BÀI GIẢNG ĐTC PHANXICÔ
TRONG BUỔI CỬ HÀNH CHÚA NHẬT LỄ LÁ CỦA CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA
Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, 5 tháng Tư, 2020
Chúa Giêsu đã “đã trút bỏ chính mình, mặc lấy thân phận của một tôi tớ’ (Phil 2:7). Chúng ta hãy để cho những lời này của Tông Đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh này, khi lời của Thiên Chúa, như một điệp khúc, giới thiệu Chúa Giêsu như người tôi tớ:
trong Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã đóng vai của người đầy tớ rửa chân cho các môn đệ của mình,
Thứ Sáu Chịu Nạn, Người đã được giới thiệu như một người tôi tớ đau khổ và chiến thắng (cf. Is 52:13);
và ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri của Isaiah về Người: “Này đây tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ” (Is 42:1).
Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta.
Chúng ta thường nghĩ mình là những kẻ phục vụ Thiên Chúa.
Không phải vậy.
Người là Đấng hoàn toàn tự do chọn lựa để phục vụ chúng ta,
vì Người yêu thương chúng ta trước.
Thật là khó để yêu mà không được yêu.
Và nó càng trở nên khó khăn hơn để phục vụ nếu chúng ta không để mình được phục vụ bởi Thiên Chúa.
Nhưng – một câu hỏi – Chúa đã phục vụ chúng ta như thế nào?
Bằng cách hiến mạng sống mình vì chúng ta. Chúng ta đáng yêu đối với Người; Người đã trả giá rất đắt vì chúng ta.
Thánh Angela thành Foligno kể đã có lần nghe Chúa Giêsu nói: “Tình yêu Cha đối với con không còn là cái ách nặng nề”.
Tình yêu Người dành cho chúng ta đã đưa Người đến chỗ hy sinh chính mình và mang lấy trong mình tội lỗi chúng ta.
Điều này khiến chúng ta ngạc nhiên:
Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng cách mang lấy trong mình tất cả hình phạt vì tội lỗi chúng ta. Không một lời ca thán, nhưng với lòng khiêm nhường, nhẫn nại và vâng phục của một người tôi tớ, và bằng một tình yêu thuần khiết.
Và Chúa Cha đã hỗ trợ Chúa Giêsu trong việc phục vụ của Người. Chúa Cha đã không lấy đi sự dữ đã nghiền nát Người, nhưng là tăng thêm sức mạnh trong sự đau khổ của Người, để nhờ đó sự dữ của chúng ta được chiến thắng bằng điều thiện, bằng một tình yêu, yêu cho đến tận cùng.
Chúa đã phục vụ chúng ta ở điểm cảm nhận những tình trạng đau khổ nhất của kẻ Người yêu: bị phản bội và bỏ rơi.
Bị phản bội. Chúa Giêsu đã đau khổ vì bị môn đệ phản bội, kẻ đã bán Người và bởi môn đệ, người đã chối Người.
Người đã bị phản bội bởi dân chúng, những kẻ đã tung hô Người, nhưng rồi lại hô to: “Đóng đinh nó đi!” (Mt 27:22).
Người bị phản bội bởi tổ chức tôn giáo đã kết án Người một cách bất công, và bởi tập quán chính trị cho phép rửa tay về Người.
Chúng ta có thể nghĩ đến tất cả những hính thức phản bội lớn cũng như bé mà chúng ta đã gánh chịu trong cuộc sống. Thật là ghê gớm để khám phá ra rằng khi sự tin tưởng được xác định chắc chắn đã bị phản bội.
Từ tận cùng trái tim chúng ta, một sự bất mãn đã nổi lên mà nó có thể khiến đời sống này xem như vô nghĩa. Điều này xảy ra bởi vì chúng ta đã được sinh ra để được yêu và để yêu, và điều đau khổ nhất là bị phản bội bởi những người đã hứa trung thành nhưng rồi bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta ngay cả cũng không tưởng tượng nổi sự đau khổ như thế nào đối với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu.
