Cho đến khi Người từ cõi chết sống lại

Kính thưa quý vị, câu Lời Chúa trên đã làm cho các môn đệ của Chúa Giêsu khó hiểu. Tại sao vậy, thưa quý vị ? Vâng đây là vế thứ hai của (câu 9b), nguyên câu là : “ Đng nói cho ai hay th kiến y…”

Vâng, hôm nay là Chúa Nhật II Mùa Chay là lễ Chúa Giêsu Biến Hình trên núi Tabor. Ngày nay, Núi Thánh Tabor không quá xa lạ với những du khách, nhất là những du khách là Linh mục, tu sĩ. Ai có dịp sang Đất Thánh, hẳn nhiên không thể không tò mò muốn viếng thăm Núi Tabor. Một linh địa mà Đoạn Tin Mừng hôm nay trình thuật.

Vâng, trước khi Chúa Giêsu chịu Tử Nạn thì Mầu Nhiệm Tabor không được tiết lộ. Nhưng hôm nay, chúng ta được phép chia sẻ mầu nhiệm Núi Tabor. Vậy mầu nhiệm và ý nghĩa Núi Tabor nói lên điều gì ? Vâng, trước hết về mầu nhiệm thì không ai có thể hiểu được, nếu Thiên Chúa không mặc khải cho. Về  ý nghĩa thì , sau khi được mặc khải con người có thể hiểu được mầu nhiệm mà đôi khi các thiên thần cũng không thể hiểu được.

Hôm nay, chúng ta được phép cùng Chúa Giêsu và các môn đệ lên Núi Thánh Tabor để chiêm ngưỡng , để hiểu ra mầu nhiệm cao siêu nầy.

Trước hết, chúng ta thấy Tin Mừng Chúa Nhật II MC ( Mt 17, 1-9) hôm nay, nội dung và tình tiết hoàn toàn khác với Tin Mừng Chúa Nhật I MC tuần trước.

Cho thấy:

–          Chúa Giêsu Hoàn toàn biu l Thiên Tính

–          Thông hip vi Ba Ngôi Thiên Chúa

–          Chính Chúa Cha gii thiu Chúa Giêsu cho loài ngưi

–          Hip thông gia Cu Ứớc và Tân ơc

–          Chun b cho cuc Vưt Qua ca Chúa Giêsu

–          Loan báo nhim cc mi

–          Bt c ai tin vào Chúa Giêsu cũng s đưc biến đi( cng c nim tin vàoChúa Giêsu)

Vâng , Lễ Chúa Giêsu Biến Hình, theo bậc lễ, không phải là lễ trọng. Nhưng theo đặc tính thì vô cùng quan trọng bởi các ý nghĩa nêu trên. Vì tuần trước, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu quỷ cám dỗ là nói lên thân phận con người của chúng ta, mầu nhiệm Chúa Giêsu làm Người là nói lên đặc tính yếu đuối, kiếp người nếu không có Thiên Chúa thì con người phải chịu sự nô lệ của satan, tội lỗi là kiếp nô lệ cho satan. Vậy, muốn thoát khỏi thế lực tội lỗi, con người cần ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phước đức.

Nên chi, lễ Chúa Giêsu biến hình hôm nay, trước hết là biểu lộ vinh quang, để củng cố niềm tin, nhưng những sự kiện ấy chỉ tỏ ra cho một số môn đệ yêu dấu, chưa mặc khải công khai.

Khởi đi từ bài đọc I hôm nay ( St 12, 1-4a), Thiên Chúa đã kêu gọi tổ phụ Apraham, chọn ông để trở thành tổ phụ của một dân thánh, dân của một niềm tin. Thiên Chúa đã chọn một con người cụ thể , bằng xương bằng thịt, để biểu lộ tình thương. Từ đó, sẽ có một dân thánh, gọi là dân riêng của Thiên Chúa, và Apraham được gọi là tổ phụ của lòng tin.

Dù là tổ phụ của lòng tin và được Thiên Chúa ưu tuyển như vậy, nhưng tổ phụ Ápraham cũng vẫn phải trông đợi Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa làm Người đến để giải thoát, để đem ơn cứu độ đến cho nhân loại. Chúng ta thấy, hình bóng Moise và Elia trong Cựu Ứơc chính là hình bóng Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô sẽ đến trong trân thế. Nhưng tất cả những nhân vật ấy dù có tiếng tăm đến đâu cũng chỉ là nhân loại, là phàm nhân. Nhưng khi Đấng Cứu Thế đến, mới thật sự là Con Thiên Chúa.

Tiếp nối bởi bài đọc II hôm nay ( 2Tm 1, 8b-10), thánh Phaolo cho chúng ta biết : “… Chính Đc Kitô đã tiêu dit thn chết, và đã dùng Tin Mng đ làm cho sáng t phúc trưng sinh bt t ( c 10).Và như vậy, những ai đã từng bước tới cái chết, kể cả thánh tổ phụ Ápraham cũng chưa có người nào từ cõi chết sống lại.

Nên chi, hôm nay khi những người được Đức Kitô kêu gọi và đi theo Người, cụ thể là các môn đệ được Chúa Giêsu đem theo đưa lên Núi Thánh để được diện kiến Mầu nhiệm Biến Hình của Thầy mình, cũng nghĩ rằng Chúa Giêsu không chết, có nghĩa là Người đến thế gian để biểu lộ uy quyền của Thiên Chúa theo nghĩa đen. Vì vậy các ông rất bỡ ngỡ về thị kiến biến hình của Chúa Giêsu và về sự cấm đoán của Người: không được tiết lộ cho ai biết về thị kiến ấy.

Sự kiện Biến Hình hôm nay,  Ba Tin Mừng Nhất lãm đều có tường thuật lại, nhưng riêng Tin Mừng ( Mc 9 ,10) thì ghi rõ sự thắc mắc của các môn đệ về câu nói : “t cõi chết sng li” nghĩa là gì? Vâng, xin mượn ý tưởng nầy của thánh Mác-cô để dẫn chứng đoạn Tin Mừng hôm nay với chủ đề trên: “ … cho đến khi Ngưi t cõi chết sng li “ . (Mt 17, 9)

Trong khi Chúa Giêsu chuẩn bị cuộc hành trình lên Giêrusalem để chịu tử nạn, thì trước lúc đó Người đưa ba môn đệ lên núi để được chiêm ngưỡng vinh quang  của Người hầu củng cố lòng tin cho các ông, thì các ông hoàn toàn ngây thơ chưa hiểu gì. Tóm lại : Đức Kitô phải bước qua Thập giá rồi mới vào vinh quang phục sinh. Nhưng Thập giá là của nhân loại, của chính mỗi người chúng ta, không phải là của chính Chúa Giêsu – Kitô. Thập gía mà Chúa vác là của chính chúng ta, cái chết mà Người chịu là của chính chúng ta. Vì vậy, Người chết cho chúng ta và chết vì chúng ta để trả lại cho chúng ta sự sống muôn đời. Đó là ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa Giêsu biến hình hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biểu lộ Thiên Tính của Người, bởi mầu nhiệm Biến Hình trên núi Tabor, hầu củng cố niềm tin cho chúng con. Xin cho chúng con biết tín thác vào Chúa và vâng nghe Lời Chúa như Lời Chúa Cha giới thiệu, hầu mang lại ơn cứu độ cho chúng con. Chúng con tuyên xưng Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./. Amen

16/03/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment