Thưa các bạn, sự hiệp thông nào theo lẽ tự nhiên cũng đem lại hiệu quả, hiệu lực của nó, mà người ta gọi là “ đoàn kết”. Đến dộ, người ta nói :” Đoàn kết là sức mạnh”.Ai không hiểu điều nầy , sẽ không lớn nổi thành người.
Từ đó, người ta suy ra: “chia rẻ là chết.” Nếu gia đình chia rẻ, sẽ nát tan, vì bản chất “gia đình” là gắn kết, là vững bền , là sức mạnh. Phá hoại hạnh phúc gia đình là làm cho gia đình ấy chia rẻ. Chia rẻ là ly tán, là hành động ác nhân. Vì, chia rẻ là “ bẻ gãy”, như ngụ ngôn “ bó đũa”. Vậy, hiệp thông là duy nhất.
Gia đình là hai cá thể đầu tiên, bắt đầu cho một cộng đoàn. Gia đình nhân loại đầu tiên cũng bắt đầu từ hai cá thể. Hai cá thể ấy được định cư trên mặt đất đầy ân huệ bởi Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành nên sự hữu hình.
Nhưng, sự chia rẻ, sự ly gián, sự ganh ghét của loài “phản nghịch” Thiên Chúa, là loài thọ tạo vô hình. Làm cho sự chia rẻ giữa tình thương và sự phản nghich, sự ganh ghét và hãm hại, phải phan rẽ. Từ đó, tạo ra sự chia ly mối hiệp thông giữa tình yêu và thù hận, giữa chết chóc và trường sinh, giữa hữu hạn và siêu nhiên.
Như thế, hệ quả của chia rẻ là đau khổ, chết chóc, thù hận và bị diệt vong. Hai cá thể ấy bị cắt đứt sự hiệp thông giữa nguồn sống vô biên , vĩnh cửu, để mang lấy án phạt bất tuân, là sự dữ và sự chết. Như một nguồn ánh sáng bị cắt nguồn, thì trở nên tối tăm. Chân lý ánh sáng từ Thiên Chúa, dù là ánh sánh nhân tạo cũng bắt nguồn từ thiên nhiên, thiên nhiên do sự tạo thành của siêu nhiên mà có.
Nên chi, sự sống nguyên tuyền đầu tiên bị cúp, hai cá thể ấy phải sống cảnh tối tăm và đón lấy sự chết. Vâng, đó là sự tội đầu tiên, hình thành nên một gia đình nhân loại bởi sự dữ và sự chết.Lúc đầu, không có trần gian, lúc đầu là địa đàng, địa đàng là gia đình được Thiên Chúa tạo dựng, địa đàng là ân sủng hữu hình được Thiên Chúa tạo thành gọi là sự sống tự nhiên, sự sống tự nhiên do sự sống siêu nhiên cấu thành, tạo dựng, vâng, đó là : Tình yêu bởi Thiên Chúa, đó là chân lý, và chân lý duy nhất bởi tình yêu mặc khải, tức mở ra cho phàm nhân thọ tạo gọi là tình yêu.
Vâng, chân lý và tình yêu là như vậy, được gọi là Thiên Chúa, Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành bởi sự yêu thương, không có ghen ghét, là cùng đích của sự thật, nên gọi “THIÊN CHÚA LÀ CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU” , là như vậy.
Tất cả mọi vật đều có sở hữu, tức có sự tạo thành, nghĩa là mọi tạo vật đều có chủ. Nhưng, Ông Chủ duy nhất tạo dựng được muôn loài, đó là THIÊN CHÚA, Thiên Chúa là Ông Chủ trời đất vạn vật, là Ông Chủ đích thật, đó là chân lý.
Chân lý duy nhất không có hai chân lý, chân lý ấy được căn cứ vào tình thương của Thiên Chúa, chân lý ấy là tình thương hằng hữu và tình thương hằng hữu ấy là chân lý.
Vâng, đó là giai đoạn thứ nhất.
Sau khi cộng đoàn gia đình đầu tiên “ phản ngịch “ Thiên Chúa, Thiên Chúa không trừng phạt bằng cách giết chết, dù chân lý hiển nhiên là sự phản nghịch, nhưng, vì tình yêu , Thiên Chúa không hủy diệt gia đình ấy. Hai cá thể ấy phải “lầm lũi” bước đi ra khỏi Nhan Thánh của tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa cũng “xốn xang”, “hụt hẫng”, cũng “buồn bã”, cũng” u sầu”, “ thương nhớ ”, vì bản chất tình yêu đích thật là như vậy. Cảm xúc tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu đích thật, vì thế cảm xúc tình cảm chân thật của một người được bắt nguồn từ tình yêu như Thiên Chúa, vì , đặc tính tình yêu là phát xuất từ Thiên Chúa chứ không phải của con người. Chúng ta đừng tưởng tình yêu là của con người.Vì tình yêu là ở nơi Thiên Chúa, chứ không ở nơi bất cứ đối tượng nào khác.Vì sao, chúng ta xác tín điều ấy? Thưa, vì sự ghen ghét, tranh chấp, hận thù ở nơi satan . Vì, satan là sự phản nghịch tình yêu và chân lý của Thiên Chúa.
