự phục vụ, thì quyền bính ấy như tòa nhà được xây trên “ĐÁ TẢNG”.
b/ Nước Trời:
Vâng, đoạn nầy có nói đến Nước Trời, ( trên trời, dưới đất ) vậy, Nước Trời, Thiên đàng, Vương Quốc Vĩnh Cửu, hay Thiên Quốc, có nghĩa là “Đường Lối “ hay “ Kế Hoạch ”của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, đó là “THIÊN ĐỊNH”, ý muốn của Thiên Chúa. Những từ ngữ nầy để chỉ nơi có Thiên Chúa “NGỰ TRỊ”, chứ không nói theo ý nghĩa địa lý. Có thể hiểu : Dưới Đất: là Trần Gian. Trên Trời : là Thiên Đàng. Nhưng, Thiên Đàng không phải là ở “Trên Trời” theo nghĩa cao, thấp, mà “THIÊN ĐÀNG” có nghĩa là: “ĐƯỜNG LỐI” của Thiên Chúa. Nơi có Thiên Chúa ngự trị, là nơi ý định của Thiên Chúa được thực thi. Vì Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, nên ở đâu có Thiên Chúa, thì ở đó có sự sống. Chứ không tính theo địa lý. Vì Thiên Đàng được xem như là nơi vĩnh cửu, vì nơi đó có Thiên Chúa. Vì thế, khi nói đến Nước Trời là từ ngữ dùng để rao giảng tại thế , chứ không phải là ”TỤC HÓA “như có tác giả đã viết. Còn khi nói về Thiên Đàng chính là Nước Trời mai sau. Khi đến trần gian rao giảng Nước Trời. thì Chúa Giêsu đã rao giảng một thứ Nước Vĩnh Cửu, Nước Hằng Sống, là chính Chúa. Vậy, Nước Trời không phải là ở trên trời theo ý nghĩa địa lý, mà là chính Chúa Giêsu Giêsu. Chúa Giêsu khi đến trần gian, Người rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, là Nước Trời đối với ai tin và thực thi. Vì vậy, Nước Trời mà Người rao giảng tại trần gian là bước đầu của Thiên Đàng mai sau, là khởi sự của một Vương Quốc đời đời, đó làThiên Quốc, Vương Quốc có Thiên Chúa ngự trị. Chứ Nước Trời hay Thiên Đàng không phải là hai nơi, nhưng để dễ hiểu, Nước Trời là sự rao giảng tại thế, cho thế nhân. Còn Thiên Đàng là Nước Trời dành cho thánh nhân. Đó là theo ngôn ngữ dễ hiểu của nhân thế. Không có gì phải lả “vấn đề” cả.
Còn theo ý một tác giả viết : “Tôn giáo không phải triết học, nhưng cũng chẳng phải mê tín dị đoan. Lấy triết /thần học để đem ra phê phán nầy nọ là chẳng hiểu biết gì về đạo Chúa… Chính bởi cứu cánh của đạo là sống với Tâm Vô Phân Biệt, thế nên Đức Kitô mới truyền dạy chúng ta cần thực hiện đạo lý ấy trong việc làm cũng như cầu nguyện…”
“ Thiên Đàng rõ ràng là một nơi chốn chứ không phải chỉ là … tình trạng lúc có, lúc không hoặc còn tệ hơn lại còn phủ nhận nó thì làm sao con người có thể tin được lời hứa của Đức kitô với các Tông Đồ trước khi Ngài đi nộp mình chịu chết…” ( Tác giả PHÙNG VĂN HÓA ngày 13/08/2014, posted by Legio- Mariae )
Mặc nhiên, không có một người Công Giáo nào không tin là không có Thiên Đàng. Như thánh Phao-lô nói : “ Gỉa sử không có Nước Trời thì, những ai tin vào Đức Kitô- Giêsu là kẻ đáng thương nhất thế giới…” ( 1Cr 15, 19). Vậy ,” Nếu ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa “ ( 1Cr 2, 31)
Thánh vịnh 137 , c 1- 2. 5-6 hôm nay cảm tạ và ca ngợi tình thương của Thiên Chúa như sau : “Tôi hết lòng cảm tạ, hỡi Chúa,
lời tôi nguyện Ngài đã khấng nghe,
trước mặt thiên sứ ca vui.
Xin Chúc tụng tán dương Danh Chúa:
Vì nhân hậu tín nghĩa của Ngài, vì lời hứa,
vì danh uy, khiến nên cao quý chẳng chi sánh tày” ( c 1-2).
Cùng với tâm tình Thánh Vịnh hôm nay, thánh Phao-lô đã nói : “ … Quyết định của Người, ai dò thấu ! Đường lối của Người ai theo dõi được …” ( Rm 11, 33b )
Vì thế, Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, khôn ngoan và thông suốt, “ ĐƯỜNG LỐI “ Chúa, ai dò thấu, tình thương của Ngài ai sánh bằng. Dù Thiên Đàng hay hỏa ngục, trần tục hay Thiên quốc, không quan trọng. Nhưng nơi nào có Thiên Chúa là có “ĐƯỜNG LỐI”của Ngài. Xin dạy bảo con thực thi “ĐƯỜNG LỐI” Chúa ./. Amen
24/08/2014
P.Trần Đình Phan Tiến