Chúng ta hãy nhìn sâu vào nội tâm. Nếu chúng ta thành thật với chính mình, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều bất tín của chúng ta.
Biết bao điều sa ngã, giả hình và tráo trở! Biết bao chủ ý tốt bị phản bội! Biết bao lần thất hứa! Biết bao điều quyết tâm đã bị bỏ giở!
Chúa biết tâm hồn chúng ta hơn chúng ta biết nó. Ngài biết chúng ta yếu đuối và bất nhất như thế nào. Bao nhiêu lần chúng ta sa ngã, và vất vả như thế nào để chúng ta đứng dậy, cũng như khó khăn ra sao để chữa lành những vết thương ấy.
Và những gì Ngài đã thực hiện để đến gần giúp đỡ và phục vụ chúng ta? Ngài đã nói với chúng ta qua lời Tiên Tri: “Ta sẽ chữa lành sự bất trung của chúng. Ta sẽ yêu thương chúng một cách say đắm” (Hos 14:5).
Ngài chữa lành chúng ta bằng cách mang lấy vào Ngài sự bất trung của chúng ta và mang lấy từ chúng ta sự bội phản của chúng ta. Thay vì bị mất can đảm do sợ hãi về sự sa ngã, chúng ta giờ đây có thể nhìn lên thập giá, cảm nhận vòng tay âu yếm của Ngài, và thưa: “Đây là sự bất tín của con, xin hãy nhận lấy hỡi Chúa Giêsu. Xin hãy mở đôi tay của Ngài cho con, Chúa phục vụ con bằng tình yêu của mình, Chúa tiếp tục nâng đỡ con. Và vì thế con sẽ lao vào vòng tay ấy”.
Bị bỏ rơi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu một câu từ trên Thánh Giá, một câu duy nhất: “Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con?” (Mt 27:46). Đây là những lời mạnh mẽ. Chúa Giêsu đã bị bị đau khổ về sự bỏ rơi của chính mình, Đấng đã bỏ chạy. Nhưng Chúa Cha vẫn ở lại đối với Người. Giờ đây, trong thẳm sâu của nỗi cô đơn, lần đầu tiên, Người đã gọi tên Ngài bằng một tên gọi thông thường “Thiên Chúa”. Và “trong một giọng lớn lao”, Người hỏi một câu hỏi “tại sao”, một chữ “tại sao” cay đắng nhất: “Tại sao Ngài cũng bỏ con nữa?”. Những lời này thật ra là những lời trong một Thánh Vịnh (cf. 22.2); chúng kể cho chúng ta nghe rằng Chúa Giêsu cũng mang kinh nghiệm của sự cô đơn tuyệt vọng vào lời cầu của mình. Nhưng việc ấy còn lưu lại rằng chính Người đã cảm nghiệm sự cô đơn ấy: Người đã trải nghiệm một sự bỏ rơi kinh khủng nhất, điều mà Tin Mừng làm chứng bằng cách trích dẫn lời của chính Người.
Tại sao những việc đó đã xảy ra? Một lần nữa, nó được thực hiện vì chúng ta, để phục vụ chúng ta. Nhờ đó, khi chúng ta đối diện với thử thách, khi chúng ta thấy mình cùng đường, không ánh sáng và không lối thoát, khi mà xem như chính Thiên Chúa cũng không đáp lại lời cầu, chúng ta có thể nhớ ra rằng chúng ta không cô đơn. Chúa Giêsu đã trả qua kinh nghiệm hoàn toàn bị bỏ rơi trong trạng thái mà Người chưa hề kinh nghiệm trước đó, để trở nên một với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Người đã làm vậy cho cha, cho anh chị em, và cho mọi người chúng ta. Người đã làm thế để nói với chúng ta: “Đừng sợ, các con không lẻ loi. Cha đã trải nghiệm tất cả những nỗi cô đơn của chúng con để gần gũi với chúng con hơn bao giờ hết”. Điều này là tác động nối dài tới những gì Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta; Người đã xuống tận vực thẳm của những đắng cay nhất của chúng ta, đạt tới cao điểm đớn đau trong phản bội và bỏ rơi.
Hôm nay, trong bi kịch của cơn dịch tễ, trên khuôn mặt của những trạng thái an toàn thiếu sót mà giờ đây đã bị vụn vỡ, trên khuôn mặt của nhiều niềm hy vọng đã bị bội phản, trong ý nghĩa của bỏ rơi đang đè nặng trong trái tim chúng ta, Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta: “Can đảm lên, hãy mở rộng trái tim của chúng con cho tình yêu Cha. Các con sẽ cảm thấy sự an ủi của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ các con.”
Anh chị em thân mến, chúng ta có thể làm gì để so sánh với Thiên Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta đến bị phản bội và bỏ rơi?
Chúng ta có thể từ bỏ sự bội phản Đấng bởi Ngài mà chúng ta được tạo dựng, và đừng bỏ rơi những gì chính đáng trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta được đặt vào thế giới này để yêu mến Ngài và yêu thương anh chị ẹm láng giềng.
Tất cả mọi cái khác sẽ qua đi, chỉ duy điều này là tồn tại. Cơn khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua ở thời điểm này dạy chúng ta hãy phải coi trọng những gì là hệ trọng, và không được coi nhẹ điều này, để tái khám phá ra rằng đời sống sẽ vô giá trị nếu nó không được dùng để phục vụ người khác. Vì đời sống được định giá bằng tình yêu.
Vì thế, trong những ngày thánh này, trong nhà của chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng Bị Đóng Đinh – nhìn lên Đấng Chịu Đóng Đinh! – đo lường đầy đủ nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và trước Thiên Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta đến hy sinh mạng sống mình, và – hướng tầm nhìn của chúng ta vào Đấng Chịu Đóng Đinh – chúng ta hãy xin cho được ơn sống để phục vụ.
Ước gì chúng ta vươn tới những người đang đau khổ, và những ai đang cần sự giúp đỡ. Ước gì chúng ta không quan tâm đến những gì mình mất mát, nhưng những gì tốt chúng ta có thể làm cho người khác.
Này đây tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ. Chúa Cha, Đấng đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người cũng nâng đỡ chúng ta trong những nhiệt tâm để phục vụ.
Yêu thương, cầu nguyện, tha thứ, săn sóc người khác, trong gia đình và ngoài xã hội: tất cả những việc này có thể chắc chắn là khó khăn. Nó có thể cảm thấy giống như con đường thánh giá (via crucis).
Nhưng con đường phục vụ là con đường chiến thắng và đem lại sự sống, nhờ đó mà chúng ta được cứu độ. Cha muốn nói điều này một cách đặc biệt với giới trẻ, vào Ngày này nó được dành riêng cho họ từ ba mươi lăm năm.
Các con thân mến, hãy nhìn vào những vị anh hùng thật sự, họ đã đến để chiếu sáng những ngày này: Họ không phải là những người nổi tiếng, giầu có và thành đạt; nhưng hơn thế, họ là những người đã hy sinh chính bản thân để phục vụ những người khác.
Hãy cảm thấy như chính các con đã được mời gọi để đặt đời sống các con trên con đường phục vụ.
Đừng sợ tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân; nó được đáp lại! Vì đời sống là một hồng ân chúng ta nhận chỉ khi chúng ta trao đi, và trong niềm vui sâu thẳm nhất đến từ việc nói có đối với tình yêu, mà không có những chữ “nếu”, “nhưng”. Để nói có một cách thành thật với tình yêu, mà không có những chữ nếu và chữ nhưng. Như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