Vì thế, tình yêu là bản chất hy sinh, nếu thiếu yếu tố nầy, tình yêu mất đi hương vị chính cúa nó, vì tình yêu là làm cho tha nhân được sống. Vì thế, Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu ấy qua Con Một của Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa. Vì động cơ yêu thương loài thụ tạo bất trung , phản nghịch, Thiên Chúa đã thể hiện một Giao Ứơc Mới, chính Người đã thể hiện, trở nên hiện thân của tình yêu do Giao Ứơc Cũ bị phá vỡ.
Người Con Một ấy đã thực thi Lời Hứa Cứu Độ cho cộng đoàn nhân loại, tức Người thiết lập một gia đình mới, là cộng đoàn hiệp nhất yêu thương.Gia đình nhân loại mới là một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, nhờ Máu Cứu Độ của Người.
Bản chất tình yêu không phải của hai cá thể nam nữ, mà là nơi Thiên Chúa. Từ đó, đặc tính tình yêu là sự sống và sống vĩnh cửu, chứ không phải chết như satan, vì, sự phản nghịch là sự chết, chứ không phải sự sống.
Chúng ta thấy, ngày xưa vua chúa trần gian, không bao giờ tha thứ cho kẻ phản nghịch, vì tội phản nghịch rất nặng, vì vậy có câu :” Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.” là như vậy. Từ đó, đạo hiếu quân thần, vua tôi, cha con, thầy trò rất nghiêm khắc.Xã hội phong kiến cũng có những mặt tích cực của nó, Tuy nhiên cũng là những quy định của phàm nhân, thiếu đi lòng nhân từ, thương xót, tha thứ của Thiên Chúa.
Từ đó suy ra, chúng ta thấy, vì yêu thương cộng đồng nhân loại tội lỗi, Thiên Chúa muốn cứu chuộc họ, Người đã “ từ Trời xuống thế”, một hành động, một nghĩa cử độc đáo, duy nhất, có một không hai, độc nhất vô song, để tha thứ cho sự phản nghịch, Thiên Chúa không chỉ ở trên tầng Trời phán xuống. Nhưng, Người đã hành động một nghĩa cử yêu thương, để phơi bày trọn vẹn sự viên mãn của tình yêu tự hiến.
Vì, bản chất của tình yêu là tự hiến và trao ban, Đức Kitô đã chu toàn trọn vẹn cho chúng ta.Từ đó, Người đưa chúng ta trở về tình trạng nguyên tuyền thuở ban đầu lưu luyến, nhớ nhung của đặc tính tình yêu.
Tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu – Kitô tự hiến và trao ban cho nhân loại, biểu lộ rõ ràng trên cây Thánh giá, một dấu chỉ mà thế lực phản nghịch ngỡ ngàng và giận dữ. Vì thế, nó tiếp tục quấy nhiễu nhân loại, những ai mà trung tín với Thiên Chúa.
Muốn có hiệp nhất, phải có sự bình an, Đức Giêsu- Kitô đã để lại cho chúng ta một sự bình an đích thực từ Chúa mỗi ngày trong Thánh Lễ. “Thầy để lại cho chúng con bình an của Thầy…” . Bình an là gia sản Người đã để lại cho chúng ta. Nếu có bình an của Đức Ki-tô, chúng ta có tất cả.
Theo đó, chủ đề Lời Chúa hôm nay (Mt 18, 15-20) có ba phần :
- Sửa lỗi tha nhân : Dựa vào Lời Chúa hôm nay
- Chúa Giêsu trao quyền cho Hội Thánh: Chúng ta thấy ý nghĩa “Hội Thánh” là như vậy. Hiệp thông và chia sẻ.
- Hiệp thông cầu nguyện : Đặc tinh của Hội Thánh. Hiệp thông và chia sẻ là “HỘI THÁNH CÔNG GIÁO”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết sửa lỗi kẻ có lỗi, biết thương người phải thương, biết kính người phải kính theo tinh thần hiệp thông là tinh thần Hội Thánh. Xin cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, hầu mưu ích cho tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu – Kitô ./. Amen
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến