Khôn Ngoan Là Chân Lý và Tình Yêu

Thưa quý vị, tục ngữ ca dao Việt Nam có câu : “Khôn ngoan cũng chỉ đàn bà, dẫu rằng vụng dại nhưng là đàn ông”. Vâng, câu ca dao lục bát trên đọc lên, chúng ta hiểu là bắt nguồn từ thời đại “phong kiến” trong nam , khinh nữ.

Vâng, không sai, nhưng xét theo căn cơ, mặc nhiên cổ nhân cũng có cái lý khi phát biểu tư tưởng nầy.

Nhưng, trong xã hội, nền văn hóa nhận thức còn thấp ở xã hội Việt Nam cách đây hàng ngàn năm, tất nhiên không tránh khỏi sự lệch lạc, lạm dụng, bóp méo.

Nhưng, thật ra câu ca dao ấy phát xuất từ nguyên lý , xây dựng nền tảng gia đình, có trên có dưới, mới có thủy có chúng, có đạo đức gia đình. Vì, người đàn ông trong gia đình bao giờ và cho đến muôn đời trong trách năng nề hơn người phụ nữ. Vâng, đó là nguyên lý sáng tạo, nhưng, ý tưởng trên được áp dụng cho các “bậc” trượng phu thì vô cùng hữu ích, nhưng, được áp dụng cho những” đức ông” sáng say, chiều xỉn, tối lai rai. Thì vô cùng tai hại, vì như thế sẽ là : “ chồng chúa, vợ tôi ” chiếc nôi khóc thét.

Vâng, đây là sự thật, nhưng KHÔN NGOAN của Lời Chúa thì khác. Đó là sự khôn ngoan dựa trên : CHÂN LÝ và TÌNH YÊU .

Có lần ,Chúa Giêsu đã dạy :”Các con hãy khôn ngoan như con rắn, nhưng, hiền lành như chim bồ câu” (Mt 10 , 16)

Vâng, rõ ràng, dây là một hình ảnh triết lý của sự khôn ngoan. Vì, rắn và bồ câu đều “nhu mì”, nhưng, rắn không có sự ” hiền lành “, chỉ có sự mềm mòng, nhưng, bồ câu có cả hai. Tại sao Chúa Giêsu dùng hình ảnh cả hai, bởi vì, có rắn tuy không hiền lành , đơn sơ, nhưng , rắn có sự “nhu mì” đến khôn khéo, dẫn đến rắn có sự can đảm, tức khôn ngoan. Ngược lại, chim bồ câu có sự hiền lành, đơn sơ, nhưng nhát đảm, động đến là vỗ cánh bay đi, mặc nhiên thiếu sự “khôn ngoan”. Vâng, người Tông đồ đích thực phải là người có “hai “đặc tính ấy, nếu không, không thể gieo Lời Chúa được.

Như vậy, : “Khôn ngoan như rắn, và hiền lành như chim bồ câu”, đó là ”CHÂN LÝ và TÌNH YÊU “. Vì, chỉ có tình yêu không thôi, thì không có sự sáng suốt, không sáng suốt tất không có can đảm, không có can đảm, mặc nhiên sự sợ hãi xâm chiếm.

Sự sợ hãi xâm chiếm, mặc nhiên không có lý trí, sẽ vỗ cánh bay đi. Còn, nếu như có chân lý, thì mặc nhiên có sự can đảm, có can đảm , thì có bình an, vì lý trí là ánh sáng chân thật, gọi là chân lý, vì được bắt nguồn từ Thiên Chúa.

Theo đó, sự KHÔN NGOAN đích thực từ Thiên Chúa phải có hai yếu tố nêu trên. Đó là Chân Lý và Tình Yêu.

Vâng, dường như chưa dẫn vào chủ đề lời Chúa hôm nay (lạc đề) phải không, thưa quý vị ? Thưa không, vì điều nầy dẫn chứng cho nguồn gốc của sự “ khôn ngoan”, mà khởi đi từ bài đọc I hôm nay ( 1 V 3, 5. 7-12),  Vua Salomon được mệnh danh là vị vua khôn ngoan nhất, vì ngài đã cầu xin sự, ơn  “khôn ngoan”, tức cầu xin chính Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là ”Thần “  Chân lý và Tình Yêu.

Ơn khôn ngoan chính là tình yêu và ơn cứu độ bởi Thiên Chúa, tiếp đến “KHÔN NGOAN “là một kho tàng dẫn chứng Thánh Kinh, là một cuốn sách triết ly tuyệt vời của người Israel.

Trở lại Ba Dụ Ngôn Tin Mừng hôm nay (Mt 13, 44 -52), chúng ta thấy Nước Trời là một sự “khôn ngoan”. Người tìm thấy Nước Trời , để mua lấy Nước Trời là hành động khôn ngoan.

-Dụ ngôn : Thửa ruộng tốt

– Dụ ngôn : Viên ngọc quý

– Dụ ngôn : Chiếc lưới cá

Riêng Dụ ngôn chiếc lưới cá, chúng ta thấy giống dụ ngôn cỏ lùng, dẫu lòng từ bi, nhẫn nại của Thiên Chúa bao nhiêu đi nữa, thì kết cục của “cỏ lùng “ và “cá xấu” cũng phải chịu trừng trị. Thiên Chúa là Đấng thượng trí vô song, là Đấng khôn ngoan tối thượng, vì vậy , sự công chính của Thiên Chúa vẫn phải tiêu diệt sự ác. Đó là cùng đích cảu sự khôn ngoan. Kẻ ác lúc ấy chỉ có khóc lóc và nghiến răng vì sự ác của chúng.

Thửa ruộng tốt và viên ngọc quý là thái độ “kín đáo” khi nhận ra Nước Trời, Nước Trời trước tiên phải do ơn mặc khải, sau đó khi nhận ra thì âm thầm thực hiện. Vì, khi chính bản thân chúng ta chưa sở hữu được Nước Trời thì nói không ai nghe đâu.

Nước Trời là một sự đánh đổi, từ cái chúng ta có hiện hữu để trở nên cái quý giá cho chúng ta khi nhận ra. Muốn có được Nước Trời , chúng ta phải biết “đánh đổi”, thửa ruộng tâm hồn chúng ta cằn cỗi, chúng ta phải biết thay đổi  bằng “tâm hồn” Nước trời, điều mà chúng ta phải trả giá, đó là sự hoán cải. Nếu trước đây chúng ta sống ích kỷ, độc ác, thì bấy giờ chúng ta phải thay đổi để sống tốt lành, đó là mua lấy Nước Trời.

Ba Dụ Ngôn hôm nay, hai dụ ngôn day chúng ta phải biết “thay đổi” cuộc sống, từ xấu đến tốt.

Dụ ngôn thứ ba cho chúng at biết, nếu chúng ta không thay đổi cuộc sống từ độc ác đến lương thiện, thì chúng ta như loại cá xấu, cuối cùng sẽ bị ném ra ngoài.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa  đã dạy cho chúng con Ba Dụ Ngôn của Đoạn Tin Mừng hôm nay, hầu giáo huấn cho chúng con biết hoán cải đời sống, cải tà quy chánh, để chúng con đạt đến Nước Trời, vì đó là điều khôn ngoan tuyệt đối mà Chúa muốn giáo huấn cho chúng con/. Amen

30/07/2017

P. Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts