“ Lòng con chẳng dám tự cao.
Mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi !
Vì chỉ duy một mình Chúa mà thôi
Chúa chính là Đấng hồn tôi tôn thờ ”
Vâng, đó là Lời Thánh Vịnh 130 . 1, 2 ,3
Thưa quý vị, thưa các bạn, theo con biết chắc có lẽ thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu, đã cảm nghiệm sâu sắc và thấm đẫm lời Thánh Vịnh nầy. Và, như vậy chị nên thánh cũng nhờ câu Thánh Vịnh nầy chăng!? Vì, “ Tôi cố giữ tâm hồn. Không xao xuyến bồn chồn. Khác chi một đứa bé. Ngồi trong lòng mẹ luôn. Đứa bé sống làm sao. Hồn tôi cũng như vậy. Bây giờ và cho đến đời đời. Hồn tôi trông cậy chỉ duy một mình Chúa. ” ( Tv 130 , 2-3)
Vâng, vì Lời của Thánh Vịnh 130, quả thật nhẹ nhàng và thanh thoát như vậy, nên thánh nữ Teresa Hài Đồng thật nhẹ nhàng, bay bổng, để chị có thể trở thành một vị thánh “ NHỎ ” như vậy trong lòng Thiên Chúa.
Thánh Vịnh 130 là đoạn Thánh Vịnh ngắn nhất, nhưng nói về sự khiêm nhường cách đầy đủ nhất.
Vâng, tất cả mọi hình thức đều qua đi, nghĩa là đều giả trá, chỉ duy có một mình Thiên Chúa mới tựa “ núi đá” vững bền cho chúng ta tựa nương.
Tin Mừng hôm nay, ( Mt 23, 1 -12) Chúa Giêsu cho chúng ta chân lý đó.
Theo đó, Lời Chúa hôm nay có thể có hai ý chính:
– Thứ nhất : Chúa Giêsu lên án những người biệt phái Phariseu ( câu 2 – 7)
– Thứ hai : Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng theo cách giả hình của họ. ( câu 8 -12)
Chúng ta thấy , phần thứ nhất và phần thứ hai “tương phản” nhau rõ rệt, phần thứ nhất, Chúa Giêsu chỉ rõ những hành vi “tự đắc” của những “ráp-bi” Dothai, họ thích khoe khoang, và mang tính cao ngạo, đức tính nầy hình như không chỉ riêng những” ráp -bi” Dothai, mà dường như là nhân tính phàm nhân khi hấp thụ một “dạo đức” xã hội. Từ đó, chúng ta thấy con người nhân thế khi có của, có tiền, có địa vị xã hội, hoặc học thức thường xem thường đồng loại của mình.
Chẳng thế mà trong nhiều xã hội , sau Công Nguyên trở đi, thường phân biệt giai cấp, từ đó, nạn cộng sản nổi lên, đầu tiên ở Nga. Người ta muốn đánh đổ Sa Hoàng, tức Nga Hoàng, là triều đại phong kiến của Nước Nga, rồi từ Châu Âu. Sau đó lan sang các nước Châu Á, rồi đến việt Nam. Tình trạng nầy, trước năm 1945, tại Việt Nam không phải không có, tâm tính của người giàu có , quan lại Bắc Việt phong kiến, cùng với sự lạc hậu của Đất Nước chưa phát triển, người nghèo, giới lao động, người làm thuê, thợ thuyền, nhất là ở vùng nông thôn Bắc Việt, giới chủ cả cộng với giới quan lại cũng tạo nên cho người nông thôn Bắc Việt một thời gian cơ cực thật khắc nghiệt.
Từ đó, cộng sản xuất hiện dưới vỏ bọc là “cách mạng” , là “ giải phóng” khỏi nô dịch áp bức. Nhưng , thực chất chín năm sau, 1954, một số lượng lớn gần hai triệu đồng bào Bắc Việt phải dư cư, tìm đường sống nơi Miền Nam.
Đọc lại lích sử Miền Bắc, chúng ta thấy “nhân tính” nơi những người có tiền, có quyền đều có tính “tự cao”, “tự đại”, cá tính người Miền Bắc Việt Nam, nếu không có Đức Tin Công giáo, thì thường là “kẻ cả” chứ chẳng chơi.
Vâng, chúng ta thấy, Lời Chúa Giêsu không phải chỉ lên án những thái độ, hành động, cử chỉ, tâm tính của người Pharisieu, mà còn là “LỜI HẰNG SỐNG” , bởi vì Lời Chúa không bị giới hạn theo không gian và thời gian, mà là LỜI CHÂN LÝ.
Tâm tính “pharisieu” không chỉ ở những người Biệt Phái, mà là ở con người nhân thế mọi thời đại. Kể cả người nghèo và người giàu, người lao động bình dân hay tri thức. Trong cá tính con người đều có tính “Biệt phái”, dù là Quốc Gia nào, dân tộc nào, chúng ta đừng tường chỉ có dân tộc Dothai. Ngay cả người Kitô Hữu ngày nay vẫn có “tâm tính Pharisieu”.
Ví vậy, người bước theo Đức Kitô- Giêsu là người phải tự hạ, nghĩa là “loai bỏ” tâm tính Pharisiêu” ra khỏi tính cánh của chúng ta. Như thế, chúng ta mời bước theo Đức Kitô trên mọi nẻo đường đời.
– Phần thứ hai : Khiêm tốn tự hạ
Thánh Martin de Poress, là vị thánh khiêm nhường, bởi vì câu Lời Chúa ( Mt 23, 12) là câu Lời Cháu, mà thánh nhân đã sống triệt để. “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên. Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống “.
Vâng, câu Lời Chúa nầy là “ câu triết lỳ sống của đời người Kitô hữu”, nhưng tiếc thay , nhân thế chưa áp dụng đủ. Người nghèo, hay giàu, nhưng là người Bắc Việt, dù là người công giáo, họ vẫn chưa sống triệt để câu Lời Chúa trên. Điều nầy, cá nhân con đã từng gặp, từng biết , từng có kinh nghiệm. Mong sao, người Công giáo Việt Nam, nhất là Miền Bắc, cố gắng thực thi câu Lời Chúa hôm nay. Mong thay !
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại, nên Người đã tự hạ mình, vâng Lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập giá. Xin cho những ai xưng mình là Kitô Hữu, biết nhận ra chân lý tình yêu là chính Chúa mà noi theo hầu mưu ích cho chính bản thân họ và làm vinh danh Chúa, là sự tự hạ và được tôn vinh. Amen
05/11/2017
P.Trần Đình Phan Tiến